3.1.3.1. Số lượng và phân bố hộ nghèo trên địa bàn huyện Minh Hóa
Là huyện miền núi, mặc dù trong những năm qua nhận rất nhiều sự hỗ trợ của tỉnh và trung ƣơng nhƣng tỷ lệ hộ nghèo còn cao, việc XĐGN chƣa bền vững, nhiều hộ thoát nghèo sau đó lại tái nghèo.
Bảng 3.4. Số lƣợng và phân bố hộ nghèo huyện Minh Hóa
Stt Xã, thị trấn Tổng số hộ Trong đó hộ nghèo Số hộ Tỷ lệ (%) Hộ nghèo là DTTS 1 Hồng Hoá 794 414 52.14 142 2 Yên Hoá 986 362 36.71 98 3 Xuân Hoá 676 109 16.12 78 4 TT Quy Đạt 1,738 124 7.13 11 5 Quy Hoá 312 27 8.65 65 6 Minh Hoá 872 310 35.55 92 7 Tân Hoá 664 322 48.49 102 8 Trung Hoá 1,325 247 18.64 187 9 Thƣợng Hoá 737 374 50.75 143 10 Hoá Sơn 377 150 39.79 109 11 Hoá Hợp 889 204 22.95 94 12 Hoá Phúc 143 49 34.27 31
13 Hoá Tiến 690 213 30.87 147
14 Hoá Thanh 328 94 28.66 21
15 Trọng Hoá 759 642 84.58 517
16 Dân Hoá 790 693 87.72 634
Tổng cộng 12.080 4.334 35,88 2.471
Nguồn: Phòng LĐ – TBXH huyện Minh Hóa
Tổng số hộ nghèo trên địa bàn huyện là 4.334 hộ, chiếm 35,88% tổng số hộ, trong đó hộ nghèo là hộ DTTS là 2.471 hộ, chiếm 20,45% tổng số hộ và 57,01% số hộ nghèo trên địa bàn huyện.
Tính đến cuối năm 2013, toàn huyện có 4.334 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 35,88% trong tổng số hộ. Số liệu cho thấy, kể từ năm 2007 đến năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo trên toàn huyện giảm 19,72%, bình quân giảm mỗi năm giảm 2,81% trong khi chỉ tiêu đặt ra là giảm 3,25% hàng năm. Ba trong tổng số 16 xã, thị trấn có tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 50% trong tổng số hộ ở địa bàn xã, thị trấn, bao gồm: Dân Hóa, Trọng Hóa,Thƣợng Hóa. Có sự chênh lệch về tỷ lệ hộ nghèo giữa các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Tỷ lệ hộ nghèo ngƣời dân tộc thiểu số rất cao, chiếm trên 85% trong tổng số hộ ngƣời dân tộc và chiếm 40% trong tổng số hộ nghèo toàn huyện. Hai xã Dân Hóa và Trọng Hóa có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện: 50,12% và 84,58%.
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2000 – 2013
69.05 55.6 47,17 35,88 0 10 20 30 40 50 60 70 80 2000 2007 2010 2013 Năm Tỷ lệ (%)
3.1.3.2. Đặc điểm và nguyên nhân nghèo tại huyện Minh Hóa
Mỗi vùng có điều kiện KT -XH khác nhau nên các nguyên nhân dẫn đến nghèo cũng khác nhau . Để tiến hành đánh giá nguyên nhân nghèo và chính sách hỗ trợ tín dụng hộ nghèo đã thực hiện trên địa bàn huyện Minh Hóa, tác giả đã tiến hành phỏng vấn điều tra mẫu hộ nghèo theo danh sách công bố của các xã và kết quả nhƣ sau:
Những đặc điểm về hộ nghèo :
- Những xã có đông đồng bào DTTS sinh sống thì số hộ nghèo cao. - Hộ nghèo tập trung vào các gia đình đông con.
- Hộ nghèo do có anh chị dòng họ đều nghèo nên không có sự hỗ trợ của bên ngoài. - Thiếu phƣơng tiện giải trí (tivi, báo chí, đài…) nên hiểu biết, nắm bắt thông tin kém.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo, kết quả rà soát hộ nghèo trên địa bàn huyện Minh Hóa trong năm 2013 đƣợc tiến hành bởi phòng Lao động – Thƣơng binh Xã hội huyện Minh Hóa để có các chính sách phù hợp nhằm thực hiện các chƣơng trình mục tiêu XĐGN.
