Việc giảng dạy môn GDCD ở trường THPT tỉnh Thái Nguyên đã mang lại những kết quả nhất định trong việc hình thành, phát triển đạo đức cho học sinh THPT hiện nay. Đó là thành quả của sự phấn đấu không mệt mỏi của cả thầy lẫn trò trong nhiều năm qua.
Thứ nhất, về đội ngũ giáo viên. Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, song yếu tố chiếm vị trí quan trọng hàng đầu là đội ngũ người thầy. Điều đó đã được khẳng định ở Điều 15, Luật Giáo dục: “nhà giáo giữ
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã có kết quả khảo sát về đội ngũ giáo viên tỉnh Thái Nguyên như sau:
Về cơ bản đội ngũ giáo viên GDCD THPT tỉnh Thái Nguyên những năm gần đây phát triển cả về số lượng và chất lượng, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà đặc biệt là việc với việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT.
Nhìn chung đa số giáo viên có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, hầu hết đều tận tụy với nghề, cần cù chịu khó, có tinh thần trách nhiệm cao, sáng tạo và tâm huyết, luôn có ý thức tích cực tự giác nghiên cứu học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi kĩ năng, kinh nghiệm, học tập và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, áp dụng phương pháp giảng dạy mới, phương pháp giảng dạy tích cực để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giảng dạy.
Đa số giáo viên đã được trẻ hóa họ luôn đi đầu trong công tác đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực trong xã hội, chẳng hạn “chống bệnh thành tích trong giáo dục”, chống tham ô, lãng phí; chống quan liêu; đấu tranh tự phê bình và phê bình, có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết nội bộ, nêu cao tinh thần học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
Hàng năm, tổng kết năm học 100% giáo viên giảng dạy môn GDCD ở trường THPT của tỉnh Thái Nguyên đều đáp ứng yêu cầu giảng dạy bộ môn và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học; giữ gìn đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; luôn được đồng nghiệp và nhân dân, học sinh tín nhiệm.
Với đội ngũ giáo viên nêu trên, giảng dạy môn GDCD với việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ngày càng được khẳng định, nâng cao vị trí và vai trò của môn học trong xã hội.
Thứ hai, về thực hiện nội dung, chương trình.
Đánh giá hạn chế, yếu kém trong sự nghiệp giáo dục – đào tạo thời gian qua, tại Đại hội lần thứ XI, Đảng ta chỉ rõ: “ Chất lượng giáo dục và đào tạo
chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế…Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lạc hậu, đổi mới chậm…Xu hướng thương mại hóa và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp, đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội” [8, tr.167-168].
Gần đây, trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ tám, BCH Trung ương Đảng khóa XI ( ngày 9-10-2013), khi nói về chủ trương “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, chưa tạo ra lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ về nhân lực của đất nước ta so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chưa tích cực chủ động góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc” [31]. Để khắc phục tình trạng trên, trong nhiều năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai giải pháp: đổi mới toàn bộ nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục ở trường THPT trong phạm vi cả nước.
Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên đã thường xuyên tập huấn và có văn bản hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản các nội dung Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011, dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của chương trình, phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông.
Từ năm học 2008-2009, Bộ GD&ĐT đổi mới cách phân phối chương trình các môn học cấp THCS và THPT , chỉ ban hành quy định khung thời lượng cho từng chương . Trên cơ sở quy định khung đó , từ năm ho ̣c 2008- 2009, Sở GD&ĐT Thái Nguyên đã phân bố các tiết học cụ thể , bảo đảm thời lượng dạy ho ̣c và tiến độ thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo quy định của biên chế năm học.
Năm ho ̣c 2013-2014, các trường THPT vẫn cơ bản tiếp tục thực hiện
nhiên, ngày 01 tháng 9 năm 2011 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành công văn hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học áp dụng từ năm học 2011-
2012, Sở GD&ĐT đã điều chỉnh lại một số tiết dạy cụ thể cho phù hợp với
nội dung thực dạy . Qua thực tế giảng da ̣y ở các trường THPT , Sở GD&ĐT cho phép các tổ , nhóm chuyên môn các trường có thể điều chỉnh một cách hợp lý thời lượng của từng bài , miễn là không làm thay đổi tổng số tiết da ̣y của chương, phần và mỗi ho ̣c kỳ , cũng như của toàn năm học . Các tổ, nhóm chuyên môn trao đổi, bàn bạc, thảo luận để thống nhất chương trình giảng dạy riêng nếu như thấy phù hợp với đối tượng học sinh . 100% các trường THPT trong toàn tỉnh thực hiện chương trình môn GDCD có 35 tiết được thực hiện trong 37 tuần của năm học, do đó sẽ có 35 tuần học một tiết GDCD/ tuần và 2 tuần dự trữ có thể dạy bù hoặc bố trí cho phù hợp với tình hình thực tế từng trường. Thực hiện chương trình theo thứ tự các bài đã có trong phân phối chương trình trên cơ sở hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng của bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (số liệu ở mục này do tác giả điều tra trong quá trình nghiên cứu).
