Nguyên nhân của những thành tựu

Một phần của tài liệu Vai trò của giảng dạy môn Giáo dục công dân với việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 67 - 78)

Thứ nhất, số lượng và chất lượng giáo viên GDCD về cơ bản đư ợc bổ sung và nâng cao. Mười năm gần đây đội ngũ giáo viên nói chung , giáo viên môn GDCD nói riêng phần nào đã đáp ứng yêu cầu dạy học, tỷ lệ giáo viên đạt

chuẩn và trên chuẩn cao, tỷ lệ giáo viên chưa đạt chuẩn có xu hướng thấp dần.

Bảng 2.4. Bảng thống kê số lượng giáo viên GDCD khối THPT tỉnh Thái Nguyên năm học 2008 – 2009; 2014 – 2015.

Đội ngũ CB-GV GDCD Năm học 2008 - 2009 Năm học 2014 - 2015 Tổng Trên chuẩn Đạt chuẩn Dưới chuẩn Tổng Trên chuẩn Đạt chuẩn Dưới chuẩn

THPT 75 0 44 02 84 05 79 0

[Nguồn: Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên]

Bảng thống kê trên cho thấy chất lượng đội ngũ giáo viên dạy GDCD trong 30 trường THPT của tỉnh phát triển khá tốt. Đa số giáo viên được đào tạo theo đúng chuyên ngành, hầu hết tốt nghiệp các trường: Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Thái Nguyên… đặc biệt đã có 05 giáo viên GDCD đã và đang theo học chương trình Cao học, có 06 giáo viên đã thi đỗ Cao học về phương pháp giảng dạy lý luận chính trị và chuẩn bị nhập học. Hiện nay số lượng giáo viên dạy môn GDCD ở các trường THPT của tỉnh đã được bố trí tương đối đủ so với định mức lao động, đáp ứng yêu cầu giảng dạy.

Đánh giá về chất lượng đội ngũ giáo viên, trong đó có giáo viên GDCD Sở GD & ĐT Thái Nguyên chỉ rõ: Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong tỉnh, nhìn chung tâm huyết với nghề, nghiêm túc, có trách nhiệm trước học sinh, có ý chí tiến thủ, có bản lĩnh và năng lực vững vàng, tay nghề giỏi, có ý thức kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay.

Thứ hai, sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, các cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương trong tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan ban ngành, đoàn thể xã hội, sự tin tưởng và ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, nhờ đó sự nghiệp giáo dục nói chung, giảng dạy môn GDCD tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những kết quả nhất định.

Với sự quan tâm thiết thực, hiệu quả của các cấp, các ngành, cơ sở vật chất của ngành giáo dục nói chung, giáo dục THPT nói riêng không ngừng được cải thiện, nâng cấp..Trang thiết bị dạy học ở nhiều bộ môn được bổ sung, tạo điều kiện ngày càng tốt hơn cho việc dạy và học. Chính điều này đã làm tăng thêm niềm đam mê học tập ở các em, xây dựng cho các em niềm tin vào một ngày mai tươi sáng, trên cơ sở đó mà nhân cách các em phát triển đúng hướng.

Thứ ba, nội dung chương trình môn GDCD có nhiều điểm mới so với trước đây. Từ năm học 2006 -2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho xuất bản và đưa vào sử dụng chính thức bộ sách giáo khoa GDCD cho cả ba khối lớp

10, 11, 12. Bên cạnh mô ̣t vài ha ̣n chế , nhìn chung bộ sách giáo khoa đã đ ảm

bảo được tính khoa học, tính sư phạm, thực hiện được việc đổi mới dạy và học trên cơ sở phát huy tính tích cực học tập của học sinh theo tinh thần đổi mới về Giáo dục - Đào tạo. Kết cấu từng phần, từng bài tương đối hợp lý, diễn đạt rõ ràng, văn phong sáng sủa, nội dung chương trình bước đầu góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn GDCD trong trường THPT

* Lớp 10

So với sách GDCD lớp 10 trước đây, sách GDCD lớp 10 hiện nay có thêm 1 bài mới trong phần triết học - Bài 1 (Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng).