Bảng 3.5. Nguyên nhân dẫn đến nghèo tại huyện Minh Hóa
Stt Nguyên nhân nghèo Số hộ Tỷ lệ (%)
1 Thiếu vốn 2.012 46,42
2 Thiếu đất 452 10,42
3 Thiếu lao động 687 15,58
4 Thiếu kinh nghiệm 1.906 43,97
5 Bệnh tật 412 9,5
6 Rủi ro 1.026 23,67
7 Đông con 641 14,79
Nguồn: Báo cáo rà soát hộ nghèo của huyện Minh Hóa (2013)
Qua bảng 3.5 cho thấy nguyên nhân đói nghèo tại huyện chủ yếu là do thiếu vốn để đầu tƣ sản xuất với 2012 hộ, chiếm 46,42%. Mặc dù những năm qua chính
quyền địa phƣơng đã phối hợp với các cơ quan chức năng hỗ trợ vốn cho nhân dân địa phƣơng nhƣng do lƣợng vốn ít, mức hỗ trợ bình quân một hộ thấp nên vốn vẫn thiếu trong khi giá cả các sản phẩm đầu vào cho sản xuất tăng cao theo hằng năm. Tiếp đến là thiếu kinh nghiệm sản xuất và rủi ro lần lƣợt chiếm 43,97%, 23,67%. Do trình độ có hạn nên thông qua các buổi tập huấn của các cấp chính quyền chƣa mạng lại hiệu quả cao, chƣa áp dụng vào thực tế một cách triệt để nên kinh nghiệm trong sản xuất vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, dân số ngày càng tăng trong khi quỹ đất hạn hẹp, đất sản xuất đƣợc chia ra từng hộ gia đình mới tách nên đất đai manh mún. Một nguyên nhân đáng chú ý là do rủi ro vì những năm vừa qua thời tiết bất thƣờng, bão lớn, lũ lụt nhiều dịch bệnh lang rộng dẫn đến thiệt hại rất lớn cho gia súc và hoa màu của nông dân trên huyện nói chung và hộ nghèo nói riêng.
3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ tín dụng hộ nghèo trên địa bàn huyện Minh Hóa
Kể từ 01/07/1990, sau hơn 24 năm tái thành lập và thực hiện công cuộc đổi mới, tình hình kinh tế -xã hội nói chung và bộ mặt nông thôn miền núi của huyện Minh Hóa đã có nhiều đổi thay, đời sống đồng bào từng bƣớc đƣợc nâng lên. Tuy vậy, Minh Hóa vẫn là một huyện nghèo, hơn một nửa số hộ vẫn trong tình trạng nghèo đói với tỷ lệ hộ nghèo là 35,88% vào năm 2013. Thực trạng nghèo đói ở huyện Minh Hóa là do nhiều nguyên nhân, kể cả chủ quan và khách quan.
Bƣớc vào thời kỳ đầu thực hiện kế hoạch 5 năm (2010-2015) Chính Phủ có nhiều chính sách ƣu tiên phát triển vùng miền núi nhƣ: Chính phủ đã ban hành Nghị quyết Số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27 tháng 12 năm 2008 về Chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, chƣơng trình 135 giai đoạn 3, đề án đào tạo nghề nông thôn, chƣơng trình mục tiêu phát triển y tế, giáo dục …
Tài nguyên đất phong phú, tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp đa dạng, tạo ra sản phẩm có lợi thế cạnh tranh; có nhiều nguồn tài nguyên quý nhƣ đá vôi, khoáng sản; có nguồn nguyên liệu nông lâm nghiệp dồi dào phục vụ cho công nghiệp chế biến.
Trong những năm vừa qua, tình hình KT -XH của huyện ổn định và phát triển, đặc biệt là trong giai đoạn 2007 - 2013 đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc ở các lĩnh vực kinh tế- văn hóa xã hội, an ninh - quốc phòng… đó là nền tảng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các năm tiếp theo.
Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố thuận lợi đó, huyện cũng gặp không ít khó khăn nhƣ:
- Minh Hóa là huyện miền núi nghèo so với mặt bằng chung của cả tỉnh. Kết cấu hạ tầng tuy đƣợc đầu tƣ, nhƣng chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển. Tích luỹ nội bộ nền kinh tế thấp, nguồn lực cho đầu tƣ phát triển và xây dựng kết cấu hạ tầng còn hạn chế.
- Sự phối hợp các cấp chính quyền địa phƣơng trong việc thực hiện các chính sách nhằm phát triển kinh tế, XĐGN chƣa đồng bộ, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhiều hộ thoát nghèo nhƣng chƣa bền vững, tái nghèo nhanh.
