Giải pháp về đội ngũ giáo viên giảng dạy môn học

Một phần của tài liệu Vai trò của giảng dạy môn Giáo dục công dân với việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 81 - 85)

Cả lý luận và thực tiễn đề chứng tỏ rằng , trong giáo du ̣c, giáo viên luôn luôn là người quyết đi ̣nh chất lượng giáo du ̣c . Chính vì vâ ̣y mà ta ̣i Hô ̣i nghi ̣ Trung ương Tám, khóa XI (ngày 4-11-2013) Đảng ta đã coi viê ̣c : “Nâng cao nhâ ̣n thức về vai trò quyết đi ̣nh chất lượng giáo du ̣c và đào ta ̣o của đô ̣i ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” là một trong những nô ̣i dung rất cơ bản của giải pháp đầu tiên để thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản , toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay ở nước ta.

Theo tinh thần đó , trước mắt ngành giáo du ̣c và đào ta ̣o tỉnh Thái Nguyên cầ n nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ giáo viên môn Giáo dục công dân trong tỉnh; bố trí, bổ sung,sắp xếp lực lượng….để việc giảng dạy môn học có tác động đến việc hình thành ý thức đạo đức; đến việc chuyển tri thức, tình cảm, niềm tin đạo đức thành thực tiễn đạo đức, thành hành vi đạo đức; đến việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong hoàn cảnh lịch sử mới; đến việc hình thành, phát triển nhân cách cho học sinh trung học phổ thông ở Thái Nguyên hiện nay . Đặc biệt là khơi

dâ ̣y ở các em niềm tự hào dân tô ̣c, về truyền thống li ̣ch sử của quê hương Thái Nguyên “Thủ đô gió ngàn”

Ngày 19- 1- 1996, tại Đại hội Đảng bộ trường Đại học sư phạm thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã chỉ rõ vai trò to lớn của giáo viên đối với giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ, đồng chí nói: “Chúng ta khẳng định vai trò cực kỳ quan trọng của thầy giáo, cô giáo và giáo dục nhà trường đối với sự hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, cho thế hệ trẻ, xây đắp nền dân trí của đất nước, đào tạo toàn bộ nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển, bồi dưỡng nhân tài cho các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội. Toàn bộ vốn quý này bắt nguồn từ giáo dục mầm non và phổ thông” [23, tr.14]. Tiếp tục tinh thần đó, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta nhấn mạnh: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” [8, tr.130-131]. Với quan điểm này thêm một lần nữa Đảng ta khẳng định vai trò của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trong sự nghiệp “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

Đứng trên quan điểm sản xuất, giáo dục là một ngành hoạt động sản

xuất ra con người, nó không được phép tạo ra những sản phẩm tồi, những sản

phẩm hỏng, những sản phẩm “giả khoa học, giả đạo đức”. Đây là đòi hỏi nghiêm túc đối với nhà trường và nhà giáo nói chung, nhất là giáo viên GDCD phải luôn ý thức và tự ý thức sâu sắc được điều đó.

Để giáo dục đạo đức cho học sinh người thầy cũng phải “được giáo dục”. Phê phán các nhà duy vật trước đây chỉ thấy rằng: “con người là sản phẩm của những hoàn cảnh và của giáo dục, rằng do đó con người đã biến đổi là sản phẩm của những hoàn cảnh khác và của một nền giáo dục đã thay đổi” mà đã “quên rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh”, do đó “ bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục” [15, tr.10]. Theo cách nói hiện đại là nhà giáo dục cũng cần được “đào tạo lại” theo nghĩa rộng của từ này.

Nâng cao chất lượng giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng. Hơn ai hết, giáo viên GDCD có trách nhiệm hết sức nặng nề trong việc kết hợp: dạy chữ với dạy người, để rèn luyện nhân cách con người cho từng học sinh. Do đó đòi hỏi giáo viên bộ môn không chỉ truyền thụ tri thức khoa học, giúp cho học sinh phát triển năng lực trí tuệ mà còn phải bồi dưỡng cho các em tình cảm, tâm hồn, những chuẩn mực đạo đức cơ bản, lối sống cao đẹp và cách làm người trong xã hội, gây dựng ý thức trách nhiệm với cuộc sống, bổn phận, nghĩa vụ với xã hội, với công việc và con người. Muốn vậy, người giáo viên phải luôn ý thức được tầm quan trọng của việc “ được giáo dục”, việc không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho mình.

