Những mong muốn của các gia đình thƣơng binh, liệt sĩ

Một phần của tài liệu Vai trò của chính sách ưu đãi xã hội và Trợ giúp xã hội đối với đời sống của người dân hiện nay (Nghiên cứu tại Lý Thường Kiệt, Yên Mỹ, Hưng Yên) (Trang 71 - 132)

9. KHUNG PHÂN TÍCH

3.5.Những mong muốn của các gia đình thƣơng binh, liệt sĩ

Các gia đình thƣơng binh, thân nhận liệt sĩ luôn mong muốn có cuộc sống ổn định. Tuy nhiên với những khó khăn đang gặp phải, ngoài những nổ lực của bản thân và gia đình thì họ cũng có những mong muốn đƣợc hỗ trợ tốt hơn từ phía Nhà nƣớc và xã hội.

Khi đƣợc hỏi ông/bà có ý kiến đề xuất, kiến nghị gì về các chính sách ƣu đãi xã hội không thì có 72 đối tƣợng (chiếm 58,5%) trong tổng số 123 thƣơng binh, thân nhân liệt sĩ cho biết mong muốn Đảng và Nhà nƣớc tăng thêm mức trợ cấp xã hội, trợ cấp thƣờng xuyên so với mức trợ cấp hiện hành để cải thiện chất lƣợng sống trong thời buổi kinh tế, giá cả gia tăng nhƣ hiện nay.

Bên cạnh đó có 34 đối tƣợng (chiếm 27,6%) mong muốn Đảng và Nhà nƣớc hỗ trợ việc làm cho các đối tƣợng Ngƣời có công là hộ nghèo để đảm bảo sự công bằng, và cần quan tâm hơn nữa về vấn đề tạo việc làm cho đối tƣợng là con em của các gia đình ngƣời có công.

24 ngƣời trả lời (chiếm 19,51%) mong muốn Đảng và Nhà nƣớc cần quan tâm, chú trọng chăm sóc sức khỏe hơn nữa của các đối tƣợng chính sách là ngƣời hoạt động cách mạng, thƣơng bệnh binh và thân nhân liệt sĩ đã cao tuổi và không may mang bệnh hiểm nghèo.

Một số ngƣời trả lời mong muốn đƣợc hỗ trợ kinh phí để sửa chữa nhà ở đã xuống cấp nặng. Quan tâm tới các gia đình có công với cách mạng có thu nhập thấp, đặc biệt là các đối tƣợng thƣơng binh, liệt sỹ không có vợ con và không còn mẹ cha. Đồng thời cũng mong muốn tăng cƣờng, nâng cao năng lực trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ làm công tác thực hiện chính sách xã hội tại địa phƣơng.

Một số đối tƣợng thƣơng bệnh binh, ngƣời nhiễm chất độc hóa học mong muốn Nhà nƣớc xét chế độ khi bị mất giấy tờ, không tìm thấy đƣợc.Đối với những gia đình vẫn chƣa tìm đƣợc hài cốt của ngƣời thân, họ mong muốn Nhà nƣớc và các ban ngành liên quan cần hỗ trợ cùng gia đình trong việc tìm kiếm và quy tập mộ liệt sĩ để các liệt sĩ có thể đoàn tụ với gia đình, ngƣời thân và giúp cho các gia đình vơi bớt những đau thƣơng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận

Các chính sách UĐXH và TGXH là một bộ phận của hệ thống an sinh xã hội, ƣu đãi xã hội có vai trò hết sức quan trọng. Nó thể hiện thái độ, tình cảm của đất nƣớc, của dân tộc, của xã hội, của thế hệ con cháu đối với những ngƣời đã cống hiến hy sinh cho đất nƣớc. Thông qua nghiên cứu về vai trò của chính sách UĐXH và TGXH tại xã Lý Thƣờng Kiệt đối với các gia đình thƣơng binh, liệt sĩ cho thấy các chính sách ƣu đãi xã hội cùng với sự trợ giúp của cộng đồng đã góp phần tri ân “đền ơn đáp nghĩa”, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho những ngƣời có công. Cụ thể:

- Về thu nhập: Chính sách ƣu đãi phụ cấp trợ cấp hàng tháng đã hỗ trợ cải thiện thêm về thu thập cho các gia đình thƣơng binh và thân nhân liệt sĩ. Đặc biệt, đối với những ngƣời không còn khả năng lao động cũng nhƣ không còn ai để nƣơng tựa thì các khoản trợ cấp từ chế độ ƣu đãi có thể đƣợc coi là nguồn thu nhập chủ yếu để họ cải thiện đời sống hàng ngày.