Thứ ba, kết quả đạt được từ việc giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân đối với việc hình thành ý thức đạo đức, chuyển tri thức đạo đức thành hành vi
đạo đức cho học sinh. Điều đó thể hiê ̣n ở những điểm sau đây . Một là, môn
giáo dục công dân với việc trang bị thế giới quan khoa học cho học sinh trung học phổ thông ở Thái Nguyên.
Như vậy, đạo đức dù tiếp nhận ở phương diện nào thì dấu hiệu cơ bản phải là tri thức và khả năng tự điều chỉnh mối quan hệ giữa con người với con người và con người với thế giới xung quanh. Do đó, việc hình thành thế giới quan là yêu cầu quan trọng, bởi vì chính thế giới quan sẽ giúp con người xem xét, nhìn nhận thế giới một cách đúng đắn. Từ đó, tạo chuẩn mực sống và định hướng cuộc sống, chi phối nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Thực chất của quá trình dạy học nói chung và dạy học môn GDCD nói riêng là kết hợp giữa “dạy chữ” và “dạy người” . Trong đó, môn GDCD có vai
trò hết sức quan trọng, nó không chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức mà còn hướng dẫn cho học sinh hình thành niềm tin và tình cảm đa ̣o đức tốt đẹp.
Kết quả khảo sát củ a tác giả luâ ̣n văn ở một số trường THPT trong tỉnh
cho thấy, sau khi được học kiến thức 9 bài ở phần I (GDCD lớp 10) “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- có đến trên 80% học sinh hiểu được nội dung cơ bản của thế giới quan khoa học - thế giới quan duy vật của triết học Mác - Lênin. Trên 95% học sinh hiểu con người và xã hội loài người là sản phẩm của giới tự nhiên, là một bộ phận của thế giới vật chất. Các em hiểu được vị trí và vai trò của con người trong thế giới. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao ý thức của các em để “cải tạo” bản thân mình.
Đặc biệt trên 90% học sinh đã chứng minh được mọi giá trị vật chất và tinh thần đều do con người sáng tạo ra. Bước đầu giải thích được tại sao con người là chủ thể đồng thời là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Hiểu được
những giá trị nhân văn, nhân bản của tín ngưỡng tôn giáo ở địa phương và ý
nghĩa nhất định của các giá trị đó trong giáo d ục đạo đức, nhân cách cho ho ̣c sinh THPT.
Tuy nhiên, vẫn còn một số em cho rằng “con người do thượng đế, thần linh sáng tạo ra”, luôn tin rằng “sống chết có mệnh, giàu sang do trời”, “học tài thi phận”. Có thái độ xuê xoa, “dĩ hoà vi quý” trong nhận thức và hành vi. Nhiều khi các em không phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai, đâu là tiến bộ, đâu là lạc hậu, không tích cực tham gia các hoạt động.
Hai là, môn giáo dục công dân với việc hình thành các phẩm chất đạo đức.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của đạo đức cách
mạng. Người nói: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn
thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [19, tr.252].
Trong chương trình môn GDCD lớp 10 (phần 2) đã trang bị cho học sinh những phạm trù đạo đức cơ bản cần thiết (nghĩa vụ, lương tâm, phẩm chất, danh dự và hạnh phúc…) và trách nhiệm đạo đức của người công dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Hiểu được thế nào là tình bạn, tình yêu chân chính, những tiến bộ của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay và các chức năng cơ bản của gia đình. Hiểu thế nào là nhân nghĩa, sống hoà nhập, hợp tác; thế nào là lòng yêu nước và các biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước.
