Những hạn chế

Một phần của tài liệu Vai trò của giảng dạy môn Giáo dục công dân với việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 61 - 67)

Công tác giảng dạy môn GDCD ở các trư ờng THPT trên đi ̣a bàn t ỉnh Thái Nguyên đã đem lại những thành tựu đáng kể, góp phần không nhỏ vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục của nước ta trong giai đoạn mới nhằm đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, công tác giảng dạy môn GDCD của các trường THPT ở tỉnh Thái Nguyên vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định cần sớm khắc phục, đó là:

Thứ nhất, về đội ngũ giáo viên.

Tỷ lệ giáo viên GDCD THPT trong tỉnh đạt chuẩn về trình độ khá cao nhưng năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục, cơ cấu giáo viên chưa đồng bộ. Ngoài ra, số lượng giáo viên giảng dạy GDCD chủ yếu là trẻ nên một số còn hạn chế trong phương pháp truyền thụ kiến thức dễ mắc vào giáo điều “lí luận không gắn liền với thực tiễn”, “lí luận suông”, thầy dạy, trò thụ động nghe - ghi - chép máy móc, điều này dễ dẫn đến chất lượng chưa cao trong Dạy – Học.

Sự trẻ hóa về đội ngũ giáo viên giảng dạy môn GDCD THPT ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay còn là điều đáng lo ngại khi đời sống gia đình của họ chưa ổn định, hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn sẽ kéo theo nhiều hệ lụy trong công tác, chẳng hạn: có một số giáo viên ít đầu tư nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lương thấp nên dành thời gian làm ngoài để đảm bảo đời sống gia đình, dễ dẫn đến tình trạng dạy cho hoàn thành nhiệm vụ,chưa thực sự tâm huyết với nghề.

Thứ hai, thái độ của các cấp lãnh đạo đối với giảng dạy, học tập môn GDCD.

Mặc dù trong những năm gần đây các cấp lãnh đạo, chính quyền ở tỉnh Thái Nguyên luôn quan tâm chăm lo đến công tác giáo dục của tỉnh nhà. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tồn tại một số cán bộ lãnh đạo, đặc biệt cán bộ lãnh đạo ở một số trường THPT trong tỉnh chưa thực sự coi trọng môn GDCD. Điều này dễ dẫn đến sai sót nhất đi ̣nh trong quá trình phân công gi ảng dạy trong năm học. Có trường do thiếu giáo viên cục bộ (giáo viên GDCD nghỉ ốm, sinh con, đi học…) nên đã sắp xếp giáo viên có chuyên môn Lịch sử, Văn, Địa lý thậm chí có cả giáo viên dạy môn tự nhiên dạy môn GDCD. Từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy môn học này.

Thời gian gần đây, ở một số trường THPT lãnh đạo còn có nhận định chủ quan rằng môn học này không thi tốt nghiệp, không thi Đại học nên chỉ đạo giáo viên dạy gộp nội dung, đẩy nhanh tiến độ cho học sinh lớp 12 cuối cấp có thời gian học các môn văn hóa khác

Mặt khác, trong toàn tỉnh lãnh đạo ngành giáo dục chưa có văn bản chỉ đạo, chưa có kinh phí dành cho các cơ sở giáo dục phục vụ giờ dạy ngoại khóa theo chương trình sách giáo khoa, theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành(2 tiết/ năm học).

Việc mua sắm bổ sung thiết bị, tài liệu tham khảo cho bộ môn GDCD không được quan tâm, tạo điều kiện như những môn học khác trong nhà trường.

Đây là những thiếu sót trong sự lãnh đạo, sự chỉ đạo đối với môn GDCD THPT ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay, làm hạn chế chất lượng dạy và học của giáo viên, học sinh đối với môn học này. Vì thế, ngành giáo dục – đào ta ̣o t ỉnh Thái Nguyên cần có nhận thức đầy đủ hơn về vị trí, vai trò của môn GDCD, cần tăng cường đổi mới công tác quản lý, lãnh đạo và đầu tư ngân sách phục vụ cho các buổi học tập ngoại khóa, giải đáp kịp thời lý luận gắn liền với thực tiễn nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDCD THPT ở tỉnh Thái Nguyên trong những năm học tiếp theo.

Thứ ba, về thực hiện nội dung, chương trình.

Xét tổng thể nội dung, chương trình GDCD THPT hiện nay về cơ bản đảm bảo khoa học, lôgic có ý nghĩa nhất định đối với người học. Song trên

thực tế trên từng lĩnh vực , từng nội dung vẫn còn hạn chế . Tại một cuô ̣c Hội

thảo trong tháng 8 năm - 2013 Về đổi mới nội dung , chương trình sách giáo

khoa Giá o dục công dân trung học phổ thông , Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh: “Nội dung chương trình hiện hành còn nhiều điều chưa hợp lý, nặng giáo dục chính trị, nhẹ giáo dục kỹ năng sống, coi trọng lý thuyết, chưa chú ý vận dụng, thực hành, chưa đáp ứng được yêu cầu thể hiện qua việc làm và hành vi cụ thể trong đời sống. Nhiều bài học trong sách giáo khoa môn Đạo đức - GDCD còn khô khan, gượng ép, chưa phù hợp với đặc điểm tâm lý, tình cảm của học sinh” [32].

