thiết thực động viên thầy dạy giỏi trò học giỏi, và có chính sách phù hợp để khuyến khích lòng yêu nghề và sự tâm huyết với nghề của nhà giáo)
Thứ nhất, cần phải có cơ chế, chủ trương, chính sách tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học môn Giáo dục công dân.
Nâng cao chất lượng dạy học GDCD ở trường THPT cần đặc biệt chú ý tới yếu tố vật chất hỗ trợ quá trình dạy học. Qua tìm hiểu thực tế trong quá trình dạy học môn GDCD ở nhiều trường trong tỉnh cho thấy do thiếu yếu tố này nên nhiều giáo viên gặp khó khăn trong việc đổi mới phương pháp truyền đạt kiến thức khoa học. Nếu dạy GDCD chỉ tiến hành dạy chay, sử dụng phương pháp thuyết trình truyền thống theo kiểu thầy đọc trò chép sẽ giảm tính thuyết phục, thiếu hấp dẫn, làm cho giờ học cứng nhắc và buồn tẻ.
Yếu tố vật chất trong giảng dạy GDCD bao gồm: phòng học tiêu chuẩn, máy tính, máy chiếu, đài, phim ảnh, tài liệu tham khảo và các cơ sở vật chất khác cùng nguồn tài chính hỗ trợ cho việc dạy học tìm hiểu tham quan thực tế. Yếu tố vật chất là phương tiện quan trọng để gắn lý luận với thực tiễn, học với hành, làm cho bài giảng sinh động có tính thuyết phục cao.
Yêu cầu về phương pháp đạt chuẩn với các phương tiện dạy học hiện đại đang đặt ra cấp bách với hệ thống các trường THPT đối với tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh nên tạo điều kiện cho giáo viên môn học này có cơ hội được nghe những buổi nói chuyện, báo cáo chuyên đề mang tính thời sự trong tỉnh, trong nước và quốc tế để giáo viên có thêm kiến thức thực tiễn ngoài kiến thức sách vở, câu chữ nhằm tăng tính thuyết phục trong bài giảng. Ngoài ra các trư ờng nên khuyến khích giáo viên bộ môn tích
cực tham gia nghiên cứu khoa học, tích cực nêu sáng kiến kinh nghiệm để vừ a
nâng cao kiến thức vừa góp phần cải tiến phương pháp da ̣y ho ̣c.
Thứ hai, cần đổi mới chế độ, chính sách đối với giáo viên GDCD, bởi không thể phủ nhận trong những năm gần đây, Chính phủ đã nỗ lực tăng đầu tư cho giáo dục, đặc biệt là chế độ thâm niên cho nhà giáo. Tuy nhiên, chế độ lương cho nhà giáo còn nhiều bất cập. Thu nhập của giáo viên GDCD nhìn
chung lại thấp hơn sơ với mặt bằng thu nhập của nhà giáo.Khó có thể đòi hỏi
giáo viên toàn tâm toàn ý với công việc thiếu hấp dẫn (môn học khô khan, bị phân biệt đối xử, nguồn thu nhập ít ỏi). Bởi vậy, cần đổi mới chế độ, chính sách đối với giáo viên GDCD sao cho phù hợp với tính đă ̣c thù của môn ho ̣c.
Hiê ̣n nay ở các trường đa ̣i ho ̣c , giảng viên giảng dạy các bộ môn khoa học Mác –Lênin (môn các nguyên lý) được hưởng phu ̣ cấp đứng lớp. Thực ra, giá trị vật chất - giá trị tuyệt đối - là không cao , nhưng thể hiê ̣n sự quan tâm của Nhà nước đối với các thầy, cô giáo giảng da ̣y các môn khoa ho ̣c này và là nguồn đô ̣ng viên, khích lệ các “chiến sĩ” trên “mặt trận” tư tưởng - văn hóa, đây là viê ̣c làm thiết thực , có ý nghĩa to lớn và có thể áp dụng cho giáo viên giảng dạy môn GDCD ở các trường phổ thông nước ta hiện nay.
Tiểu kết chương 2
Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt được những thành tựu đáng tự hào trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục. Đảng ta chủ trương xây dựng con
người mới, năng động, sáng tạo, tạo điều kiện cho con người phát triển đầy đủ, toàn diện về cả “đức – trí - thể - mỹ”. Việc phát triển con người không có nghĩa là con người chung chung, trừu tượng, thiếu bản sắc riêng, mà con người với tư cách là chủ thể năng động, sáng tạo, bản lĩnh, trí tuệ, có đạo đức. Mỗi môn học đều có vai trò nhất định trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên, môn GDCD có vị trí hết sức quan trọng, có vai trò trực tiếp, hàng đầu trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay.
Chúng ta biết rằng môn giáo dục công dân về thực chất là giáo dục con người, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ. Môn giáo dục công dân hình thành cho các em những tri thức , niềm tin đạo đức, từ đó hình thành nên các hành vi đạo đức , và động cơ đạo đức tương ứng . Môn giáo du ̣c công dân có một vai trò vô cùng to lớn đối với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Nó giúp cho học sinh có những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo để ứng xử phù hợp trong cuộc sống. Việc dạy học có hiệu quả môn giáo dục công dân sẽ giúp giảm thiểu những tệ nạn xã hội đang hàng ngày, hàng giờ diễn ra trong xã hội. Xây dựng môi trường văn hóa học đường lành mạnh , không còn lối ứng xử thiếu văn hóa, không còn tình trạng bạo lực trong giáo dục , một xã hội chỉ có tình yêu thương, sự tôn trọng, hòa bình, hạnh phúc.
Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh luôn được Đảng và nhà nước quan tâm bởi vì các em là những chủ nhân tương lai của đất nước. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, tình trạng vi phạm đạo đức không ít trường hợp lại rơi vào lứa tuổi này. Chính vì thế, công tác giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông nói riêng là một việc làm hết sức quan trọng. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi con người được xem là trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội thì việc giáo dục, đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện phát triển toàn diện cả về đức – trí – thể - mỹ là một tất yếu khách quan nhằm đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
KẾT LUẬN
Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta đã thu được rất nhiều những thành tựu to lớn “có ý nghĩa lịch sử”. Tuy nhiên, dưới tác động của nền kinh tế thị trường hiện nay, đời sống đạo đức học sinh trung học phổ thông đang có sự chuyển dịch theo cả hai chiều hướng: tích cực và tiêu cực. Để thực hiện mục tiêu giáo dục - đào tạo của nhà trường phổ thông Việt Nam hiện nay là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [26, tr.21], thì việc giảng dạy môn GDCD để góp phần vào việc hình thành ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh trung học phổ thông có ý nghĩa vô cùng to lớn và cấp bách.
Thực tế thời gian qua ở các trường phổ thông trung học tỉnh Thái Nguyên, việc giảng dạy môn Giáo dục công dân đã có nhiều thành công đáng kể về chất lượng giảng dạy song vẫn còn không ít hạn chế.
Trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân của nó với việc giảng
dạy bộ môn Giáo dục công dân ở các trung học phổ thông đề tài đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy và học môn Giáo dục công dân với việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông. Đó là giải pháp về lĩnh vực lãnh đạo , quản lý ; giải pháp về đội ngũ giáo viên giảng dạy môn học ; giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy , phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục công dân; giải pháp xây dựng động cơ học tập đúng đắn và phương pháp học tập phù hợp cho học sinh ; giải pháp về cơ chế, chính sách.
Các giải pháp nêu trên được đặt trong hệ giải pháp thống nhất, để thay đổi được nhận thức và hiệu quả của môn học phải là kết quả của các giải pháp đó. Nó đòi hỏi sự chuyển biến về mặt nhận thức và hành động của các cấp
lãnh đạo, của giáo viên và học sinh. Nhưng trên hết vẫn là lòng yêu nghề, ý thức trách nhiệm nghề nghiệp để bản thân từng giáo viên nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra của sự nghiệp giáo dục nước nhà. Đây là một quá trình lâu dài đòi hỏi tính kiên trì và ý chí của tất cả mọi người để cuối cùng góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy môn Giáo dục công dân.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bandzeladze (1985), Đạo đức học, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Báo Lao động, ngày 27-9-2013.
3. Nguyễn Trọng Bảo (1996), Gia đình, nhà trường, xã hội với việc phát
hiện, tuyển chọn đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ nhân tài, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Đỗ Tuyết Bảo (2001), Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở tại
thành phố Hồ CHí Minh trong điều kiện đổi mới hiện nay, Luận án tiến sỹ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Thông báo số 1231/TB-BGD&ĐT ngày
30 tháng 9 năm 2013 về “Kết quả hội thảo Quốc gia về giáo dục đạo đức
– công dân trong giáo dục phổ thông Việt Nam”.
6. Nguyễn Nghĩa Dân (1997), Đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức
và môn Giáo dục công dân, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban
chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
9. Phạm Minh Hạc (Chủ biên) (2001), Về phát triển toàn diện con người
thời kỳ công nghiệp hóa, hện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Phạm Minh Hạc – Lê Đức Phúc (Chủ biên) (2004), Một số vấn đề nghiên
cứu nhân cách, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Phùng Thị Hải Hậu (2012), Giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học
phổ thông trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Nghệ An hiện nay,
Luận văn thạc sỹ Triết học, Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Mai Lan (2009), Định hướng giá trị nhân cách của học sinh
trung học phổ thông, Luận án tiến sỹ Tâm lý học, Hà Nội.
14. C.Mác và Ăngghen (2002), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. C.Mác và Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
16. C.Mác và Ăngghen (2004), Toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
17. C.Mác và Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 39, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
18. C.Mác và Ăngghen (2004), Toàn tập, Tập 40, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
19. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Đỗ Mười (1996), Phát triển mạnh Giáo dục – Đào tạo phục vụ đắc lực sự
nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
24. Phạm Nguyên Nhung (2013), “Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức
trong trường phổ thông hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, (3).
25. Trần Sỹ Phán (2011), Vấn đề định hướng giá trị đạo đức cho thanh niên
Việt Nam hiện nay, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
26. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo
dục, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
27. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên (2014), Báo cáo số 993/BC-
SGD&ĐT tỉnh Thái Nguyên về việc tổng kết năm học 2013 – 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2014 – 2015.
28. Nguyễn Xuân Thanh (2009), Giáo dục lòng nhân nghĩa cho học sinh
trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sỹ Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
29. Phạm Viết Vượng (1996), Giáo dục đại cương, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
30. Phạm Viết Vượng (2000), Giáo dục học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
31. Website: noichinh.vn/tin-tuc-su-kien-/trung-uong-/2013-thong-bao-hoi-
nghi…202610.
32. Website: baophutho.vn/../201308/sach-giao-khoa-mon-dao-duc-gdcd-se-