- Về lao động và việc làm: Một số chính sách nhƣ hỗ trợ vốn ƣu đãi tín dụng trợ giúp để gia tăng sản xuất hộ gia đình, hỗ trợ việc làm cho con em đối tƣợng chính sách, cùng với sự hỗ trợ của các quỹ tín dụng của địa phƣơng cũng đã giúp một số đối tƣợng gia đình thƣơng binh, thân nhân liệt sĩ về nguồn vốn trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Chính sách ƣu tiên trong nông nghiệp cũng giúp cho các gia đình đƣợc miễn giảm nhiều loại thuế, giảm bớt đƣợc chi phí trong quá trình đầu tƣ kinh doanh.

- Về y tế và chăm sóc sức khỏe: Tất cả các đối tƣợng thƣơng binh, thân nhận liệt sĩ đã đƣợc Nhà nƣớc cấp bảo hiểm y tế và đƣợc hỗ trợ miễn giảm chi phí khám chữa bệnh. Nhờ chính sách ƣu đãi trợ giúp về y tế mà các đối tƣợng thƣơng binh có thể tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dần phục hồi những tổn

thƣơng do chiến tranh gây ra. Các thân nhân liệt sĩ không may ốm đau, bệnh tật nặng có bảo hiểm chi trả giảm chi phí cho họ trong quá trình điều trị.

- Về giáo dục: Với những ƣu đãi trong giáo dục đã giúp cho các gia đình thƣơng binh, thân nhân liệt sĩ, đặc biệt là con em của họ trong độ tuổi đi học có đƣợc những ƣu đãi nhất định, làm tăng khả năng tiếp cậng giáo dục, nâng cao trình độ dân trí.

- Về nhà ở: Tuy các hoạt động hỗ trợ về nhà ở của địa phƣơng chƣa đƣợc sâu rộng nhƣng qua đánh giá của ngƣời dân thì Nhà nƣớc cũng nhƣ chính quyền địa phƣơng đang từng bƣớc hỗ trợ và quan tâm hơn nữa tới việc trợ giúp các đối tƣợng chính sách có hoàn cảnh khó khăn cần hỗ trợ về mặt nhà ở.

- Về tinh thần: Công tác “đền ơn đáp nghĩa” đã đƣợc triển khai trong thời gian qua, những quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc và xã hội đã động viện khích lệ các gia đình thƣơng binh, thân nhân liệt sĩ nói riêng và những gia đình chính sách nói chung thông qua nhiều phong trào nhƣ: Thành lập hội cựu chiến binh, hội ngƣời cao tuổi, hội nông dân… hay các ngày lễ tết, ngày thƣơng binh liệt sĩ đều đƣợc Nhà nƣớc và chính quyền tri ân, quan tâm tới các đối tƣợng nhằm mục đích giúp họ vơi bớt những mất mát hi sinh vì tổ quốc để hòa nhập sống tốt hơn. Một phần nào đó cũng là để giáo dục cho con cháu không quên công ơn của cha anh, giáo dục truyền thống “uống nƣớc nhớ nguồn”.

- Bên cạnh những mặt đạt đƣợc của việc thực hiện các chính sách ƣu đãi trợ giúp xã hội tới đời sống của thƣơng binh, thân nhân liệt sĩ thì vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế xuất phát từ cả hai phía nhƣ: Một số chính sách thực hiện chƣa đồng bộ, chƣa phù hợp, công tác triển khai còn gặp nhiều khó khăn, những hỗ trợ, ƣu đãi về việc làm, y tế, giáo dục còn nhiều bất cập; từ phía các gia đình chính sách tuy còn nhiều khóa khăn vƣớng mắc nhƣng cũng chƣa mạnh dạn đề xuất ý kiến với chính quyền.

Nhìn chung, những ƣu đãi, trợ giúp bằng tiền mặt hàng tháng, những ƣu đãi trong giáo dục đâò tạo, ƣu đãi về việc làm, chăm sóc sức khỏe...đã thể hiện sự quan

tâm của Nhà nƣớc, của cộng đồng, của toàn xã hội đến mọi mặt đời sống của ngƣời có công, góp phần nâng cao đời sống vật chất cho những ngƣời có công mà còn giúp họ hòa đồng vào xã hội.