Chương trình mới tập trung vào vấn đề: Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học. Một số nội dung của chương trình cũ được lựa chọn, tinh giản, không đưa vào chương trình mới đó là:

Bài 2: Định nghĩa vật chất của Lênin; tính thống nhất vật chất của thế giới; nguồn gốc và bản chất của ý thức; phạm trù không gian và thời gian.

Bài 3: Phạm trù đứng im, mối quan hệ giữa vận động và đứng im.

Bài 4: Phân loại một số mâu thuẫn, đặc biệt là mâu thuẫn đối kháng, mâu thuẫn địch ta và mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.

Bài 5: Khái niệm bước nhảy (nhảy vọt) và hình thức của các bước nhảy. Bài 7: Phạm trù chân lí và hai giai đoạn của quá trình nhận thức; những quy luật cơ bản của tư duy logic.

Bài 8: Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh, các hình thái ý thức xã hội, đặc biệt là hình thái ý thức chính trị, pháp luật và tôn giáo.

Bài 9: Vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân kiệt xuất trong lịch sử, luận điểm “dân là gốc”.

Trong chương trình cũ, toàn bộ thời lượng của lớp 10 được dành cho việc dạy triết học, nay chương trình mới có thêm phần đạo đức (được chuyển từ học kì II lớp 11 cũ xuống).

Ở phần đạo đức theo chương trình mới cấu trúc và nội dung có sự điều chỉnh: học sinh được tìm hiểu các quan niệm về đạo đức trước khi đi vào các phạm trù đạo đức. Phần đạo đức theo chương trình mới đề cập đến các giá trị đạo đức của người công dân trong giai đoạn hiện nay. Các giá trị đạo đức này được cấu trúc theo các mối quan hệ của học sinh đối với bản thân, tình yêu, hôn nhân, gia đình, cộng đồng, Tổ quốc và nhân loại.

So với chương trình cũ thì nội dung phần đạo đức theo chương trình mới có ý nghĩa thực tiễn, cụ thể, thiết thực và gần gũi với cuộc sống của học sinh hơn. Từ đó góp phần hình thành tình cảm, tạo lập niềm tin, xây dựng nhân cách cho thế hệ trẻ.

* Lớp 11

Trong chương trình trước đây, những kiến thức về kinh tế chỉ được đề cập một cách sơ lược, xen kẽ, thiếu hệ thống, thiên về đường lối chính sách. Những kiến thức ở phần I của chương trình mới mang tính phổ thông về kinh tế, nêu lên đường lối, chủ trương phát triển kinh tế của đất nước và trách nhiệm của công dân trong việc phát triển kinh tế cá nhân, gia đình và xã hội. Nội dung kiến thức phù hợp với việc giáo dục công dân cấp THPT, quán triệt được mục tiêu giáo dục THPT; giải quyết hài hoà giữa các mục tiêu giáo dục về kiến thức, kĩ năng, thái độ đối với học sinh.

Trong chương trình cũ bao quát một nội dung rất rộng và nặng nề: từ vấn đề “Tiến bộ xã hội”, “Xã hội tư bản”, “Xã hội xã hội chủ nghĩa” đến “Những vấn đề chung của nhân loại ngày nay”.

Phần II - Chương trình mới chỉ giữ lại một số nội dung và cấu trúc lại theo hai mảng là:

- Một số vấn đề về chủ nghĩa xã hội. Trong đó chọn ba vấn đề: Chủ nghĩa xã hội, Nhà nước Xã hội chủ nghĩa, Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đây là những vấn đề rất cơ bản, thiết yếu nhưng cũng khó và cực kỳ nhạy cảm.

- Về chính sách c ủa Nhà nước ta: Trong chương trình cũ, một số chính sách của nhà nước được giảng dạy ở lớp 12, nay chuyển xuống giảng dạy ở lớp 11. Chương trình mới bổ sung hai chính sách (Chính sách dân số và giải quyết việc làm; chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường). Trong đó trách nhiệm của công dân đối với các chính sách được coi trọng ở tất cả các bài. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập nghĩa vụ pháp lý, nghĩa vụ đạo đức cho học sinh, là nền tảng tri thức để các em vận dụng vào đời sống thực tiễn

của mình trong tương lai, thể hiện nguyên lý giáo du ̣c: học đi đôi với hành, lý

luâ ̣n gắn liền với thực tiễn. Coi “ Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luâ ̣n về nhâ ̣n thức” [13, tr.167].

