giáo dục nhà trường – gia đình và xã hội
Để việc giảng dạy môn GDCD có tác động trực tiếp đến việc giáo du ̣c đạo đức cho ho ̣c sinh trung ho ̣c phổ thông; đến việc chuyển tri thức, tình cảm, niềm tin đạo đức thành thực tiễn đạo đức, thành hành vi đạo đức; đến việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong hoàn cảnh lịch sử mới; đến việc hình thành, phát triển nhân cách cho học sinh trung học phổ thông ở Thái Nguyên hiện nay , thì một trong những giải pháp
không thể thiếu được là phải xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết
hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường – gia đình và xã hội.
Nói chuyện tại Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” của ngành giáo dục phổ thông và sư phạm (tháng 8 năm 1963) Chủ tịch Hồ Chí Minh có căn dặn: “ Trường học phải liên hệ chặt chẽ với gia đình, với xã hội. Các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, các cơ quan chính quyền và các cấp ủy Đảng phải thật sự quan tâm đến nhà trường, đến việc học tập của con em mình” [21,tr. 542-543]. Tinh thần đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh được Đảng và Nhà nước ta tiếp tục cụ thể hóa trong đường lối, chính sách giáo dục của mình.
Tại Điều 3 Luật Giáo dục (công bố tháng 6 năm 2005) của nước ta có quy định: “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [26, tr.8].
Một trong số những định hướng phát triển văn hóa, giáo dục và đào tạo hiê ̣n nay đư ợc Đa ̣i hô ̣i lần thứ XI của Đ ảng đề ra là: “Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội; xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời” [8, tr.41- 42].
Để thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách giáo dục mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra, giáo dục nhà trường là một trong những con đường và phương thức giáo dục chủ đạo, quan trọng bậc nhất dù không phải là duy nhất quyết định. Trong đó, giáo viên GDCD đóng vai trò chủ động tham mưu cho Ban Giám hiệu tổ chức lồng ghép một số nội dung tri thức bộ môn thông qua các hoạt động tập thể, hoạt động chính trị xã hội, hoạt động tìm hiểu thực tế nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục của bộ môn. Nhà trường cần thường xuyên phát huy vai trò của Hội phụ huynh học sinh trong các hoạt động. Hội phụ huynh phải là cầu nối giữa nhà trường với các gia đình nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện học sinh.
Khác với giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình gắn liền và theo suốt cuộc đời con người nên cha mẹ là người hiểu con mình hơn ai hết. Chính vì vậy giáo viên GDCD phải thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh để nắm bắt cá tính, nhược điểm của mỗi học sinh, để cùng với các bậc phụ huynh thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, giáo dưỡng phẩm chất, nhân cách cho học sinh - thế hệ tương lai của đất nước [3, tr.257-268]
Đồng thời còn phải phát huy vai trò tác động cùng giáo dục của các phương tiện thông tin đại chúng, của cộng đồng làng, xã và các tổ chức chính quyền địa phương nơi học sinh sống, học tập. Bên cạnh đó, cần tham mưu với địa phương đưa kết quả xếp loại đạo đức học sinh làm tiêu chuẩn để xét chọn
gia đình văn hóa. Thông báo về địa phương những học sinh cá biệt vi phạm đạo đức, phối hợp với địa phương, gia đình cùng giáo dục. Phối hợp với công an ngăn chặn những hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật của học sinh.
Đào tạo lớp người mới, thế hệ cách mạng cho đời sau vừa “hồng” vừa “chuyên” theo tư tưởng Hồ Chí Minh là công việc và trách nhiệm chung của gia đình, nhà trường và xã hội. Đây là ba lực lượng giáo dục to lớn, nếu được phối hợp chặt chẽ, cùng thống nhất một mục đích, một yêu cầu với các phương pháp giáo dục phù hợp sẽ đem lại kết quả giáo dục tốt đẹp. Không chỉ giúp các em phát triển trí tuệ, năng lực học tập mà còn giúp các em có môi trường lành mạnh để tu dưỡng rèn luyện về đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống v.v. góp phần hình thành, phát triển nhân cách cho các em theo yêu cầu phát triển của xã hội.