Giải pháp về chủ thể sáng tạo, thưởng thức, đánh giá

Một phần của tài liệu Cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 94 - 100)

- Giải pháp đối với người sáng tác

Tác phẩm là sản phẩm tinh thần của ngƣời làm ra nó, vừa là thái độ của tác giả đối với cuộc sống. Tác phẩm giống nhƣ một đứa con, và trƣớc khi đứa con ấy ra đời, tác giả phải trải qua một thời kỳ thai nghén và bồi dƣỡng tốt thì sau khi đứa con ra đời đƣợc khỏe mạnh, đẹp đẽ, tất cả ngƣời xung quanh đều thừa nhận đẹp từ trong ra ngoài. Tác phẩm nghệ thuật cũng vậy, muốn có tác phẩm tốt, trƣớc tiên tác giả phải đƣợc bồi dƣỡng về mọi mặt, từ vốn cơ bản về kỹ thuật đến trình độ thẩm mỹ toàn diện, vốn sống thực tế. Phải đƣợc trang bị nhận thức sâu sắc về mặt xã hội, trình độ chính trị và sự nhạy bén về những vấn đề của sự kiện xã hội, con ngƣời và thiên nhiên,…

Ngƣời nghệ sĩ muốn tạo ra đƣợc một tác phẩm chân chính phải thâm nhập thực tế để sáng tác những tác phẩm ý nghĩa. Tác giả Đinh Quang Thành chụp đƣợc bức ảnh “Đường ra tiền phương” đầy giá trị là bởi vì ông là một

95

phóng viên chiến trƣờng của Thông tấn xã, ông sống trong cuộc kháng chiến ấy, am hiểu con ngƣời với những khó khăn, tàn khốc của cuộc chiến. Tác giả Trần Thế Phong có rất nhiều tác phẩm đẹp về cuộc sống mƣu sinh của trẻ em nghèo, là vì anh cũng từng là một đứa trẻ mƣu sinh trên đƣờng phố, từng sống giống nhƣ những nhân vật anh thể hiện trong các bức ảnh của mình.

Ngƣời nghệ sĩ nhiếp ảnh chân chính cần xác định lý tƣởng sáng tác trong sáng, không vụ lợi, chạy theo giải thƣởng hay vật chất, lợi ích cá nhân. Định hƣớng sáng tác tác phẩm phản ánh hiện thực cuộc sống đƣơng đại, đất nƣớc, con ngƣời, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và các nội dung hƣớng đến giá trị chân - thiện - mỹ, tránh rơi vào những chủ đề có tính dung tục, phản động, đi ngƣợc lại chủ chƣơng của Đảng, Nhà nƣớc.

Sự rung cảm của tác giả ngày nay phải là sự rung cảm trƣớc những hiện thực mang tính bản chất của một đời sống đi lên xã hội chủ nghĩa, chứ không chỉ là sự rung cảm riêng tƣ, thầm kín. Phải có một tâm hồn của thời đại mà mình đang sống, bởi tác phẩm chính là cách nhìn và nhận thức của tác giả đối với cuộc đời và xã hội. Ngƣời nghệ sĩ phải đi vào thực tế đời sống, quan sát, tích lũy và không ngừng phát hiện ra những vấn đề bản chất bằng một hình thức đa dạng để khái quát cho đƣợc những vấn đề bản chất bằng hình tƣợng nghệ thuật.

Nhà nhiếp ảnh cần nhìn nhận thực tế khách quan, đánh giá các sự kiện phải có vốn hiểu biết sâu sắc, tầm nhìn cao trong việc phát hiện vấn đề, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, sự nhanh nhạy trong sáng tác.

Ngƣời sáng tạo nghệ thuật, cũng nhƣ tất cả chúng ta cần đề phòng, chống lại chủ nghĩa hình thức. Ngƣời sáng tác cần tạo ra tác phẩm với một hình thức phong phú, đa dạng, nhằm diễn đạt một nội dung mang đƣợc đầy đủ ý nghĩa lịch sử, sẽ tạo nên tác phẩm có chất lƣợng nghệ thuật, có sức truyền cảm mạnh đến ngƣời xem. Bởi nghệ thuật phải làm đƣợc nhiệm vụ và chức năng nâng cao trình độ thẩm mỹ của quần chúng, nhất là nhân dân lao động. Nếu tác giả suy nghĩ nhƣ vậy thì một tác phẩm nghệ thuật sẽ là sự thống nhất

96

giữa nội dung và hình thức. Tuy nhiên, các sáng tác không đƣợc đi ngƣợc lại chủ chƣơng, đƣờng lối mà Đảng đã đƣa ra trên mặt trận văn hóa nghệ thuật.

