Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách hỗ trợ tín dụng cho hộ nghèo tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình (Trang 44)

Từ những kinh nghiệm của các nƣớc về cấp tín dụng ƣu đãi cho hộ nghèo, có tác dụng tham khảo trong công tác tín dụng ƣu đãi đối với hộ nghèo của Việt Nam là:

Thứ nhất, về nguồn vốn dành cho XĐGN rất lớn, duy trì liên tục trong nhiều năm; trong đó, nguồn vốn của Nhà nƣớc và nguồn vốn viện trợ của nƣớc ngoài. Nguồn vốn viện trợ nƣớc ngoài đƣợc thực hiện chủ yếu thông qua các tổ chức quốc tế, các cơ quan Liên Hiệp quốc. Nguồn vốn vay của nƣớc ngoài với lãi suất thấp hoặc không lãi, với thời gian dài. Nguồn huy động tiết kiệm trong nƣớc (tiết kiệm trong nhân dân và các tổ chức kinh tế).

Thứ hai, về thành lập Tổ vay vốn: Quy mô Tổ nên từ 30- 40 thành viên, các thành viên cùng có điều kiện kinh tế nhƣ nhau, cùng làng xóm, các thành viên vào Tổ tự nguyện, hoạt động có quy chế rõ ràng. Các Tổ viên đóng góp tiền tiết kiệm hàng tháng theo quy định về số tiền và ngày nộp, số tiền này gửi vào NHCSXH tại địa bàn. Các dịch vụ cho vay và tiết kiệm nhanh chóng đơn giản, cho phép các tổ chức cho vay gia tăng lƣợng khách hàng.

Thứ ba, về hình thức giải ngân: Giải ngân trực tiếp cho hộ vay (đại diện là chủ hộ làm hồ sơ vay vốn), số tiền vay tùy theo nhu cầu của các thành viên đăng ký, sau đó

tổ họp bình xét căn cứ vào nhu cầu vay vốn để SXKD, khả năng trả nợ của từng hộ, và có sự kiểm tra xác nhận của chính quyền phƣờng, xã.

Thứ tƣ, về quy mô cấp tín dụng: Căn cứ đầu tiên để xét duyệt mức cho vay là nhu cầu vay vốn của hộ. Nếu ngân hàng có đủ vốn và hộ vay có khả năng trả nợ thì cho vay với mức tối đa theo nhu cầu của hộ. Giải ngân một lúc cho các thành viên vay vốn.

Thứ năm, hỗ trợ vốn cho ngƣời nghèo, không phải thế chấp tài sản, thu tiền tiết kiệm, không thu bất cứ một khoản lệ phí nào ngoài lãi suất. Do vậy, cần phải có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ kênh tín dụng này, tránh tiêu cực và nâng cao hiệu quả đồng vốn.

Thứ sáu, hoạt động của ngân hàng phải công khai, minh bạch, đúng tự nguyện của hộ nghèo. Thủ tục đơn giản, phục vụ ngân hàng “tại nhà” thành viên.

CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1 Phƣơng pháp luận

Phƣơng pháp luận biện chứng duy vật là phƣơng pháp cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin đƣợc sử dụng đối với nhiều môn khoa học khác nhau. Phƣơng pháp này đòi hỏi khi xem xét các hiện tƣợng, các quá trình nghiên cứu phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, thƣờng xuyên vận động, phát triển không ngừng, chứ không phải là bất biến. Quá trình phát triển là quá trình tích lũy về lƣợng dẫn đến thay đổi về chất. Phép biện chứng duy vật coi nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Phép biện chứng duy vật cũng đòi hỏi khi xem xét các hiện tƣợng và quá trình kinh tế gắn liền với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.