Thông qua các bài học trong phần “Công dân với đạo đức” giúp học sinh thấy được đạo đức có vai trò to lớn trong việc điều chỉnh hành vi của con người cho phù hợp với những chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội. Đồng thời, các em sẽ biết được những phạm trù cơ bản của đạo đức như: Nghĩa vụ, Lương tâm, Nhân phẩm và danh dự, Hạnh phúc và các truyền trống đạo đức tốt đẹp của dân tộc như lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta…Từ đó giúp học sinh có thể tự bồi dưỡng cho mình những tình cảm đạo đức trong sáng , có động cơ tốt đẹp và biết tự điều chỉnh hành vi đa ̣o đức của mình sao cho phù hợp với yêu cầu xã hô ̣i.
Việc giảng dạy cho các em những phạm trù đạo đức cơ bản trong phần II: “Công dân với đạo đức”, giúp cho học sinh hình thành và phát triển ý thức đạo đức của bản thân, từ đó chuyển tri thức đạo đức thành hành vi đạo đức. Nói cách khác, các em biết điều chỉnh hành vi của bản thân theo các yêu cầu đạo đức xã hội. Rất nhiều em đã khẳng định rằng đây là căn cứ khoa học để các em lựa chọn cho mình nhân cách sống phù hợp với chuẩn mực, giá trị xã hội hiện nay.
Viê ̣c giảng da ̣y và ho ̣c tâ ̣p môn GDCD giúp h ọc sinh biết đánh giá, phê phán, đấu tranh chống lại những hành vi lệch chuẩn, những biểu hiện tiêu cực đi ngược với các giá trị chân - thiện - mỹ trong đời sống hàng ngày ở trường và ngoài xã hội. Trên cơ sở đó nâng cao có ý thức quyết tâm học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách, lối sống, hành vi đạo đức c ủa mình để trở thành người công dân chân chính, có ích cho xã hội.
Ba là, môn GDCD với việc trang bị những tri thức khoa học về kinh tế và chính trị - xã hội không chỉ đ ể phát triển tài năng mà còn góp phần nâng cao ý thức, xác lập hành vi đạo đức cho các em.
Đây là vấn đề khó nhưng giáo viên môn học đã bước đầu giúp các em hiểu rõ những phạm trù, khái niệm của kinh tế, những quy luật kinh tế của nền sản xuất hàng hoá như: quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh; hiểu được những vấn đề kinh tế của thời kỳ quá độ lên CNXH.
Khoảng 65% học sinh hình thành được lối tư duy mới về sự chuyển đổi kinh tế - xã hội của đất nước và của tỉnh mình dưới đường lối lãnh đạo của ĐCSVN. Hiểu được tính tất yếu khách quan đi lên CNXH ở Việt Nam, phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa CNXH với các chế độ xã hội trước đó như thế nào, hiểu được bản chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa thông qua
học thuyết giá trị thặng dư - một trong hai thành tựu vĩ đa ̣i của Mác - cũng như sự khác biệt giữa kinh tế thị trường TBCN với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta.
Bên cạnh đó, các em đã hình thành được ý thức về một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trên 85% học sinh thể hiện thái độ biết phê phán, đấu tranh loại bỏ những tư tưởng phản động phá hoại sự nghiệp cách mạng XHCN của dân tộc ta. Trên cơ sở những tri thức thu nhận được, các em có điều kiện để phát triển, nâng cao thành tố tri thức của mình , đồng thời phát triển tình cảm mô ̣t cách hướng thiê ̣n – tình cảm đạo đức.
Bốn là, môn GDCD với việc trang bị những kiến thức pháp luật cho học sinh. Qua điều tra có 83% học sinh cho biết các em được trang bị những kiến thức cơ bản, quan trọng về pháp luật là nhờ thông qua việc học tập môn GDCD trong nhà trường. Đa số các em thấy được tầm quan trọng của luật pháp và đồng ý với yêu cầu: “Mọi công dân phải sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.
Trên cơ sở những tri thức được trang bị, học sinh biết được quyền và nghĩa vụ của mình, biết điều chỉnh hành vi cho phù hợp với các giá trị và
chuẩn mực của xã hội. Đồng thời biết tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của học sinh trong nhà trường, trong các hoạt động xã hội. Biết tìm cách “tự kiểm soát mình để không bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội”.
Nhiều em tích cực xây dựng ý thức sống tôn trọng pháp luật, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật và phê phán những hành vi làm trái quy định của pháp luật, góp phần quan trọng vào giữ gìn xã hội ổn định, phát
triển bền vững. Ph.Ăngghen đã từng viết rằng : “Sự phát triển của chính trị,
pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật.v.v. đều dựa trên cơ sở sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả cũng có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế” [17, tr.271] nghĩa là pháp luật và đạo đức có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, là nững người bạn đồng hành trên con đường giữ gìn trật tự xã hội.