- Giải pháp đối với người làm công tác lý luận, phê bình

Yêu cầu đầu tiên với những ngƣời làm công tác đánh giá, phê bình nhiếp ảnh là cần có kiến thức sâu rộng về mọi mặt đời sống, có lập trƣờng tƣ tƣởng vững vàng, thấm nhuần tƣ tƣởng, chủ chƣơng của Đảng, Nhà nƣớc. Họ cần hiểu biết và sử dụng đƣợc vốn kiến thức về lịch sử, văn hóa, nhiếp ảnh thế giới và Việt Nam, coi đó nhƣ là kiến thức nền. Họ cần hiểu mối quan hệ tƣơng tác giữa các loại hình nghệ thuật, sự hình thành các phƣơng pháp sáng tác, luôn luôn học hỏi, nâng cao hiểu biết.

Tác phẩm ảnh có ý nghĩa to lớn hơn là việc miêu tả một sự kiện hoặc một quá trình sống động, nó làm sáng tỏ mối quan hệ cảm thụ giữa cái tôi và thế giới xung quanh, là kết quả của sự quan sát và chứng kiến, là việc hình tƣợng hóa thông qua nhận thức thị giác của tác giả. Chỉ những ngƣời nào quan niệm về ảnh nhƣ vậy thì mới đem đến những nhận xét cần thiết và mới tìm ra đƣợc cách đánh giá thích hợp cho ảnh.

Lý luận phê bình nhiếp ảnh bao hàm công tác lý luận nhiếp ảnh và công tác phê bình nhiếp ảnh. Ngƣời làm lý luận nhiếp ảnh thì khái quát những thành tựu của sáng tác và tổng hợp lại thành những quy luật, những phạm trù, khái niệm, thuật ngữ... Ngƣời làm phê bình nhiếp ảnh thì ứng dụng những công cụ lý luận để định hƣớng, dẫn đƣờng cho ngƣời tiếp nhận nghệ thuật nhiếp ảnh phổ thông.

Nhà phê bình cần xác định vị trí của mình là “ngƣời môi giới cái đẹp”. Do đó, trƣớc khi hạ bút, ngƣời phê bình cần có lƣơng tâm trong sáng: nói thẳng, nói thật, nói đúng, nói cả cái hay, cái dở của tác phẩm với một thái độ chân tình cởi mở, cầu thị. Ngƣời phê bình và ngƣời đƣợc phê bình không nên cho rằng, phê bình là vạch ra khuyết điểm mà ngƣợc lại cần tôn vinh cái hay, cái đƣợc. Dựa trên nhận thức lý luận, soi sáng vào tác phẩm, tìm ra cái hay, cái tốt, cái đƣợc và cái chƣa đƣợc. Tiếp thu những quan điểm tiên tiến về

97

những phạm trù mỹ học cơ bản: cái đẹp và cái xấu, cái cao cả và cái thấp hèn, cái bi, cái hài, cái anh hùng, cùng với tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, cảm xúc, sự đánh giá, tƣ tƣởng này để chống lại những biểu hiện suy đồi nảy sinh trong nghệ thuật. Theo đó, nhà phê bình phải thấy đƣợc giá trị mỹ học trong tác phẩm của ngƣời sáng tác. Lấy mỹ học khoa học làm cơ sở cho hoạt động văn học nghệ thuật xã hội chủ nghĩa của thời đại ngày nay, tích cực tham gia giải quyết nhiệm vụ xây dựng con ngƣời mới, con ngƣời phát triển toàn diện và hài hòa trong xã hội xã hội chủ nghĩa.