Từ nội dung và yêu cầu của phƣơng pháp biện chứng duy vật, đề tài nghiên cứu các hiện tƣợng, nội dung phát triển nông nghiệp về kinh tế, xã hội và môi trƣờng, hay vấn đề xóa đói giảm nghèo, tín dụng cho ngƣời nghèo và hộ nông dân phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại, thƣờng xuyên vận động, phát triển không ngừng và trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của giai đoạn từ năm 2007-2013. Mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau ngay trong từng hiện tƣợng, nội dung và giữa các hiện tƣợng, nội dung với nhau. Cụ thể:

- Mối quan hệ giữa các nội dung, hiện tƣợng: Có hai mối quan hệ lớn giữa các nội dung, hiện tƣợng nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo bền vững gồm: Xóa đói giảm nghèo- chính sách tín dụng cho hộ nghèo- Phát triển kinh tế , xã hội – ngƣời nghèo. Hai mối quan hệ đƣợc gắn liền với nhau trong quá trình nghiên cứu, trong đó mối quan hệ xóa đói giảm nghèo- phát triển kinh tế xã hội- chính sách tín dụng- ngƣời nghèo đƣợc gắn vào trong mối quan hệ và cũng là 3 nội dung chính của xóa đói giảm nghèo là kinh tế, xã hội và ngƣời nghèo.

(2) Mối quan hệ trong từng nội dung, hiện tƣợng

Xóa đói giảm nghèo bền vững về xã hội đặc trƣng bởi tạo việc làm, nâng cao thu nhập, phát triển y tế, giáo dục, văn hóa và đảm bảo tiến bộ xã hội. Các đặc trƣng trên có mối quan hệ với nhau, cùng hỗ trợ nhau. Trong đó, tín dụng cho hộ nghèo

tạo cơ hội gia tăng việc làm dẫn đến nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, có điều kiện phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội làm nền tảng cho phát triển kinh tế nói chung tiến bộ xã hội nói riêng.

2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu và tài liệu

2.2.1. Nguồn dữ liệu và tài liệu thứ cấp

Nguồn số liệu thực hiện đề tài đƣợc thu thập từ nhiều nguồn thứ cấp khác nhau nhằm đạt đƣợc mục đích nghiên cứu. Các nguồn số liệu chủ yếu sau:

- Văn phòng UBND tỉnh, Cục thống kê tỉnh, các sở, ban ngành tỉnh Quảng Bình: Các Nghị quyết, quyết định, kế hoạch, văn bản quản lý chỉ đạo, niên giám thống kê, các báo cáo có liên quan.

- Chi cục thống kê huyện Minh Hóa: Niên giám thống kê các năm 2008- 2012, các báo cáo thống kê có liên quan.

- Văn phòng Huyện ủy Minh Hóa: Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, các văn bản, báo cáo, số liệu có liên quan.

- Văn phòng UBND huyện Minh Hóa: Các kế hoạch, báo cáo và các văn bản có liên quan.

- Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Minh Hóa: Các báo cáo, số liệu tổng hợp có liên quan.

- Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội huyện Minh Hóa: Các báo cáo, số liệu tổng hợp có liên quan.

- Phòng Tài nguyên môi trƣờng huyện Minh Hóa: Các báo cáo, số liệu tổng hợp có liên quan.

- Phòng Kinh tế hạ tầng, Văn hóa thông tin, Tài chính - Kế hoạch: Các báo cáo, số liệu tổng hợp có liên quan.

- Văn phòng UBND một số xã, thị trấn: Các báo cáo, số liệu tổng hợp có liên quan.

Nguồn dữ liệu bên ngoài: Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các thông tin thu thập đƣợc từ các sách, báo và các trang web của các hiệp hội nghề nghiệp có tƣ liệu liên quan đến công trình nghiên cứu.

2.2.2 Nguồn dữ liệu sơ cấp

Luận văn sử dụng dữ liệu sơ cấp qua việc tiến hành điều tra phỏng vấn các đối tƣợng là hộ gia đình nghèo vay vốn và cán bộ phụ trách tín dụng cho hộ nghèo. Phƣơng pháp phỏng vấn là phƣơng pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp bằng lời nói có tính đến mục đích đặt ra. Trong cuộc phỏng vấn, ngƣời phỏng vấn nêu những câu hỏi theo một chƣơng trình đƣợc định sẵn dựa trên những co sở luật số lớn của toán học.

Phƣơng pháp này dựa vào sự tiếp xúc trực tiếp giữa tác giả và đối tƣợng phỏng vấn.

