1.2.3.1. Xác định phương thức cho vay
Phƣơng thức cho vay phụ thuộc vào đối tƣợng vay vốn và thỏa thuận giữa ngƣời vay và cho vay nhƣ cho vay cho vay theo món (cho vay thông thƣờng), cho vay luân chuyển (tín dụng hạn mức) và thực hiện cho vay theo hình thức:
- Cho vay trực tiếp: Là việc ngƣời vay liên hệ trực tiếp với ngân hàng cho vay để xin vay vốn.
- Cho vay gián tiếp: Cho hộ nghèo vay thông qua các tổ chức trung gian (cho vay ủy thác).
1.2.3.2. Xác định mức vốn cho vay
Mức vốn cho vay là mức vốn tối đa mà một hộ nghèo có thể vay đƣợc qua các chƣơng trình cho vay của chƣơng trình tín dụng hộ nghèo. Mức vốn cho vay có sự ảnh hƣởng, tác động quan trọng đối với hộ nghèo. Tuy nhiên, mức vốn cho vay này phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn cho vay, việc phân bổ nguồn vốn và số hộ nghèo có nhu cầu vay vốn, mục đích sử dụng vốn....
Với các mục đích vay khác nhau thì mức cho vay/hộ cũng khác nhau, sự khác nhau này không phải do quy định mà do việc phân bổ nguồn vốn và số hộ đƣợc vay vốn.
1.2.3.3. Xác định mức lãi suất cho vay
Tiền lãi là chi phí hộ nghèo phải trả cho số tiền vay. Lãi suất là giá cả quan trọng nhất của nền kinh tế, là tín hiệu định hƣớng cho các quyết định đầu tƣ.
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về lãi suất cho vay ƣu đãi đối với hộ nghèo, chung lại có hai quan điểm:
Thứ nhất, cho vay theo lãi suất ƣu đãi đặc biệt, thấp hơn lãi suất huy động trên thị trƣờng. Quan điểm này cho rằng, hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách nói chung là có khó khăn về tài chính, đang ở những vùng, những lĩnh vực kinh tế cần đƣợc ƣu tiên đầu tƣ nên phải sử dụng công cụ lãi suất để kích thích đầu tƣ, giảm bớt khó khăn về tài chính. Do dó cho vay với lãi suất càng thấp càng tốt.
Thứ hai, cho vay theo lãi suất thị trƣờng để giúp ngƣời vay quen dần với sân chơi bình đẳng trong nền kinh tế thị trƣờng , kinh tế hàng hoá , mặt khác giúp giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà n ƣớc và đảm bảo tính bền vững cho các tổ chức tín dụng cho vay, phù hợp với xu hƣớng hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế.
Kinh nghiệm của mô hình thành công trong việc cung cấp tín dụng cho nguời nghèo ở các nƣớc trên thế giới chỉ ra rằng: Lãi suất cho vay đối với ngƣời nghèo cần đƣợc quyết định dựa trên hai nguyên tắc có liên quan mật thiết tới nhau: (i) chúng phải đƣợc thiết lập trên cơ sở lãi suất thị trƣờng nhƣ là cơ sở quan trọng nhất cho sự tồn tại của tổ chức, và (ii) chúng phải đƣợc phân loại dựa theo chi phí và các dịch vụ đƣợc cung cấp. Tất cả các tổ chức tài chính phải tự chủ đƣợc trong việc quyết định lãi suất, lãi suất không đƣợc bao cấp, nếu có hỗ trợ từ bên ngoài, tiền trợ cấp có thể đƣợc dùng vào việc đào tạo và xây dựng tổ chức, chứ không nên dùng cho bao cấp về lãi suất cho vay. Lãi suất thị trƣờng cần phải bao gồm 4 thành phần: chi phí vốn, chi phí giao dịch hay quản lý, thành phần rủi ro (dự trữ cho nợ khó đòi) và lợi nhuận dự kiến thu đƣợc.
1.2.3.4. Xác định thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian mà hộ vay nhận tiền vay cho đến khi trả hết nợ gốc và lãi cho Ngân hàng.Thời hạn vay phụ vào phƣơng án sản xuất, chu kỳ sản xuất kinh doanh, khả năng huy động vốn của ngân hàng... Thông thƣờng có 3 thời hạn cho vay là ngắn hạn (dƣới 12 tháng), trung hạn (từ 12 tháng đến 36 tháng) và dài hạn (trên 36 tháng).
1.2.3.5. Rủi ro và xử lý rủi ro
Hộ nghèo vay vốn chủ yếu đầu tƣ vào nông nghiệp là chính. Tuy nhiên, trong sản xuất nông nghiệp gặp nhiều rủi ro do phù thuộc vào thiên nhiên nên khó tránh khỏi thất bại trong đầu tƣ dẫn đến mất vốn, hộ nghèo mất khả năng trả nợ.