- Trình độ nhận thức một số bộ phận nhân dân còn thấp, khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế; quy mô sản xuất nhỏ, khả năng cạnh tranh các sản phẩm chƣa cao, chƣa tƣơng xứng với yêu cầu phát triển, đặc biệt là trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, chƣa phát huy hết lợi thế các lĩnh vực mà huyện có lợi thế nhƣ chế biến lâm sản, du lịch, phát triển và lai hóa đàn bò.
- Thiên tai, dịch bệnh diễn biến bất thƣờng, gây nhiều tác hại đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.
3.2. Kết quả thực hiện tín dụng hộ nghèo tại huyện Minh Hóa
Xác định vai trò cần thiết trong quan của tín dụng ngân hàng trong công cuộc XĐGN, là một trong những chƣơng trình Quốc gia trong sự nghiệp xây dựng dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Kết hợp với thực tiễn kinh nghiệm 10 năm đổi mới, một yêu cầu thực tiễn khách quan cần phải có một tổ chức tín dụng Nhà nƣớc, cùng với hệ thống chính sách phù hợp để hỗ trợ tài chính đối với hộ nghèo thiếu vốn sản xuất. Chính vì thế, theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam; Bộ trƣởng Bộ Tài chính; Bộ trƣởng Bộ Nội vụ; Bộ
trƣởng, Chủ nhiệm văn phòng chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 về việc thành lập NHCSXH để thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Ngƣời nghèo đƣợc thành lập theo quyết định số 230/QĐ-NH ngày 01/9/1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.
NHCSXH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện chính sách ƣu đãi đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác, có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Mô hình tổ chức của NHCSXH đƣợc quy định gồm hai thành phần chính đó là HĐQT (bao gồm các Ban đại diện HĐQT các tỉnh, quận (huyện) và Ban điều hành tác nghiệp.
Ngày 10/05/2003 HĐQT NHCSXH Trung ƣơng quyết định số 517/QĐ- HĐQT về việc thành lập phòng giao dịch NHCSXH huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình Với vai trò của mình, phòng giao dịch NHCSXH huyện Minh Hóa đã tiến hành cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác trên địa bàn huyện, đáp ứng yêu cầu vốn để đầu tƣ sản xuất, góp phần trong công cuộc XĐGN tại địa phƣơng.
3.2.1. Huy động vốn
Theo Nghị định 78/NĐ-CP thì nguồn vốn của Ngân hàng bao gồm các nguồn: Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nƣớc; vốn huy động; vốn đi vay; vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nƣớc; vốn nhận uỷ thác cho vay ƣu đãi của chính quyền địa phƣơng, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nƣớc; các nguồn vốn khác.
Trong những năm qua việc huy động nguồn vốn trên địa bàn gặp nhiều khó khăn do huy động lãi suất thấp hơn lãi suất huy động của ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn, không đủ nguồn lực để huy động….. Vì vậy nguồn vốn cho vay của phòng giao dịch NHCSXH huyện Minh Hóa chủ yếu là nguồn vốn do ngân sách Nhà nƣớc cấp còn huy động trong cộng đồng dân cƣ và các tổ chức khác rất ít.
Nguồn vốn Ngân sách cấp chủ yếu đƣợc chính phủ vay vốn từ các Ngân hàng thƣơng mại, vay nƣớc ngoài, vốn nhận ủy thác.
Bảng 3.6. Nguồn vốn của phòng giao dịch NHCSXH huyện Minh Hóa đến 31/12 hằng năm
Năm
Nguồn vốn do NHCSXH TW chuyển về
Nguồn vốn huy động trên địa bàn huyện Số tiền (triệu đồng) Tăng (+), giảm (-) so với năm trƣớc (%) Số tiền (triệu đồng) Tăng (+), giảm (-) so với năm trƣớc (%) 2007 33.270 27,3 824 60,9 2008 53.432 60,6 678 -17,7 2009 71.039 33,0 649 -4,3 2010 106.611 50,1 640 -1,4 2011 112.353 5,4 550 -14,1
Nguồn: Phòng giao dịch NHCSXH huyện Minh Hóa
3.2.2. Kết quả cho vay hộ nghèo
Trong 11 năm qua với việc ra đời của NHCSXH, hộ nghèo trên địa bàn huyện đã đƣợc vay vốn từ nhiều chƣơng trình cho vay khác nhau để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ học tập cho con em hộ nghèo, cải thiện điều kiện sống nhƣ là chƣơng trình cho vay hộ nghèo, cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn (HSSV), cho vay giải quyết việc làm, cho vay nƣớc sạch vệ sinh môi trƣờng, cho vay hộ nghèo về nhà ở, cho vay hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, cho vay xuất khẩu lao động.