Chương trình giảng dạy tuy đã được tinh giản nhưng nhìn chung vẫn còn nặng, nhất là đối với những ho ̣c sinh có lực ho ̣c từ trung bình trở xuống ; nhiều mục, nhiều bài còn mang tính lí thuyết xa rời tính thực tiễn . Nhiều bài chủ yếu hướng về cung cấp thông tin hơn là giáo dục kỹ năng, tư duy sáng tạo và tinh thần trách nhiệm. Chẳng hạn mở đầu chương trình GDCD lớp 10, Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng, trong bài này có những nội dung như “phủ định siêu hình”, “phủ định biện chứng”. Đây là những đơn vị kiến thức rất trừu tượng, khó hiểu đối với những học sinh lớp

10 (15 tuổi). Vừa mới chuyển cấp, học sinh không thích ứng kịp để học và lĩnh hội đầy đủ nội dung kiến thức này.

Qua khảo sát thực tế, tác giả thấy rằng hầu hết các em học sinh khi được hỏi về việc tiếp nhận nội dung kiến thức môn GDCD phần đầu lớp 10 đều cho rằng đây là những kiến thức rất trừu tượng và khó hiểu với khả năng tiếp nhận của các em.

Bên cạnh đó, chương trình GDCD trong phần I của lớp 11 cũng là những nội dung khô cứng và khó tiếp nhận đối với các em, cụ thể: Bài 2 -

Hàng hoá - tiền tê ̣ - thị trường; Bài 3 – Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa… nô ̣i dung kiến thức của các bài này nhìn chung vượt quá khả năng nhận thức của nhiều học sinh.

Nền giáo dục Việt Nam yêu cầu dạy ho ̣c phải bám sát chương trình , nội dung sách giáo khoa và sự chỉ đạo thực hiện nội dung , chương trình của cấp trên nên giáo viên giảng dạy môn GDCD THPT còn mang nặng việc truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng thực hành dẫn tới hệ lụy người học thiếu “khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp…” [7, tr.37].

Trong thông báo số: 1231/TB-BGDĐT ngày 30 tháng 09 năm 2013 về “Kết quả hội thảo quốc gia về giáo dục đạo đức – công dân trong giáo dục phổ thông Việt Nam” của Bộ GD&ĐT đã chỉ rõ: “chương trình và sách giáo khoa hiện hành đặt ra mục tiêu kiến thức quá cao, không phù hợp với năng lực và tâm lí nhận thức của học sinh phổ thông. Chương trình còn mang tính hàn lâm, nặng về giáo dục pháp luật, chính trị, nhẹ về giáo dục đạo đức, giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống, coi trọng lý thuyết, nhẹ thực hành;chưa thường xuyên chú trọng đến việc hướng dẫn tự học, rèn luyện kĩ năng cho học sinh; chưa hướng tới việc hình thành cho học sinh nhữngphẩm chất và năng lực cần thiết của người công dân trong xã hội; cấu trúc, thiết kế chương trình còn "cứng" và "đóng", không tạo điều kiện cho việc cập nhật những thay đổi của đất nước và thời đại, việc lựa chọn nội dung linh hoạt và tận dụng các tình huống trong thực tế cuộc sống vào hoạt động dạy học, giáo dục. Kiến

nhiều bài học trong sách giáo khoa còn khô khan, trừu tượng, khó hiểu, tạo ra áp lực cho việc dạy và học. Việc tích hợp, lồng ghép kiến thức trong môn

GDCD chưa linh hoạt, thiếu tính hệ thống, đôi khi khiên cưỡng”[5]

Để khắc phục thực trạng trên, theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, “ngoài việc giáo viên phải thay đổi phương pháp và nâng cao chất lượng giảng dạy thì cần đổi mới nội dung, chương trình SGK môn Đạo đức - GDCD. Theo đó, nội dung sách giáo khoa phải thay đổi sao cho hấp dẫn học sinh, phát huy được ý thức tự học, tự chịu trách nhiệm của học sinh đối với bản thân, gia đình và tương lai của đất nước” [32].

Hạn chế trong mặt nhận thức, hành vi của học sinh- với tư cách là đối tượng giáo dục.

Việc giảng dạy môn GDCD ở tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua đã mang lại nhiều thành tựu quan trọng đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPH, tuy nhiên hoạt động này vẫn còn có những hạn chế nhất định trong nhận thức và hành vi của học sinh vớ i những biểu hiê ̣n cu ̣ thể như sau:

Một là, môn Giáo dục công dân chưa phát huy hết vai trò của mình trong việc hình thành, củng cố và phát triển thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận khoa học cho học sinh. Điều đó thể hiê ̣n ở chỗ, không ít học sinh vẫn tin vào sự tồn tại của một lực lượng siêu nhiên nào đó – kẻ sáng tạo ra con người và muôn vật.

