Những hạn chế của nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 87 - 94)

Không thể phủ nhận những thành tích, mặt tích cực của nghệ thuật nhiếp ảnh trong thời gian qua đối với đời sống xã hội. Tuy nhiên, đời sống thẩm mỹ của nƣớc ta những năm gần đây có những chuyển biến phức tạp có phần đáng lo ngại. Nếu nhƣ tầng lớp lớn tuổi có xu hƣớng bảo lƣu những giá trị truyền thống trong nghệ thuật nói chung thì một bộ phận không nhỏ lớp trẻ lại thích thú với những điều mới lạ của văn hóa nghệ thuật nƣớc ngoài. Điều đáng nói là họ không đƣợc tiếp nhận những giá trị tốt đẹp một cách có hệ thống đúng đắn mà chỉ thấy đƣợc những phần nhỏ trong các giá trị đó. Nhận thức thiếu hụt cùng với tƣ duy hạn chế đã làm cho thị hiếu của nhiều ngƣời trẻ theo hƣớng tiêu cực, quay lƣng lại với các giá trị tốt đẹp, nhân văn.

Chúng ta đã có một kho ảnh đồ sộ về cách mạng Việt Nam, khiến những ngƣời làm công tác văn hóa, công tác tuyên truyền nhất là những ngƣời cầm máy không khỏi tự hào về sự đóng góp của mình. Nhiếp ảnh gắn liền với sự kiện, trong cái đồ sộ đó thì những tác phẩm về hai cuộc kháng chiến đã

88

thực sự nổi bật, đi vào lòng công chúng trong nƣớc và quốc tế, nhƣng từ sau ngày thống nhất đất nƣớc đến nay, chúng ta hiếm có những tác phẩm mang tầm thời đại, mà các tác phẩm nhiếp ảnh hiện nay theo nhƣ đánh giá của giới phê bình thì đều ở mức “đèm đẹp” mà thôi. Cho đến hôm nay các tác phẩm ảnh ra đời sau năm 1975 chƣa một tác phẩm nào đƣợc xét tặng Giải thƣởng Hồ Chí Minh và Giải thƣởng Nhà nƣớc.

Những năm gần đây Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quân tâm đến đội ngũ văn nghệ sĩ trong đó có các nhà nhiếp ảnh, nhƣng cần có những chính sách cụ thể hơn về mọi mặt nhằm đẩy mạnh phát triển nhân lực, phát triển đội ngũ nhiếp ảnh, có con ngƣời tốt thì mới có tác phẩm tốt.

Chức năng của nghệ thuật là giáo dục thẩm mỹ, đồng thời còn có những phát hiện, hƣớng dẫn, đi trƣớc về cái đẹp đối với ngƣời xem. Nếu một tác phẩm khi ngƣời xem xong không tạo nên một tác động nào, dù nhỏ trong thế giới tinh thần, thì hẳn nó chƣa làm đầy đủ chức năng vừa kể trên. Không ít những tác phẩm ảnh thiếu tôn trọng ngƣời xem, nếu không nói là xem thƣờng. Trình độ ngƣời xem ảnh trong những năm gần đây khá toàn diện, đồng thời cũng là một vấn đề đáng đƣợc lƣu ý đối với tác giả và ban tổ chức. Hiện nay, trình độ ngƣời xem nhiều khi đã đuổi kịp tác giả, thậm chí có đôi điều còn tỏ ra am hiểu hơn tác giả về một số vấn đề cuộc sống mà tác giả đã ghi nhận vào tác phẩm.

Với nhiếp ảnh Việt Nam, việc định hƣớng sáng tác lâu nay còn hạn chế, công tác lý luận phê bình còn mờ nhạt, chƣa thực sự có tác động thật sự với sáng tác. Dòng ảnh nude nghệ thuật nƣớc ta khó phát triển vì nhiều lý do. Ngoài việc đòi hỏi trình độ của ngƣời nghệ sĩ, quan niệm của công chúng còn khắt khe thì về ban giám khảo và công tác cấp phép cho triển lãm còn nhiều phức tạp, khó khăn.