Những ngƣời làm công tác lý luận phê bình và cả ngƣời sáng tác cũng cần có năng lực vận dụng triết học, cần có tri thức về thế giới quan và tƣ duy nghệ thuật. Các vấn đề cụ thể của lý luận nhƣ: chức năng của nghệ thuật, nhận thức luận, phƣơng pháp luận, phƣơng pháp sáng tác, vai trò của nghệ sĩ, việc vận dụng một cách nhuần nhuyễn sinh động quy luật biện chứng và quy luật lịch sử đối với công tác lý luận phê bình là hết sức cần thiết. Trên bình diện quốc gia, ngƣời làm công tác phê bình nhiếp ảnh phải có cái nhìn tổng quan, khách quan và khoa học, phải thấy trƣớc những gì nhiếp ảnh sẽ đạt tới, xu hƣớng đó xuất hiện tốt hay không tốt, nên tồn tại hay không tồn tại, phải thẳng thắn phát biểu chính kiến rõ ràng, đúng hay không đúng.

Công tác lý luận phê bình thuộc về lĩnh vực tiếp nhận nghệ thuật. Ngƣời làm công tác lý luận phê bình nhiếp ảnh là ngƣời dẫn đƣờng cho công chúng trong việc tiếp nhận nghệ thuật nhiếp ảnh. Đồng thời, là tác nhân tạo nên sự phát triển của nghệ thuật nhiếp ảnh. Vì vậy, nhiệm vụ của ngƣời làm lý luận phê bình nhiếp ảnh là phải tìm ra những con đƣờng tiếp nhận nghệ thuật nhiếp ảnh một cách khoa học nhất, bản chất nhất về nhiếp ảnh. Trên cơ sở đó yêu cầu ngƣời làm công tác lý luận phê bình nhiếp ảnh phải có kiến thức hệ thống, kiến thức rộng về nhiếp ảnh, có sự nhạy cảm nghệ thuật, có tƣ duy khái quát.

Trong nghệ thuật nói chung và nghệ thuật nhiếp ảnh nói riêng, việc lựa chọn ban giám khảo cho mỗi một cuộc thi luôn là việc khó khăn. Việc đổi mới thành phần ban giám khảo cho các cuộc thi khác nhau là cần thiết để tạo

98

nên những cái nhìn tƣơi mới, không bị theo thói quen, kinh nghiệm, thậm chí cả bề dày thành tích. Nghệ thuật nhiếp ảnh là môn nghệ thuật trẻ, lại gắn chặt với máy móc, kỹ thuật. Thành viên ban giám khảo nhất thiết phải nắm vững kỹ thuật cao, các phần mềm ứng dụng photoshop để không nhìn lầm ảnh hiện thực và ảnh kỹ xảo. Điều quan trọng là ban giám khảo phải biết "đọc ảnh", nhìn ra đƣợc ý tƣởng đằng sau bức ảnh. Nghệ thuật nhiếp ảnh không xa rời hiện thực nhƣng lại phải mang tƣ tƣởng, phải bộc lộ đƣợc cái chủ quan trong khách quan, dung hòa đƣợc cuộc sống với nghệ thuật. Tiêu chí khách quan để tuyển chọn ảnh đó là tiêu chuẩn ngôn ngữ, thẩm mỹ, kỹ thuật, cụ thể là: tính chính xác về kỹ thuật, bố cục hình khối có tác dụng thẩm mỹ, nội dung chân thực, quan điểm nhân đạo rõ ràng. Trên cơ sở đó để tuyển chọn, bình xét ảnh và đƣa ra phƣơng pháp đánh giá phù hợp.

Ngƣời làm công tác lý luận phê bình, ngƣời sáng tác nhiếp ảnh cần có năng lực chính trị để biết mình đang đứng ở đâu, làm gì cho đất nƣớc. Bất cứ quốc gia nào cũng có những luật lệ, đƣờng lối, chính sách mà mọi ngƣời dân đều phải chấp hành. Đƣờng lối xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trên nền “Dân tộc, khoa học, đại chúng” trải qua Cách mạng tháng Tám, hai cuộc kháng chiến với nền văn hóa “nội dung dân tộc và tính chất xã hội chủ nghĩa”, đến “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” là kim chỉ nam làm việc của nhà phê bình lý luận và nhà nhiếp ảnh.

- Giải pháp đối với người thưởng thức

Mục đích cao nhất của việc giáo dục thẩm mỹ cho nhân dân không phải chỉ nhằm cho mọi thành viên trong xã hội đều hiểu biết nghệ thuật, yêu mến nghệ thuật mà là nhằm phát triển ở mỗi ngƣời năng khiếu nghệ thuật, lòng khát khao sáng tạo nghệ thuật và biết cách sáng tạo nghệ thuật.