Rủi ro tín dụng do hai nguyên nhân:
- Nguyên nhân chủ quan: là do chủ quan của hộ vay, sử dụng vốn không đúng mục đích dẫn đến mất vốn, mất khả năng trả nợ.
- Nguyên nhân khách quan: là thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh…dẫn đến mất vốn. Việc xử lý nợ đƣợc thực hiện khi thiệt hại sảy ra do nguyên nhân khách quan. Các hình thức xử lý nợ phụ thuộc vào mức độ thiệt hại tài sản vốn bao hồm gia hạn nợ, khoanh nợ, xóa nợ.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ tín dụng hộ nghèo
1.2.4.1. Điều kiện tự nhiên
Chính sách tín dụng hộ nghèo có những ảnh hƣởng trong những điều kiện tƣ nhiên nhất định. Việc xác định cho vay với thời hạn vay bao nhiêu, mức vốn nhiêu, cho vay đối tƣợng nào phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nơi triển khai các chính sách tín dụng.
Điều kiện tự nhiên có ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo, những hộ sống ở vùng đồng bằng, nơi có cơ sở hạ tầng tốt, trình độ dân trí cao, khí hậu ôn hòa, đất đai rộng, thì vốn tín dụng hộ nghèo dễ có điều kiện phát huy hiệu quả cao và ngƣợc lại, những nơi cơ sở hạ tầng thấp kém, giao thông đi lại khó khăn, đất đai ít, cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt thì vốn tín dụng phát huy hiệu quả không cao.
1.2.4.2. Tình hình phát triển KT-XH
Chính sách tín dụng hộ nghèo phụ thuộc rất nhiều nguồn tài chính của Nhà nƣớc. KT-XH phát triển, ngân sách Nhà nƣớc dồi dào sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp nguồn tài chính trong việc thực hiện các chính sách tín dụng hộ nghèo.
Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm cũng ảnh hƣởng đến hiệu quả tín dụng hộ nghèo. Nơi nào có chợ, chợ họp thƣờng xuyên, thì nơi đó kinh tế phát triển, hàng
hóa sản xuất ra dễ tiêu thụ, ngƣời dân tiếp cận đƣợc với khoa học kỹ thuật, có điều kiện tiếp cận đƣợc kinh tế thị trƣờng.
1.2.4.3. Tình hình nghèo đói
Các nguồn lực tài chính phục vụ cho công tác XĐGN phù thuộc vào tình hình nghèo đói thực tế. Những nơi có nhiều hộ nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn thì các chính sách hỗ trợ tín dụng hộ nghèo đƣợc thực hiện với các điều kiện nhất định phù hợp với tình hình thực tế nhằm tạo cơ hội cho hộ nghèo có cơ hội đầu tƣ sản xuất, tăng cao thu nhập và tạo ra cơ hội thoát nghèo, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền khác nhau.
1.2.4.4. Các nguồn tài trợ
Nguồn vốn phục vụ cho công tác XĐGN phù thuộc rất nhiều vào nguồn vốn của ngân sách Nhà nƣớc. Trong khi đó, nguồn tài chính của mỗi quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển kinh tế của đất nƣớc trong từng thời kỳ. Vì vậy, để có nguồn vốn thực hiện các chính sách hỗ trợ tín dụng hộ nghèo rất cần các nguồn vốn tài trợ nhƣ vốn ODA, sự đóng góp của các doanh nghiệp, các cá nhân trong xã hội.
1.2.5. Kinh nghiệm việc thực hiện các chính sách tín dụng hộ nghèo một số nước trên thế giới trên thế giới
- Kinh nghiệm cho vay hộ nghèo của ngân hàng Grameen, Bangladesh:
Ngân hàng Grameen (có nghĩa là làng xã) hình thành từ năm 1976, vốn ban đầu chỉ có 28 USD của Giáo sƣ, TS Yumus sáng lập. Nguyên nhân thành công của Ngân hàng Grameen:
Một là, tổ chức hệ thống của Ngân hàng Grameen khoa học; chặt chẽ; mang tính tự quản giữa các thành viên cùng xóm, cùng làng, công khai, minh bạch.
Hai là, Nhà nƣớc Bangladesh khuyến khích Ngân hàng Grameen hoạt động nhƣ: Không thu thuế và tạo hành lang pháp lý cho Ngân hàng Grameen hoạt động ngày một phát triển với tốc độ cao. Huy động vốn chú ý đến những món tiền nhỏ, nhƣ trong một tuần mỗi thành viên phải gửi 01 taka vào tài khoản của mình (tức 4 taka một tháng); các Tổ tín dụng gửi quỹ của Tổ vào Chi nhánh Ngân hàng Grameen. Do đó, nguồn vốn huy động rất bền vững.