- Về sáng tạo

Yếu tố kỹ thuật là điều kiện cần của một tác phẩm ảnh hoàn chỉnh. Đây là điều mặc định các tác giả cần nắm vững và xử lý theo những tiêu chuẩn, ý

89

đồ riêng của mình. Phần kỹ thuật, bao gồm rõ nét, trừ trƣờng hợp tác giả cố ý làm mờ nhòe, ảnh phóng đúng màu sắc, cắt cúp chặt chẽ, những chi tiết trong ảnh lên đầy đủ,… đó là một trong những điều kiện để đánh giá một tác phẩm. Ngƣợc lại, nếu phần kỹ thuật tỏ ra ít nhiều không quan tâm đúng mức, cẩu thả, nếu không gọi là xem thƣờng ngƣời xem, thì đó là sự thiếu trách nhiệm của tác giả.

Nhiếp ảnh sinh ra từ kỹ thuật tân tiến và phụ thuộc vào máy móc kỹ thuật cũng là một đặc trƣng của môn nghệ thuật này. Khoa học công nghệ những năm gần đây có nhiều bƣớc tiến vƣợt bậc, tạo điều kiện thuận lợi cho nghệ sĩ phát huy khả năng nhƣng chính từ cái yếu tố thuận lợi đó mà một số nhà nhiếp ảnh đã lạm dụng công nghệ một cách quá đáng, làm mất đi tính chân thực, gây hoài nghi cho tác giả và làm mất đi bản sắc của nhiếp ảnh.

Cùng với sự phát triển của công nghệ ảnh, của mạng internet, việc vi phạm bản quyền ngày một nhiều, nhất là những năm gần đây càng ngày càng rộ lên, tuy ở hình thức và mức độ khác nhau nhƣng đây là một vấn đề cần lƣu tâm.

Hiện nay, đề tài sáng tác của nghệ thuật nhiếp ảnh hiện nay đang rơi vào lối mòn, các nghệ sĩ dƣờng nhƣ vẫn đang loay hoay với những góc chụp cũ, đã trở nên nhàm chán và sa đà vào việc sắp xếp, dàn dựng, chỉ quanh quẩn các đề tài về ngƣời già - trẻ em Tây Nguyên, trẻ em chơi trên đồi cát... Một tác phẩm đƣợc giải trong cuộc thi nào đó thì ngay lập tức chủ để nội dung của bức ảnh sẽ đƣợc nhiều ngƣời khai thác. Vì vậy mới có việc khi bức ảnh chụp cụ già Tây Nguyên đoạt giải thì có nhiều ngƣời tìm đến Tây Nguyên, đến đúng nhà cụ già đó chụp lại cụ theo những cách sắp đặt của mình. Họ chỉ đang đến nhà cụ già đó, chụp ảnh cụ già đó chứ không phải là đến Tây Nguyên và chụp ảnh Tây Nguyên. Điều này dẫn đến việc trong một cuộc thi có rất nhiều ảnh dự thi giống nhau, ảnh năm nay giống ảnh năm trƣớc. Chủ đề sáng tác đang ngày càng giống nhau, thiếu sự sáng tạo, thâm nhập thực tế. Nếu một ngƣời thật sự thâm nhập cuộc sống thực tế để sáng tác thì sẽ thấy

90

Tây Nguyên không chỉ có hình ảnh cụ già với làn da in dấu ấn tuổi tác và em nhỏ ngƣời dân tộc mà Tây Nguyên còn có những cánh rừng cao su với thảm lá vàng tuyệt đẹp vào mùa lá rụng trải dài hút tầm mắt. Đó là những nét mà chỉ thấy ở Tây Nguyên, không đâu có. Nếu một ngƣời thật sự thâm nhập cuộc sống và biết cảm nhận với tâm hồn nghệ sĩ sẽ nhận ra chỉ Hà Nội có mƣa bụi mà không nơi nào có. Bởi, quanh Hà Nội là những khu công nghiệp, khi gió heo may về bay qua các khu công nghiệp, hơi nóng từ các nhà máy làm ngƣng đọng thành hơi nƣớc và khi bay vào đến nội thành chỉ còn những giọt rất nhỏ đủ bám vào vai áo ngƣời đi đƣờng,… Đó là những chủ đề sáng tác mà không phải ai cũng hiểu sâu, biết để khai thác.