Mỗi chƣơng trình cho vay có tác động nhất định đến đời sống của hộ nghèo. Nguồn vốn đƣợc huy động từ nhiều nguồn khác nhau để phục vụ cho các yêu cầu khác nhau nhƣ nguồn vốn cho vay HSSV để phục vụ việc học tập của con em hộ nghèo, nguồn vốn cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở nhằm thực hiện chƣơng trình nhà ở của Quốc gia.
Bảng 3.7. Dƣ nợ cho vay hộ nghèo đến 31/12 hằng năm Năm Dƣ nợ (triệu đồng) Dƣ nợ bình quân/hộ Nợ quá hạn (triệu đồng) Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 2007 40,876 12.6 1,003 2.5 2008 43,674 17.7 1,378 3.2 2009 50,564 22.3 1,219 2.4 2010 65,345 23.2 1,432 2.2 2011 76,923 26.4 1,634 2.1
Nguồn: Phòng giao dịch NHCSXH huyện Minh Hóa
Dƣ nợ từ năm 2003 đến 2005 bình quân/hộ rất thấp, từ năm 2007 đến 2013 dƣ nợ bình quân/hộ tăng lên đang kể là do nguồn vốn cho vay học sinh, sinh viên của mỗi gia đình. Tuy nhiên, dƣ nợ bình quân đối với món cho vay đầu tƣ thấp 12,3 triệu đồng/hộ, trong khi đó chi phí đầu tƣ sản xuất ngày càng tăng lên.
Tỷ lệ nợ quá hạn giảm theo từng năm do dƣ nợ tăng nhanh, tuy nhiên về số tuyệt đối thì nợ quá hạn giảm không đáng kể. Nợ quá hạn này phát sinh từ năm 1995 đến nay chƣa thu hồi vì hộ vay quá nghèo không thể thu hồi nhƣng thiếu cơ chế xử lý nợ trong các trƣờng hợp này.
3.3. Tình hình thực hiện các chính sách tín dụng hộ nghèo trên địa bàn huyện Minh Hóa Minh Hóa
3.3.1 Tình hình xác định phương thức cho vay
Phƣơng thức cho vay hộ nghèo đƣợc NHCSXH áp dụng là phƣơng thức cho vay từng lần, mỗi lần phát sinh vay thì hộ gia đình vay vốn phải làm hồ sơ theo quy định của NHCSXH.
Việc cho vay đƣợc thực hiện cho vay ủy thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội nhƣ Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Đoàn Thanh Niên, Hội Nông dân.
Hình 3.1. Quy trình cho vay ủy thác thông qua Hội đoàn thể Chú thích:
1. Hộ nghèo viết Giấy đề nghị vay vốn gửi Tổ TK và VV.
2. Tổ TK&VV bình xét hộ nghèo đƣợc vay và gửi danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn lên Ban giảm nghèo và UBND xã.
3. UBND xã xác nhận và chuyển danh sách lên ngân hàng.
4. Ngân hàng xét duyệt và thông báo danh sách các hộ đƣợc vay, lịch giải ngân, địa điểm giải ngân cho UBND xã.
5. UBND xã thông báo kết quả phê duyệt của ngân hàng đến tổ chức chính trị - xã hội.
6. Tổ chức chính trị - xã hội thông báo kết quả phê duyệt đến Tổ TK&VV 7. Tổ TK&VV thông báo cho hộ vay biết kết quả phê duyệt của ngân hàng, thông báo thời gian và địa điểm giải ngân đến các hộ đƣợc vay vốn.
8. Ngân hàng cùng Tổ TK&VV giải ngân đến từng hộ gia đình đƣợc vay vốn. Việc cho vay, thu nợ,thu lãi đƣợc tiến hành tại điểm giao dịch xã (tại UBND các xã, thị trấn) theo một ngày giao dịch nhất định đã đƣợc NHCSXH thông báo trƣớc đó.
Bảng 3.8. Dƣ nợ cho vay ủy thác hộ nghèo đến 31/12/2013 Stt Đơn vị nhận ủy thác Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ lệ
(%)
1 Hội Phụ nữ 38.932 50,6
2 Hội Nông dân 29.932 38,9
3 Hội Cựu chiến binh 7.402 9,6
4 Đoàn Thanh niên 657 0,9
Tổng cộng 76.923 100,0
Nguồn: Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Minh Hóa
Tổ tiết kiệm và vay vốn
Ngân hàng Chính sách xã
hội
Ban giảm nghèo xã, UBND xã
Tổ chức chính trị - xã hội cấp
xã Hộ nghèo
Dƣ nợ cho vay chủ yếu ủy thác qua Hội Phụ nữ chiếm 50,6% dƣ nợ, Hội