Ba là, Ngân hàng Grameen TW thực sự là chiếc cầu chuyển tải vốn từ thành thị về nông thôn, điều hòa vốn từ nơi thừa vốn về nơi thiếu nhƣ vay vốn các NHTM, tiếp nhận vốn tài trợ trong nƣớc và nƣớc ngoài để cho nông dân nghèo vay, tạo cơ hội cho họ thoát nghèo.
Bốn là, các thành viên có tinh thần tự giác và đoàn kết, giúp nhau thoát nghèo. Mỗi Tổ tín dụng có quỹ phòng ngừa rủi ro riêng, dùng để trả nợ thay cho thành viên mất khả năng trả nợ. Cho nên Ngân hàng Grameen bảo tồn đƣợc vốn điều lệ và bổ sung vốn tự có ngày một tăng.
Năm là, nhiều thành viên Ngân hàng Grameen có trình độ đại học, nhƣng có tinh thần phục vụ nông dân nghèo; đi sát các thành viên thông qua cuộc họp của Trung tâm tín dụng. Chi nhánh Ngân hàng Grameen là Ngân hàng phục vụ “tại nhà”, thành viên nhƣ: Cho vay, thu nợ và nhận tiền gửi sau các cuộc họp.
Sáu là, thủ tục cho vay của Ngân hàng Grameen đơn giản, nhƣng chặt chẽ, vì nông dân nghèo giám sát nhau sử dụng vốn vay và trả nợ. Do đó, thành viên vay vốn không cần tài sản thế chấp. Chi nhánh Ngân hàng Grameen cho thành viên vay phải có sự đồng ý của các thành viên trong tổ tín dụng.
- Kinh nghiệm cho vay hộ nghèo indonesia:Năm 1984, ngân hàng quốc doanh chuyên về phát triển nông nghiệp nông thôn Bank Rakayt Indonexia (BRI) thành lập hệ thống Uni Desa (UD) tức là ngân hàng làng xã. Kết quả là hệ thống UD đã tự lực đƣợc về tài chính và bắt đầu có lãi lớn chỉ vài năm sau hoạt động. Ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 1997 – 1998, UD vẫn đứng vững, tăng doanh số tiền gửi trong khi tỷ lệ vỡ nợ hầu nhƣ không tăng. Đến năm 1999, UD có khoảng 2,5 triệu khách hàng vay tiền và khoảng 29 triệu tài khoản tiết kiệm.
Thành công của UD là có hệ thống các đại lý rộng khắp, đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, am hiểu đối tƣợng vay vốn đặc biệt là các hộ nghèo; với phƣơng thức cho vay linh hoạt, cho đến nay UD đã có mặt trên phạm vi toàn quốc với khoảng 3.700 ngân hàng làng xã.
- Kinh nghiệm cho vay hộ nghèo của Philipin: Thực hiện cho vay là ngân hàng Land Bank, biện pháp áp dụng đối với các thành viên nghèo không có tài sản
thế chấp: Có kỹ thuật viên hƣớng dẫn gieo trồng, chăm sóc, bảo quản sản phẩm; Hƣớng dẫn các hộ lập dự án, đơn xin vay, duyệt cấp đủ số lƣợng vốn đúng theo nhu cầu của dự án; Cùng với đơn vị vay vốn theo hợp đồng bảo hiểm đã ký với công ty bảo hiểm (phí bảo hiểm nông nghiệp 5% tổng giá trị bảo hiểm). Thành viên chịu lãi suất 2,1-2,1 %/tháng (cả bảo hiểm); Ngƣời vay vốn sử dụng vốn không đúng mục đích, thực hiện không đúng quy trình đã hƣớng dẫn mà bị thất bại thì ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất phạt trên khoản nợ quá hạn.
Một số báo cáo đã nói rằng Land Bank đã đóng góp rất nhiều trong chiến lƣợc xoá đói giảm nghèo của Philippin thông qua cung cấp vốn cho hộ nghèo thiếu vốn làm ăn và hƣớng dẫn, kiểm soát họ cách sử dụng vốn vay nhƣ thế nào để có hiệu quả nhất.
1.2.6. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Từ những kinh nghiệm của các nƣớc về cấp tín dụng ƣu đãi cho hộ nghèo, có tác dụng tham khảo trong công tác tín dụng ƣu đãi đối với hộ nghèo của Việt Nam là:
Thứ nhất, về nguồn vốn dành cho XĐGN rất lớn, duy trì liên tục trong nhiều năm; trong đó, nguồn vốn của Nhà nƣớc và nguồn vốn viện trợ của nƣớc ngoài. Nguồn vốn viện trợ nƣớc ngoài đƣợc thực hiện chủ yếu thông qua các tổ chức quốc tế, các cơ quan Liên Hiệp quốc. Nguồn vốn vay của nƣớc ngoài với lãi suất thấp hoặc không lãi, với thời gian dài. Nguồn huy động tiết kiệm trong nƣớc (tiết kiệm trong nhân dân và các tổ chức kinh tế).