Trong “Thư gửi giáo sư, học sinh, cán bộ thanh niên và nhi đồng” ( ngày 3-11-1955) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của người thầy là chăm lo dạy dỗ con em mình thành những công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sỹ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà” [20, tr.348]. Cùng với đông đảo đội ngũ nhà giáo, giáo viên GDCD phải đóng vai trò là nhà hoạt động xã hội, tổ chức thực hiện các nội dung thực hành chính trị - đạo đức, luật pháp trong nhà trường, phải nỗ lực trong việc giáo dục con người. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, người giáo viên phải được bổ túc và cập nhật kiến thức, phải được “đào tạo lại’”.

Giáo viên không né tránh và lẩn tránh sự thật, kể cả những sự thật đáng buồn, những mâu thuẫn và nghịch lý của sự phát triển hiện nay. Tuy nhiên mỗi bài giảng GDCD phải là sự định hướng tích cực cho cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Khi phê phán cái sai, cái xấu, cái ác phải nhằm khẳng định hệ giá trị chân - thiện - mỹ cho học sinh, xây dựng niềm tin cho họ.

Chất lượng giáo viên GDCD còn thể hiện ở chỗ người thầy phải tự thuyết phục được chính mình, phải có kiến thức, hiểu biết sâu, rộng về xã hội, nắm được những chuẩn mực sống, phải đem hiểu biết để gây dựng niềm tin thì mới truyền được niềm tin cho học sinh. Phải hiện diện trước học trò như một nhân cách, tận tụy, trung thực, khiêm tốn, vị tha, nhân ái qua lao động -

dạy học của mình, qua ứng xử, giao tiếp, đối thoại thì mới đủ sức hình thành và phát triển nhân cách học sinh.

Thực tiễn phát triển giáo du ̣c nhiều năm qua cho thấy, để nâng cao chất lượng giáo viên GDCD thì công tác bồi dưỡng thường xuyên cần phải được chú trọng và mang tính thiết thực, gắn với nhu cầu thực tiễn của viê ̣c giảng da ̣y môn GDCD trong nhà trường. Viê ̣c bồi dưỡng này phải sát với từng đối tượng như giáo viên mới vào nghề, giáo viên lâu năm, giáo viên dạy trái chuyên ngành đào tạo v.v. Ở đây thiết nghĩ chúng ta phải trở lại một luận điểm rất nổi tiếng của C.Mác trong Luận cương về Phoi-ơ-bắc, đó là “ bản thân nhà giáo du ̣c cũng cần

phải được giáo dục”; hay là tư tưởng học tập suốt đời của UNESCO.

Tại Hội nghị lần thứ Tám , khóa XI (ngày 4-11-2013), trong Mục tiêu

tổng quát của quá trình đổi mới căn bản , toàn diện gi áo dục và đào tạo hiện nay ở nước ta được xác đi ̣nh là “Xây dựng nền giáo dục mở , thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hoá, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào ta ̣o”

Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, trong quá trình dạy học, giáo viên cần có phương pháp phù hợp với đặc trưng của môn học. Dạy học môn GDCD, đặc biệt là phần “công dân với đạo đức”, giáo viên không chỉ “ diễn thuyết”, “giáo huấn” học sinh, mà phải liên hệ nội dung bài học vào thực tiễn cuộc sống, nêu vấn đề cho học sinh giải quyết để từ đó các em rút ra nội dung bài học. Khi học sinh biết vận dụng những nội

dung bài học vào thực tiễn cuộc sống , tức là các em đã hình thành được

những hành vi đạo đức một cách tự giác, tiến bộ. Đây là lúc chúng ta biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục.

Dạy học không chỉ là một khoa học mà còn là một nghệ thuật , điều đó đòi hỏi người giáo viên ph ải có sự linh hoạt trong giảng dạy, có nghệ thuật truyền thụ tri thức, phải căn cứ vào nội dung tri thức môn học để lựa chọn

phương pháp sao cho phù hợp với đối tượng; giáo viên phải có nghệ thuật thu hút, lôi kéo học sinh say mê học tập, phải biết cách phát huy tính tự học, tự nghiên cứu, tự suy ngẫm của học sinh, phải “lấy người học làm trung tâm, giáo viên là chủ đạo”. Bởi vậy, “nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên được coi là một bộ phận nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng đạo đức trong trường học” [9, tr.172].

Một phần của tài liệu Vai trò của giảng dạy môn Giáo dục công dân với việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 81 - 85)