Đối tƣợng phỏng vấn trong luận văn: Phó Giám đốc phụ trách tín dụng phòng giao dịch ngân hàng chính sách và xã hội huyện Minh Hóa.

Một số câu hỏi đƣợc đƣa ra trong quá trình phỏng vấn:

-Theo Ông các chính sách tín dụng hiện nay tại ngân hàng chính sách và xã hội huyện Minh Hóa có phù hợp với đối tƣợng hộ nghèo hay không?

- Với mức vay từ 10 triệu đến 30 triệu đã thích hợp chƣa và có giúp hộ nghèo thoát nghèo hay không?

- Theo Ông có nên tăng dần lãi suất tiền vay hay không?

- Với thời gian vay là 3 đến 5 năm đã đủ để hộ nghèo thực hiện các dự án chƣa? Và theo ông thời gian bao nhiêu là phù hợp?

Phƣơng pháp điều tra bằng an-két: Là phƣơng pháp dùng một hệ thống câu hỏi đƣợc chuẩn bị sẵn trên giấy theo những nội dung xác định, ngƣời đƣợc hỏi sẽ trả lời bằng cách viết trong một thời gian nhất định.Phƣơng pháp này cho phép điều tra, thăm dò ý kiến đồng loạt nhiều ngƣời, có khi cả hàng ngƣời nên thƣờng đƣợc sử dụng trong các cuộc điều tra xã hội học, trong nghiên cứu khoa học giáo dục….

Phƣơng pháp điều tra đƣợc thực hiện trong luận văn chủ yếu là thu thập số liệu tại chƣơng 4. Tác giả đã thực hiện điều tra 100 hộ có dƣ nợ tại ngân hàng chính sách xã hội trên 16 xã, thị trấn để tiên hành điểu tra các tiêu chí nhƣ:

- Mức độ phù hợp của mức vốn vay - Sự phù hợp của lãi suất cho vay - Về thời hạn cho vay

2.2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả: Phƣơng pháp này sử dụng các thông tin định lƣợng thu thập đƣợc từ các tài liệu thống kê hoặc kết quả quan sát, thực nghiệm; sau đó sắp xếp chúng lại để làm bộc lộ ra các mối liên hệ và xu thế của sự vật. Các số liệu có thể đƣợc trình bày dƣới nhiều dạng, từ thấp đến cao:(1)Những con số rời rạc; (2)Bảng số liệu; (3)Biểu đồ; (4)Đồ thị. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu ở chƣơng phân tích thực trạng.

2.2.3.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng chính cho việc nghiên cứu tổng quan tài liệu, qua đó giúp cho ngƣời nghiên cứu tìm ra khoảng trống về mặt tri thức cần nghiên cứu cho đề tài. Do vậy, phƣơng pháp này đƣợc sử dụng tập trung nhất ở chƣơng tổng quan tài liệu. Phƣơng pháp này giúp cho tác giả đề tài kế thừa và phát những kiến thức chung và nền tảng liên quan đến chủ đề nghiên cứu và từ đó giúp cho tác giả của luận văn xây dựng đƣợc khung phân tích về chính sách tín dụng cho vay hộ nghèo.

2.2.3.3. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Trừu tƣợng hóa khoa học là phƣơng pháp gạt bỏ những cái đơn giản, ngẫu nhiên, tạm thời hoặc tạm gác lại một số nhân tố tác động nào đó nhằm tách ra những cái điển hình, ổn định, vững chắc để từ đó tìm ra bản chất các hiện tƣợng và quá trình kinh tế, hình thành các phạm trù và phát hiện ra quy luật phản ánh những bản chất đó. Đây là phƣơng pháp quan trọng đƣợc sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học nói chung và đặc biệt là trong kinh tế chính trị. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng cho việc phân tích thực trạng chính sách tín dụng cho hộ nghèo