Nhiều trƣờng hợp tác giả vì thiếu thâm nhập thực tế, thiếu kiến thức xã hội mà sắp đặt chụp những bức ảnh phản ánh không đúng hiện thực cuộc sống. Vì vậy, có những bức ảnh chụp cảnh gặt lúa nhƣng ngƣời gặt đƣợc sắp đặt đứng giữa ruộng lúa chín vàng. Trong khi thực tế, ngƣời nông dân không bao giờ gặt lúa từ giữa ruộng ra rìa. Nhƣ vậy, ngƣời chụp đã phản ánh sai thực tế vì thiếu kiến thức thực tế, không có sự thâm nhập đời sống nông dân.

Suốt nhiều năm vừa qua, các nhiếp ảnh gia Việt Nam vẫn chỉ chú tâm vào phong cảnh. Họ tùy tiện bày đặt, dựng, xếp, dàn cảnh tạo nguồn sáng giả và gần đây nhất là lắp ghép, cắt dán bằng máy tính. Trong khi cuộc sống diễn ra trên mọi miền đất nƣớc trong gần 30 năm qua có rất nhiều đề tài cho nhiếp ảnh. Những câu chuyện, những số phận, những cảnh vật, tình huống mà chỉ có ở vào thời kỳ đặc biệt này - thời kỳ đổi mới, chỉ có ở Việt Nam chứ không đâu có, trƣớc và sau đây sẽ không bao giờ có, sẽ không bao giờ lặp lại.

Có rất nhiều sự ngộ nhận về thành tích nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam, đánh đồng thành tích ở Liên đoàn Nghệ thuật nhiếp ảnh quốc tế, với thành tích thế giới, đẳng cấp quốc tế, trong khi thực chất vị trí ảnh nghệ thuật Việt Nam còn rất khiêm tốn trong khu vực, cũng nhƣ giá trị và ảnh hƣởng còn ít ngay cả trong đời sống văn hóa nghệ thuật Việt Nam.

91

Nhiều ngƣời cầm máy mải mê chạy theo các giải thƣởng của các tổ chức nƣớc ngoài, những giải thƣởng không thực chất tôn vinh nhiếp ảnh vì mục đích lấy vui là chính và thƣờng bị chi phối bởi các công ty sản xuất máy ảnh, phim, giấy. Một số khác lợi dụng nhiếp ảnh với mục đích kinh doanh, vụ lợi cá nhân tầm thƣờng.

Trong nghệ thuật nói chung và nghệ thuật nhiếp ảnh nói riêng, để đạt đến ngƣỡng nghệ thuật không hề đơn giản. Ngoài năng khiếu còn cần vốn kiến thức nghệ thuật, xã hội sâu sắc. Song, có nhiều tác giả đang ngộ nhận năng lực cá nhân, tùy tiện sáng tác nhất là với dòng ảnh khó nhƣ ảnh nude. Vì vậy, khi những bức ảnh chƣa đạt đến nghệ thuật đến với ngƣời xem sẽ gây những tác động tiêu cực với xã hội và làm cho cách nhìn của công chúng với nghệ thuật nhiếp ảnh lệch lạc.