* Lớp 12

Nội dung tài liệu Giáo dục công dân lớp 12 cũ được cấu trúc thành hai phần:

Phần I: Một số vấn đề cơ bản xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay. Phần này bao quát các vấn đề cơ bản nhất của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước theo Văn kiện của Đại hội lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam.

Phần thứ II: Một số vấn đề pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phần này giới thiệu một cách khái quát hệ thống các ngành luật Việt Nam và hệ thống các văn bản pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Trong chương trình cũ, những kiến thức về pháp luật được trình bày theo hệ thống các ngành luật, hệ thống các văn bản pháp luật. Trong sách Giáo dục công dân 12 mới: không tập trung vào nội dung các ngành luật, các lĩnh vực pháp luật cụ thể, mà tập trung đi vào phân tích bản chất của pháp luật, vai trò của pháp luật đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân, nhà nước và xã hội.

Như vậy trong chương trình mới đã giảm tải được nhiều nội dung, tập trung và làm đậm nét yêu cầu giáo dục pháp luật ở lớp 12. Đặc biệt nội dung kiến thức đã bắt nhịp được với những đổi mới trong đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước ta, với hệ thống các ngành luật cũng như các văn bản pháp luật.

Với nội dung này, môn GDCD cung cấp cho các em học sinh THPT một hệ thống tri thức, mà hệ thống tri thức đó có khả năng giúp cho các em nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng sống, hướng tới một nhân cách phát triển toàn diện.

Thứ tư, sự quan tâm của các trường THPT trong tỉnh đến môn GDCD. Tuy còn mô ̣t vài ha ̣n chế khó tránh khỏi , nhưng trong những năm gần đây, viê ̣c giảng da ̣y môn GDCD để giáo dục đạo đức cho ho ̣c sinh nhìn chung ngày càng được chú trọng hơn. Nhiều trường đã thực hiện chương trình ngoại khoá môn GDCD ở các khối lớp, đặc biệt coi trọng việc rèn nề nếp kỷ cương, nếp sống văn minh giao tiếp, kỷ luật trật tự, giữ gìn an toàn trường học.

Giáo dục pháp luật cho học sinh cũng được tăng cường, điều đó giúp cho các em hiểu được quan hệ giữa nghĩa vụ đạo đức với nghĩa vụ pháp lý, trên cơ sở đó hình thành thói quen sống theo pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. Thực hiện đề án “Công tác an toàn trường học và phòng chống ma tuý học đường” nên tình hình trật tự trường học được giữ vững. Ngoài ra các trường đã tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, truyền thống cách

mạng, lòng nhân ái cho học sinh thông qua các hình thức ho ạt động chính tri ̣

– thực tiễn như: chữ thập đỏ, xây dựng quỹ vì bạn nghèo, giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt, phong trào “áo ấm tình thương”, “bầu ơi thương lấy bí cùng” …

Các tổ chức Đoàn, Đội ở các trường đã tổ chức nhiều cuộc thi, nhiều buổi giao lưu và những hoạt động tập thể, tạo ra sân chơi bổ ích để rèn luyện cho học sinh những hành vi, thái độ, tình cảm tốt đẹp. Qua đó, giúp các em có trái tim nhân hậu, tấm lòng bao dung rộng mở, tình bạn, tình thầy trò đúng mực, trong sáng, nhờ đó mà tình cảm đa ̣o đức của các em ngày càng phong phú và sâu sắc hơn.

Những việc làm đó đã tạo ra sự chuyển biến tích cực về nhân cách, đạo đức học sinh. Tình trạng học sinh vô lễ, nói tục, chửi bậy, đánh nhau, gây mất trật tự đã giảm đi rõ rệt. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, kết quả học tập và rèn luyện của các em ngày một tốt hơn.

2.2.2.2.Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, nhận thức của một số cán bộ quản lý giáo dục, một bộ phận gia đình, học sinh đối với vị trí và vai trò của môn GDCD trong nhà trường THPT có lúc chưa thật đúng đắn và sâu sắc.