2.2.3.4 Phương pháp Lô gich và lịch sử.

Là phƣơng pháp xem xét và trình bày quá trình phát triển của hoạt động xóa đói giảm nghèo và tín dụng cho hộ nghèo theo một trình tự liên tục và nhiều mặt. Sử dụng phƣơng pháp này yêu cầu phải đảm bảo tính liên tục về thời gian, làm rỏ điều kiện và đặc điểm phát sinh, phát triển từ thấp đến cao, làm sáng tỏ các mối liên hệ đa dạng trong hoạt động xóa đói giảm nghèo và tín dụng cho hộ nghèo với các vấn đề khác liên quan đến nó. Đồng thời đặt quá trình xóa đói giảm nghèo và tín dụng cho hộ nghèo trong mối quan hệ tƣơng tác qua lại, thúc đẩy hoặc hổ trợ lẩn nhau trong quá trình phát triển. Bằng phƣơng pháp này có thể cho ta bức tranh khoa học của các hoạt động xóa đói giảm nghèo và tín dụng cho hộ nghèo tại huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình . Khi trình bày các sự việc luận văn đã chú ý đến sự vận động "logich" của hoạt động xóa đói giảm nghèo và tín dụng cho hộ nghèo, chỉ ra xu hƣớng vận động có tính chất quy luật của chúng, loại bỏ các chi tiết không cơ bản. Luận văn sử dụng phƣơng pháp loogich để xem xét, nghiên cứu ra các sự kiện lịch sử của xóa đói giảm nghèo và tín dụng cho hộ nghèo dƣới dạng tổng quát, nhằm chỉ ra bản chất, khuynh hƣớng tất yếu, quy luật vận động, nắm lấy bƣớc phát triển tất yếu, cốt lỏi. Phƣơng pháp logich sử dụng các luận điểm khoa học trong tƣ duy nhằm lý giải, đánh giá và rút ra những kết luận từ lịch sử về các hoạt động của xóa đói giảm nghèo và tín dụng cho hộ nghèo tại huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình.

2.2.3.5 Phương pháp phân tích và tổng hợp

Đề tài: Thực thi chính sách hỗ trợ tín dụng cho hộ nghèo tại huyện Minh Hóa- Quảng Bình” ” sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp là một trong những phƣơng pháp quan trọng để nghiên cứu.

Phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc

thù để tìm ra cái phổ biến. Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tƣợng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể( có lúc ngƣợc nhau) từ sự phân tích, khả năng trìu tƣợng, khái quát nắm bắt đƣợc mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lƣợng khác nhau.

Phân tích quy mô, xu hƣớng, hiệu quả tăng trƣởng kinh kinh hộ gia đình khi sử dụng vốn vay tại ngân hàng chính sách giai đoạn 2007-2013 để đánh giá đƣợc xu hƣớng chung từng nội dung, trả lời đƣợc các câu hỏi liên quan: tăng trƣởng kinh tế hộ gia đình đối cao, ổn định và hiệu quả hay không và sử dụng vốn có đúng mục đích không . Từ đó tổng hợp đƣợc thực trạng xóa đói giảm nghèo và chính sách tín dụng cho hộ nghèo tại huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn nghiên cứu.

Phân tích thực trạng tạo việc làm, tăng thu nhập của chính sách hỗ trợ tín dụng cho hộ nghèo, kết quả xóa đói giảm nghèo, phát triển y tế, giáo dục và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội huyện Minh Hóa giai đoạn 2007-2013 để đánh giá đƣợc xu hƣớng chung từng nội dung, từ đó tổng hợp đƣợc thực xóa đói giảm nghèo bền vững và phát triển kinh- xã hội của huyện Minh Hóa trong giai đoạn nghiên cứu.

Trong quá trình sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, đề tài có sử dụng các số liệu thống kê đã qua xử lý, các công thức toán học đơn giản và các biểu đồ để thấy rõ hơn đặc trƣng, xu hƣớng, quy mô, tỷ trọng... của hiện tƣợng, nội dung, vấn đề nghiên cứu.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC THI CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÍN DỤNG HỘ NGHÈO TẠI HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách hỗ trợ tín dụng hộ nghèo trên địa bàn huyện Minh Hóa.

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách hỗ trợ tín dụng cho hộ nghèo tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)