- Về thưởng thức, đánh giá

Nghệ thuật nhiếp ảnh là bộ môn nghệ thuật gần gũi với công chúng nhƣng giữa nhiếp ảnh và nghệ thuật nhiếp ảnh lại là cả một ranh giới, khoảng cách khác biệt mà không phải ai cũng đủ kiến thức, trình độ để phân biệt đƣợc ranh giới ấy. Ngày nay, để sở hữu một chiếc máy ảnh số có những bức ảnh đẹp thật dễ dàng và cũng có nhiều ngộ nhận về nghệ thuật nhiếp ảnh. Một bộ phận các bạn trẻ hiện nay có cách nhìn dễ dãi và hiểu chƣa đúng đắn, thiếu hụt về nghệ thuật và nghệ thuật nhiếp ảnh nói riêng. Không ít những bức ảnh khỏa thân, dung tục đƣợc dán mác nghệ thuật. Điều này có ảnh hƣởng rất lớn đến thị hiếu thẩm mỹ của xã hội, đặc biệt là giới trẻ và xúc phạm những ngƣời làm nghệ thuật chân chính. Với thực trạng này, vai trò của đội ngũ làm công tác đánh giá, lý luận phê bình nghệ thuật nhiếp ảnh càng cần đƣợc nâng cao.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, công tác lý luận phê bình văn học nghệ thuật phải là sự nghiên cứu nhiều mặt, tác giả, tác phẩm, quan điểm, thị hiếu của công chúng, đời sống xã hội, trong đó việc nghiên cứu tác phẩm là trung tâm. Có thể nói, nhiệm vụ cơ bản của công tác lý luận, phê bình là thúc đẩy sáng tác, hƣớng dẫn dƣ luận và nâng cao trình độ thẩm mỹ của

92

công chúng. Trên thực tế, ngƣời làm công tác lý luận phê bình là một nghề có tính chất xã hội thuộc lĩnh vực hoạt động nghệ thuật và chính họ thực hiện những nhiệm vụ nói trên phải là những nhà lý luận có lập trƣờng, quan điểm vững vàng, có phƣơng pháp nghiên cứu đúng, có sự hiểu biết rộng và sâu để phân tích, đánh giá xác đáng cả tác phẩm tích cực lẫn tiêu cực.

Có nhiều ý kiến cho rằng, công tác nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh của Việt Nam còn nhiều hạn chế, nếu không muốn nói là yếu kém, chƣa theo kịp với tốc độ của các nhà sáng tạo. Thực tế cho thấy, lực lƣợng làm công tác nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh hiện nay còn nhiều điều chƣa thật tƣơng xứng so với đội ngũ sáng tác. Công tác chấm điểm trong các cuộc thi ảnh vẫn còn nhiều điều chƣa thật sự thuyết phục tác giả, gây tâm lý chán nản cho đội ngũ sáng tác.

Có thể nhận thấy, trong quá trình phát triển đi lên của nhiếp ảnh nƣớc nhà cũng còn nhiều vấn đề bất cập nhƣ việc quản lý chƣa thực sự thống nhất, động viên, khen thƣởng chƣa kịp thời. Lâu nay, để phù hợp và hội nhập với thế giới, sau khi đƣợc sự đồng ý của Ban Tuyên giáo Trung ƣơng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tự phong các tƣớc hiệu: Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Nhà nhiếp ảnh xuất sắc theo các tiêu chí Hội tự xây dựng, tự đặt ra.

Phê bình văn học nghệ thuật nói chung và nghệ thuật nhiếp ảnh nói riêng trên báo chí có một diện mạo rất đa dạng, phức tạp. Đây là một kênh có sức ảnh hƣởng lớn tới công chúng trong việc lựa chọn thƣởng thức tác phẩm văn học nghệ thuật. Tuy nhiên, mặt trái của nó là sự thiếu chuyên nghiệp, tình trạng kết bè cánh tạo luồng dƣ luận tiêu cực và cả sự "bẻ cong ngòi bút" không dễ chỉ ra bởi trong cách nhận định, đánh giá văn học nghệ thuật thật khó có một quy chuẩn rõ ràng.