Tác phẩm nghệ thuật nói chung và nghệ thuật nhiếp ảnh nói riêng, có thành công và có giá trị hay không không chỉ nhờ tài năng của ngƣời nghệ sĩ mà còn phụ thuộc phần lớn vào thái độ, cách tiếp nhận của ngƣời xem. Có thể nói, vai trò của công chúng thƣởng thức nghệ thuật nhiếp ảnh là hết sức quan

99

trọng. Thái độ của ngƣời thƣởng thức thể hiện giá trị của tác phẩm và còn thể hiện trình độ văn hóa, sự phát triển của xã hội, cộng đồng đó. Để cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh đƣợc thể hiện tối đa và phát huy hết vai trò, ý nghĩa của nó thì cần có những giải pháp đối với cả những ngƣời thƣởng thức.

Ngƣời thƣởng thức ảnh cũng nhƣ ngƣời sáng tác, ngƣời làm công tác lý luận đều luôn cần có ý thức trau dồi kiến thức cá nhân về mọi mặt, lĩnh vực đời sống xã hội, nghệ thuật để có thể có cách nhìn nhận vấn đề, sự việc một cách đầy đủ nhất và đến gần hơn với nghệ thuật nhiếp ảnh thật sự. Bên cạnh đó, cũng không nên dễ dãi trong thƣởng thức, đánh giá các tác phẩm ảnh để dễ dẫn đến những biểu hiện lệch lạc trong thƣởng thức, sáng tác ảnh. Vốn tri thức càng giàu thì khả năng phân biệt những giá trị thẩm mỹ khác nhau trong tác phẩm nghệ thuật càng hoàn thiện. Giá trị của tác phẩm nghệ thuật và thái động của ngƣời thƣởng thức, bao giờ cũng gắn với những giá trị, kinh nghiệm thẩm mỹ của cá nhân và luôn chịu sự chi phối của nhu cầu thực tiễn trong một môi trƣờng văn hóa xã hội. Vì vậy, để có đƣợc thị hiếu thẩm mỹ đúng, mỗi cá nhân phải không ngừng làm giàu thêm và sâu sắc hơn những giá trị, kinh nghiệm thẩm mỹ của dân tộc và nhân loại.

Công chúng - những ngƣời thƣởng thức nghệ thuật cần thƣờng xuyên nêu quan điểm, nhận xét, đánh giá của cá nhân trong các tác phẩm nhiếp ảnh để các tác phẩm không những mang tính nghệ thuật mà còn có tính chất quần chúng, đi sâu vào đời sống nhân dân, gần gũi hơn với ngƣời xem. Công chúng không chỉ là ngƣời xem mà còn cần trở thành ngƣời sáng tác, ngƣời đánh giá nghệ thuật và đối tƣợng hƣớng đến của các tác phẩm. Những phản hồi của ngƣời xem sẽ giúp ngƣời nghệ sĩ và công tác nghiên cứu lý luận có những phát triển hoàn thiện và phù hợp hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngƣời thƣởng thức nghệ thuật cần hiểu chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc nói chung và về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nói riêng. Đồng thời, mỗi cá nhân cần hƣớng đến đời sống lành mạnh, lý tƣởng tốt đẹp. Rèn luyện quan niệm thẩm mỹ cá nhân thống nhất, ở trong sự liên kết các yếu

100

tố đạo đức và chính trị của xã hội. Tình cảm thẩm mỹ của mỗi ngƣời cần chứa đựng nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ đƣợc xác lập trên nền tảng vững chắc của tinh thần yêu nƣớc, yêu chủ nghĩa xã hội, cùng tinh thần quốc tế của chủ nghĩa nhân văn. Sự đánh giá cái đẹp phải bao trùm lên sự đánh giá đạo đức và chính trị. Có nhƣ vậy, chủ thể cảm thụ mới nhìn nhận đƣợc tác phẩm nghệ thuật nói chung và tác phẩm ảnh nói riêng trong tính trọn vẹn của nó, mới thấy đƣợc mối liên hệ tất yếu của nó với đời sống chính trị - xã hội của sự nghiệp đổi mới.

Một phần của tài liệu Cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 94 - 100)