Nhiều người trong số đó không hiểu môn học này trực tiếp trang bị cho các em những hiểu biết về thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp tư duy khoa học và thực tiễn; hiểu biết về lý luận - chính trị, xã hội cần thiết mà người công dân phải có: (hiểu biết về xã hội và nhà nước, về luật pháp và chính sách, về quyền và nghĩa vụ công dân, về đạo đức và trách nhiệm cuộc sống) để ứng xử với xã hội, nhà nước và cộng đồng xung quanh một cách đúng đắn, khoa học, tự giác và phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực xã hội.

Nhiều người không biết rằng đây chính là cơ sở quan trọng giúp các em nhận thức rõ vai trò của mình trong ý thức tự giáo dục, tự điều chỉnh và hoàn thiện bản thân theo chuẩn mực, theo các giá trị được lựa chọn. Thông qua đó nhân cách các em sẽ được xây dựng và phát triển một cách bền vững.

Từ hiện trạng đó mà Ban giám hiệu một số trường đã lồng ghép, bố trí giáo viên môn khác trái chuyên môn để giảng dạy kiêm nhiệm. Họ quan niệm đơn giản rằng giáo viên nào cũng có thể giảng dạy được môn GDCD. Việc bố trí giáo viên không qua đào tạo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dạy học bộ môn: làm cho nội dung môn học không được đảm bảo, phương pháp giảng dạy khô cứng, giờ học nhàm chán, buồn ngủ, tâm lí coi thường môn học ngày càng tăng lên.

Hầu như các trường tìm cách hợp lý hoá việc dạy dồn tiết môn GDCD sau thời điểm Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố môn thi tốt nghiệp, để đảm bảo thành tích cho kỳ thi tốt nghiệp. Điều này nói lên công tác quản lý trong

nhà trường, quản lý chuyên môn của một số cán bộ quản lý cấp cơ sở có lúc còn buông lỏng chưa phát huy hết vai trò và trách nhiệm của mình

Công tác kiểm tra, đôn đốc của nhà trường đối với môn GDCD mới chỉ chú ý đến thời gian, tiến độ. Vì vậy giáo viên GDCD thường phải khẩn trương, vội vã trong việc kiểm tra, chấm bài, vào điểm của mấy trăm học sinh mình dạy vào cuối kỳ, cuối năm.

Nhận thức chưa đúng của bản thân và gia đình học sinh về môn GDCD trong nhà trường. Tâm lý chung của một số bậc phụ huynh cũng như của nhiều học sinh THPT ở Thái Nguyên cho rằng đây là môn học phụ, không liên quan tới thi tốt nghiệp và thi đại học nên hạn chế đầu tư thời gian, công sức cho việc học tập môn này, không quan tâm tới chất lượng việc học tập môn GDCD.

Có nhiều học sinh không thích học môn này nên chủ yếu học theo hình thức đối phó vì cho rằng để tập trung thời gian học các môn chính. Không ít học sinh thừa nhận không sợ làm bài kiểm tra môn này vì có thể quay cóp, xem bài bạn. Cho rằng môn khác học sinh có thể bị thi lại nhưng môn GDCD học sinh phải thi lại là chuyện “ngạc nhiên”, nếu con em mình bị điểm kém môn này là do giáo viên bộ môn khắt khe, khó tính. Thậm chí nhiều giáo viên chủ nhiệm cũng đồng tình với phụ huynh lớp mình về việc này.

Cách nhìn nhận của không ít cha mẹ tưởng chừng rất nhỏ nhưng vô hình chung lại gây hậu quả rất lớn đến thái độ học tập của chính các em đối với môn học.

Việc nhận thức sai lầm của một ít gia đình và học sinh về môn GDCD đã gián tiếp đẩy con em họ mắc vào sai lầm về hành vi và ứng xử, trực tiếp gây nên sự lệch lạc về phẩm chất và lối sống. Giá trị lâu dài nhất của môn GDCD liên quan đến cả cuộc đời các em sau này là hình thành nhân cách, phẩm chất người công dân chân chính, tài đức vẹn toàn để trở thành những

Một phần của tài liệu Vai trò của giảng dạy môn Giáo dục công dân với việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 67 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)