Tình trạng giải thƣởng, cuộc thi nhiều mà chất lƣợng tác phẩm lại không tƣơng xứng; lực lƣợng tác giả cầm bút đông nhƣng không mạnh, các phƣơng thức biểu hiện trong nghệ thuật phong phú tới mức loạn chuẩn… Cho đến nay, vẫn chƣa có cuộc thi hay triển lãm nào dành cho dòng ảnh nude nghệ

93

thuật. Điều này khiến cho dòng ảnh đã khó càng không có điều kiện phát triển. Nguyên nhân một phần lớn là do không có đội ngũ thẩm định đánh giá ảnh đủ trình độ.

Những ngƣời làm công tác thẩm định, đánh giá ảnh, giám khảo trong các cuộc thi là những ngƣời giỏi, có trình độ nhƣng không nhiều ngƣời có kiến thức thật sự sâu rộng về các mặt, lĩnh vực đời sống. Bởi, ngƣời nhận xét, chấm điểm tác phẩm ảnh cần hơn ngƣời sáng tác “một cái đầu” thì mới đánh giá đúng và khiến tác giả, công chúng phục.

Nhiếp ảnh là môn nghệ thuật mới ở nƣớc ta, hiện nay vẫn chƣa có lý luận riêng cho ngành nhiếp ảnh và cho đến bây giờ ở Việt Nam chƣa có trƣờng đào tạo nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Những năm trở lại đây, nhiếp ảnh Việt Nam đã có các cơ sở đào tạo đƣợc coi là bài bản ở bậc đại học. Tuy nhiên, chƣơng trình đào tạo không thống nhất, không có nhiều giảng viên chuyên nghiệp chuyên trách nên việc ra đƣợc giáo trình chung, mang tính toàn quốc cho ngành Nhiếp ảnh là điều không dễ. Bởi để có đƣợc hệ thống giáo trình hoàn thiện thì ngành giáo dục, ngành nhiếp ảnh và các ngành có liên quan cần phải ngồi lại với nhau, để tìm ra đƣợc một hƣớng đi đúng đắn cho việc đào tạo nhiếp ảnh ở Việt Nam.

Đội ngũ giáo viên ngành nhiếp ảnh quá thiếu và chắp vá. Hiện nay, mới chỉ có khoa Nhiếp ảnh của Trƣờng đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội. Một số trƣờng đại học khác cũng chỉ có bộ môn nhiếp ảnh, học phần nhiếp ảnh. Tuy nhiên, nội dung đào tạo cho chuyên ngành còn quá ít, các môn học đại cƣơng quá nhiều. Với thời gian học nhƣ vậy chỉ giúp sinh viên có những kiến thức lý thuyết sơ đẳng nhất để có một bức ảnh hoàn chỉnh. Lý luận - phê bình nhiếp ảnh hiện nay cũng chƣa đƣợc bất kỳ trƣờng nào giảng dạy. Đây cũng là một vấn đề cần phải đƣợc quan tâm đặc biệt. Đội ngũ giảng viên nhiếp ảnh còn ít. Vì vậy, để làm phong phú hơn cho nội dung giảng dạy, các trƣờng có mời những nhà nhiếp ảnh có nghiệp vụ, tên tuổi vào giảng, trao đổi kinh nghiệm, nói chuyện với sinh viên - phần lớn các vị khách mời này đến từ

94

Thông tấn xã Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, phóng viên ảnh một số báo lớn. Nhƣng việc mời này luôn bị động vì các vị khách mời phải sắp xếp thời gian, công việc của mình.

Thời kỳ đổi mới đang làm xuất hiện những con ngƣời mới trên mọi lĩnh vực của cuộc sống. Đảng ta đã tuyên dƣơng rất nhiều anh hùng trong thời kỳ đổi mới. Trên khắp các lĩnh vực xây dựng cuộc sống mới, những tấm gƣơng cao cả, những con ngƣời xả thân vì sự nghiệp đổi mới đang xuất hiện ngày càng nhiều. Trên lĩnh vực bảo vệ Tổ quốc ở biên cƣơng, hải đảo, trên lĩnh vực giáo dục, y tế hay trên lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thƣơng nghiệp,

Một phần của tài liệu Cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 87 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)