Khuyến nghị

Những thân nhân liệt sỹ, họ có những nỗi đau mất mát khi ngƣời thân đã hy sinh. Những thƣơng binh, bệnh binh có sự thiệt thòi mất mát về thể chất, sức lực. Khi trở về cuộc sống đời thƣờng, họ chịu nhiều thiệt thòi cả về vật chất lẫn tinh thần. Họ vẫn còn những khó khăn mà cần Đảng, Nhà nƣớc và xã hội quan tâm, giúp đỡ. Từ những khó khăn đƣợc phân tích ở trên cùng với những nguyện vọng của các gia đình thƣơng binh, liệt sĩ, tác giả mạnh dạn đề xuất một số khuyến nghị nhằm giúp cho các ban thực hiện chính sách đƣa ra đƣợc những chính sách, những ƣu đãi, trợ giúp phù hợp nhất đối với các gia đình thƣơng binh liệt sĩ để ít nhất thì cũng đảm bảo đƣợc mức sống tối thiểu của các gia đình.

Đối với Đảng và Nhà nước, ban ngành liên quan

- Cần nâng mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ƣu đãi ngƣời có công phù hợp với lộ trình điều chỉnh mức lƣơng tối thiểu, mức sống trung bình của ngƣời dân. Mức trợ cấp cho ngƣời có công phải đƣợc điều chỉnh phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, với đặc điểm của từng diện đối tƣợng và góp phần quan trọng vào việc ổn định và nâng cao đời sống của đối tƣợng. Có thể dựa trên những căn cứ về mức chi phí tối thiểu cho nhu cầu cá nhân bình quân trong cả nƣớc; mức thu nhập bình quân tính theo đầu ngƣời trong cả nƣớc; mức sống trung bình của ngƣời dân trên cả nƣớc.Việc đƣa ra những căn cứ để tính để tính mức trợ cấp ƣu đãi xã hội cần hết sức cụ thể khách quan, hài hoà và hợp lý so với đời sống xã hội nói chung.

- Về vấn đề lao động và việc làm: Có chính sách ƣu đãi, hỗ trợ phù hợp đối với ngƣời có công và thân nhân về phát triển sản xuất, việc làm, tăng cƣờng hơn nữa các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho con em gia đình chính sách. Trong đó cần tăng

cƣờng sự kết hợp chặt chẽ giữa các trƣờng, trung tâm đào tạo nghề, việc làm với các công ty doanh nghiệp trong và ngoài địa phƣơng.

- Về giáo dục: Nâng cao mức ƣu đãi về giáo dục, đặc biệt cho con em Ngƣời có công với cách mạng đang trong độ tuổi đi học. Mở rộng và tăng cƣờng các chế độ hỗ trợ, nhất là đối với con em ngƣời có công thuộc hộ nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số ở các huyện nghèo, xã, thôn bản đặc biệt khó khăn để bảo đảm phổ cập giáo dục bền vững.

- Về y tế: Củng cố, nâng cấp các cơ sở điều dƣỡng, nuôi dƣỡng thƣơng, bệnh binh, ngƣời có công. Tiếp tục nâng cao mức hỗ trợ về y tế trong quá trình khám chữa bệnh, nâng cao hiệu quả sử dụng bảo hiểm y tế đối với các gia đình chính sách, tiếp tục triển khai chiến lƣợc, các chƣơng trình, đề án về y tế, nhất là đề án khắc phục quá tải ở các bệnh viện. Cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho các đối tƣợng ngƣời có công ở các tuyến cơ sở. Hoàn thiện việc phân công quản lý các đơn vị thuộc ngành y tế ở địa phƣơng.

- Về Nhà ở: Tăng cƣờng rà soát và cải thiện điều kiện nhà ở cho ngƣời có công thuộc diện nghèo khó. Hỗ trợ giải quyết cơ bản về nhà ở đối với hộ ngƣời có công đang có khó khăn về nhà ở.

- Đẩy mạnh việc tu bổ nghĩa trang, tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sĩ, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Có biện pháp khắc phục có hiệu quả tiêu cực trong quá trình thực hiện chính sách ngƣời có công.

Đối với địa phương

- Tăng cƣờng sự lãnh đạo của cấp ủy, sự điều hành của chính quyền các cấp, sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể trong triển khai thực hiện Pháp lệnh, các văn bản pháp luật liên quan đến chính sách đối với ngƣời có công. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nhằm mở rộng nhận thức, nâng cao hiểu biết về chủ trƣơng của