Thứ hai, về thành lập Tổ vay vốn: Quy mô Tổ nên từ 30- 40 thành viên, các thành viên cùng có điều kiện kinh tế nhƣ nhau, cùng làng xóm, các thành viên vào Tổ tự nguyện, hoạt động có quy chế rõ ràng. Các Tổ viên đóng góp tiền tiết kiệm hàng tháng theo quy định về số tiền và ngày nộp, số tiền này gửi vào NHCSXH tại địa bàn. Các dịch vụ cho vay và tiết kiệm nhanh chóng đơn giản, cho phép các tổ chức cho vay gia tăng lƣợng khách hàng.
Thứ ba, về hình thức giải ngân: Giải ngân trực tiếp cho hộ vay (đại diện là chủ hộ làm hồ sơ vay vốn), số tiền vay tùy theo nhu cầu của các thành viên đăng ký, sau đó
tổ họp bình xét căn cứ vào nhu cầu vay vốn để SXKD, khả năng trả nợ của từng hộ, và có sự kiểm tra xác nhận của chính quyền phƣờng, xã.
Thứ tƣ, về quy mô cấp tín dụng: Căn cứ đầu tiên để xét duyệt mức cho vay là nhu cầu vay vốn của hộ. Nếu ngân hàng có đủ vốn và hộ vay có khả năng trả nợ thì cho vay với mức tối đa theo nhu cầu của hộ. Giải ngân một lúc cho các thành viên vay vốn.
Thứ năm, hỗ trợ vốn cho ngƣời nghèo, không phải thế chấp tài sản, thu tiền tiết kiệm, không thu bất cứ một khoản lệ phí nào ngoài lãi suất. Do vậy, cần phải có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ kênh tín dụng này, tránh tiêu cực và nâng cao hiệu quả đồng vốn.
Thứ sáu, hoạt động của ngân hàng phải công khai, minh bạch, đúng tự nguyện của hộ nghèo. Thủ tục đơn giản, phục vụ ngân hàng “tại nhà” thành viên.
CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1 Phƣơng pháp luận
Phƣơng pháp luận biện chứng duy vật là phƣơng pháp cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin đƣợc sử dụng đối với nhiều môn khoa học khác nhau. Phƣơng pháp này đòi hỏi khi xem xét các hiện tƣợng, các quá trình nghiên cứu phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, thƣờng xuyên vận động, phát triển không ngừng, chứ không phải là bất biến. Quá trình phát triển là quá trình tích lũy về lƣợng dẫn đến thay đổi về chất. Phép biện chứng duy vật coi nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Phép biện chứng duy vật cũng đòi hỏi khi xem xét các hiện tƣợng và quá trình kinh tế gắn liền với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.
Từ nội dung và yêu cầu của phƣơng pháp biện chứng duy vật, đề tài nghiên cứu các hiện tƣợng, nội dung phát triển nông nghiệp về kinh tế, xã hội và môi trƣờng, hay vấn đề xóa đói giảm nghèo, tín dụng cho ngƣời nghèo và hộ nông dân phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại, thƣờng xuyên vận động, phát triển không ngừng và trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của giai đoạn từ năm 2007-2013. Mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau ngay trong từng hiện tƣợng, nội dung và giữa các hiện tƣợng, nội dung với nhau. Cụ thể:
- Mối quan hệ giữa các nội dung, hiện tƣợng: Có hai mối quan hệ lớn giữa các nội dung, hiện tƣợng nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo bền vững gồm: Xóa đói giảm nghèo- chính sách tín dụng cho hộ nghèo- Phát triển kinh tế , xã hội – ngƣời nghèo. Hai mối quan hệ đƣợc gắn liền với nhau trong quá trình nghiên cứu, trong đó mối quan hệ xóa đói giảm nghèo- phát triển kinh tế xã hội- chính sách tín dụng- ngƣời nghèo đƣợc gắn vào trong mối quan hệ và cũng là 3 nội dung chính của xóa đói giảm nghèo là kinh tế, xã hội và ngƣời nghèo.
(2) Mối quan hệ trong từng nội dung, hiện tƣợng
Xóa đói giảm nghèo bền vững về xã hội đặc trƣng bởi tạo việc làm, nâng cao thu nhập, phát triển y tế, giáo dục, văn hóa và đảm bảo tiến bộ xã hội. Các đặc trƣng