Không ít em chưa th ực sự hiểu, chưa có khả năng đánh giá, nhận xét được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát tri ển kinh tế - xã hội

của địa phương, dẫn đến bi quan, chán nản trong học tập và rèn luyện. Vậy là

ở mức độ nào đó, phần thứ tư của môn học “Công dân với vấn đề chính trị xã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hội” (14 tiết lý thuyết ) vẫn chưa giúp cho mô ̣t bô ̣ phâ ̣n học sinh có được những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa xã hội và một số chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước để học sinh có thể xác định được trách nhiệm công dân đối với việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hai là, hiệu quả giáo dục các phẩm chất đạo đức cho học sinh THPT tỉnh Thái Nguyên thông qua giảng dạy môn GDCD chưa tương xứng với chức năng và vai trò của bộ môn. Nhiều chuẩn mực đạo đức chưa trở thành thói quen và niềm tin của một bộ phận học sinh. Do đó, những em này còn có những biểu hiện chưa tốt về đạo đức, nhân cách như: trốn học, ham mê điện tử, gây gổ đánh nhau, nói tục chửi bậy, lười biếng, cẩu thả, thiếu ý chí phấn đấu, không có tinh thần hợp tác trong quá trình học tập, rèn luyện. Dẫn đến kết quả học tập và tu dưỡng đạo đức giảm sút, ảnh hưởng đến chất lượng xếp loại học lực và hạnh kiểm chung.

Khá nhiều em không hiểu được mối quan hệ giữa tình yêu, hôn nhân và gia đình. Từ đó có thái độ ủng hộ lối sống, tình yêu theo kiểu phương Tây, thích lối sống tự do, ít ràng buộc trong tình yêu, hôn nhân, đồng tình với kiểu sống thử trước hôn nhân v.v.

Một hiện tượng khác cũng r ất đáng lo ngại là hiện nay có một bộ phận

học sinh đang mất dần thái độ trân trọng và kế thừa những giá trị văn hoá, giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, chưa ý thức sâu sắc trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Đa số học sinh hiện nay thích những bộ phim, bài hát, bản nhạc từ nước ngoài mà không cần quan tâm nó có ý nghĩa gì. Đây là nhân tố làm nhân cách các em phát triển lệch lạc do hấp thụ những luồng văn hoá không lành mạnh.

Ba là, nhận thức của học sinh thông qua học tập phần kinh tế chính trị

học còn bộc lộ nhiều hạn chế. Bên cạnh đại đa số học sinh nắm được quy luật

phát triển của xã hội vừa tuần tự, vừa có bước “nhảy vọt”, thì vẫn còn một bộ phận nhỏ học sinh cho rằng phải đi theo con đường giống các nước tư bản chứ không nhất thiết phải đi theo con đường XHCN thì nước ta mới phát triển mạnh về kinh tế được. Rất nhiều em nhận thức lệch lạc, tỏ ra bi quan khi đánh giá về các vấn đề kinh tế và chính trị - xã hội. Từ đó giảm sút ý chí phấn đấu học tập, tu dưỡng, thiếu ý chí lập thân, lập nghiệp. Lối sống biểu hiện xu hướng thiếu niềm tin, lý tưởng, băn khoăn, hoài nghi về thắng lợi của công

cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, về đường lối lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp xây dựng CNXH.

Bốn là, việc giáo dục kiến thức pháp luật cho học sinh trung học phổ thông qua môn Giáo dục công dân ở một số trường chưa đem lại hiệu quả cao. Pháp luật vẫn là vấn đề chưa thật sự gần gũi trong hành trang của các em: Còn tồn tại những hành vi, ứng xử tiêu cực như nói dối; gian lận trong học tập thi cử, với người thân; trộm cắp, bạo lực học đường; có thái độ vô lễ với thầy cô và người lớn tuổi, thậm chí có cả vi phạm pháp luật. Ở lứa tuổi này, nhiều em muốn được khẳng định mình, nhận thức nông cạn muốn làm “đàn anh”, “đàn chị”, muốn nổi trội trong bạn bè, không phân biệt được những hành vi đúng, sai nên vi phạm pháp luật. Theo báo cáo của Công an tỉnh Thái Nguyên, chỉ trong tháng 8/2014 có tới hàng trăm học sinh vi phạm pháp luật mà chủ yếu là vi phạm luật an toàn giao thông.

Những tồn tại này phải chăng việc giáo dục kiến thức pháp luật cho học sinh THPT qua môn GDCD chưa thật chu đáo. Pháp luật vẫn là vấn đề chưa

thật sự gần gũi trong hành trang củ a các em , chưa đi vào cuô ̣c sống thường

nhâ ̣t của đông đảo ba ̣n trẻ ở mức độ nào đó, vi phạm pháp luật cũng đồng nghĩa với vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội.

2.2.2. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế.

Một phần của tài liệu Vai trò của giảng dạy môn Giáo dục công dân với việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 61 - 67)