Đảng, của Quốc hội và Chính phủ, tạo sự đồng thuận, làm chuyển biến sâu sắc trong nhận thức và hành động của toàn xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực hiện phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm ngƣời đứng đầu. Tiếp tục chỉ đạo, chấn chỉnh những tổ chức, cá nhân, những nơi làm còn chậm, thiếu trách nhiệm để ngƣời đƣợc thụ hƣởng phải chờ đợi, đi lại nhiều lần; trong lúc đó những kẻ khai man, dối trá lại đƣợc tiếp tay để đƣợc thụ hƣởng, tạo tâm lý bức xúc, thiếu niềm tin trong nhân dân.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, tổng rà soát việc thực hiện chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng theo đúng tiến độ đề ra để giải quyết chế độ chính sách kịp thời, đúng đối tƣợng, không để lặp lại việc xảy ra những trƣờng hợp làm sai, thụ hƣởng chính sách không đúng đối tƣợng. Đồng thời, tích cực giải quyết các đơn thƣ khiếu nại, tố cáo và các kiến nghị của ngƣời dân. Phát huy tinh thần, trách nhiệm của ngƣời dân trong việc tham gia thực hiện và giám sát thực hiện các chính sách.

- Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào đền ơn đáp nghĩa, thực hiện tốt công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân để góp phần cải thiện đời sống cho ngƣời có công và các gia đình chính sách; nhƣ xây dựng nhà ở, hỗ trợ cho các gia đình ngƣời có công đặc biệt khó khăn, neo đơn, già cả.

- Tăng cƣờng công tác quản lý, củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm chính sách. Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thực hiện chủ trƣơng, chính sách ƣu đãi ngƣời có công.

Đối với cá nhân, gia đình người có công

- Cố gắng quên đi những đau thƣơng mất mát để lạc quan phấn đấu cải thiện cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần, hòa đồng cùng với xã hội.

- Từ thực tiễn cuộc sống, bản thân ngƣời có công sẽ biết đƣợc những khó khăn cần khắc phục và nhờ sự giúp đỡ của Nhà nƣớc và xã hội vì vậy mà cần tiếp tục đƣa

ra những mong muốn, ý kiến đóng góp để Nhà nƣớc có thể có những chinh sách phù hợp nhất.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, Cục Bảo trợ Xã hội (2009) Định hướng chính sách và hệ thống văn bản pháp luật trợ giúp Người có công có hoàn cảnh đặc biệt, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.

2. Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội (2010), Dự thảo chiến lược ASXH giai đoạn 2011 – 2020.

3. Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Thông tư liên tịch hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào đối với người có công với cách mạng và con của họ, số 16.

4. Chính phủ (2013) Nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công cách mạng, số 31, NĐ –CP.

5. Chính phủ (2013) Nghị định quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi với người có công cách mạng, số 101.

6. Chính phủ (2013), Nghị định quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội, số 136.

7. Lê Bạch Dƣơng, Khuất Thu Hồng (2008), Di dân và Bảo trợ xã hội, Nxb Thế giới, Hà Nội.

8. Bùi Thế Cƣờng (2003), Phúc lợi xã hội ở Việt Nam – Hiện trạng, vấn đề và điều chỉnh, đề tài cấp Bộ, Hà Nội.

9. Bùi Thế Cƣờng (2007), Các lý thuyết về hành động xã hội ”(bằng tiếng Việt). Tạp chí Khoa học xã hội”, Hà Nội.

10. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (2002), Xã hội học đại Cương, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

11. Đàm Hữu Đắc (2007), Việt Nam đang hướng tới hệ thống ASXH năng động và hiệu quả, tạp chí Khoa học Xã hội, số 8, tr 34 - 38.

12. Lê Ngọc Hùng (2002),a Lịch sử và lý thuyết xã hội học; NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Nguyễn Hải Hữu (2007), Giáo trình nhập môn ASXH, NXB Lao động Xã hội. 14. Nguyễn Hải Hữu (2008), Đổi mới chính sách và cơ chế trợ giúp xã hội cho phù hợp với bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội, tháng 4 năm 2008.

15. Nguyễn Hải Hữu (2007), Thực trạng TGXH và UĐXH ở nước ta, năm 2001 – 2007 và khuyến nghị đến năm 2015 (Bộ Lao động Thƣơng binh Xã hội), Hà Nội.

16. Nguyễn Văn Luận (2010) “Tình hình thực hiện UĐXH người có công với cách mạng ở xã Nghi Sơn- Tĩnh Gia- Thanh Hóa”. Luận văn Công tác xã hội, trƣờng Đại học Lao Động Xã Hội.

17. Nguyễn Đình Liêu (1996) “Hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công ở Việt Nam. Lý luận và thực tiễn”, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, 1996.

18. Bùi Hồng Lĩnh (2012), Kết quả thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công cách

Một phần của tài liệu Vai trò của chính sách ưu đãi xã hội và Trợ giúp xã hội đối với đời sống của người dân hiện nay (Nghiên cứu tại Lý Thường Kiệt, Yên Mỹ, Hưng Yên) (Trang 71 - 132)