Những biểu hiện của cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam

Một phần của tài liệu Cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 60 - 82)

2.1. Những biểu hiện của cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới Nam thời kỳ đổi mới

Cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh là một bộ phận hợp thành cái đẹp của thế giới nghệ thuật. Nó tạo ra sự phong phú và đa dạng trong các loại hình, loại thể nghệ thuật. Cái đẹp của nghệ thuật nhiếp ảnh nói chung và cái đẹp của nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam trong thời kỳ đổi mới trước hết là cái đẹp của nghệ thuật.

Mọi cái đẹp trong nghệ thuật đều phải gắn với bản chất thẩm mỹ của nghệ thuật, tức là nghệ thuật nằm trong quan hệ thẩm mỹ, nó phản ánh thế giới bằng hình tƣợng và thông qua tình cảm thẩm mỹ. Nghệ thuật khác với khoa học là ở chỗ khoa học phản ánh thế giới bằng những khái niệm, công thức, còn nghệ thuật phải phán ánh thế giới bằng các hình tƣợng và thông qua các điển hình, vì thế, dù ở trong thời kỳ đổi mới hay trong bất kỳ thời kỳ nào, nghệ thuật nhiếp ảnh phải phản ánh thế giới bằng hình tƣợng, và hình tƣợng điển hình trong nghệ thuật nhiếp ảnh gắn với những khoảnh khắc bất chợt của cuộc sống.

Bản chất thẩm mỹ của nghệ thuật nhiếp ảnh là khi phản ánh thế giới bằng hình tƣợng, nó sử dụng công cụ kỹ thuật là máy ảnh gắn với sự phát triển của khoa học, vật lý, cơ học, quang học và hóa học tham gia vào tạo hình. Và dù cho nghệ thuật nhiếp ảnh có gắn với khoa học thì bản chất thẩm mỹ của nó vẫn phải gắn với hình tƣợng, gắn với thị hiếu thẩm mỹ và lý tƣởng thẩm mỹ.

Cái đẹp của nghệ thuật nhiếp ảnh gắn với hình tƣợng nằm trong các quan hệ thẩm mỹ có nghĩa là nghệ thuật nhiếp ảnh phải gắn bó chặt chẽ với cái bi, cái hài, cái anh hùng, cái cao cả, bởi vì các hiện tƣợng thẩm mỹ này đều là các dạng biểu hiện khác nhau của cái đẹp. Cái bi là cái đẹp bị thất bại

61

tạm thời. Cái hài là mặt đối lập của cái đẹp, cái đẹp thỏa hiệp với cái xấu. Cái anh hùng, cái cao cả là cái đẹp to lớn, cái đẹp vƣợt lên trên mức bình thƣờng, cho nên cái đẹp của nghệ thuật nhiếp ảnh mang bản chất thẩm mỹ luôn luôn có phạm vi biểu hiện rộng lớn trong các quan hệ thẩm mỹ. Cái đẹp của hình tƣợng nhiếp ảnh thống nhất giữa đối tƣợng thẩm mỹ khách quan và tình cảm chủ quan của nhà sáng tạo. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, mọi sáng tạo nhiếp ảnh mang bản chất thực sự của cái đẹp phải gắn bó với các quan hệ thẩm mỹ và mang bản chất nền tảng của cái thẩm mỹ.

Cái đẹp trong nghệ thuật nói chung và nghệ thuật nhiếp ảnh nói riêng, trƣớc hết là cái đẹp trong cuộc sống hiện thực đƣợc phản ánh chân thực trong tác phẩm. Con ngƣời, các hiện tƣợng, quá trình, các mối quan hệ là những cái đẹp trong cuộc sống cũng sẽ là những cái đẹp trong nghệ thuật chân chính.

Ngƣời nghệ sĩ phản ánh cuộc sống theo nhận thức chủ quan của mình, cho nên những hiện tƣợng của cuộc sống đƣợc phản ánh trong nghệ thuật đúng hay sai, đúng nhiều hay đúng ít trƣớc hết là do khả năng và mức độ nhận thức của nghệ sĩ về cuộc sống quy định. Cái đẹp trong bất kỳ loại hình nghệ thuật nào chỉ phản ánh đƣợc đúng đắn cái đẹp trong cuộc sống khi nghệ sĩ nhận thức đúng đắn về cái đẹp đó và có tài năng nghệ thuật cần thiết để phản ánh chân thực nó. Nếu nghệ sĩ nhận thức sai các quan hệ thẩm mỹ thì cái đẹp sẽ bị phản ánh sai lệnh.

Tiêu chuẩn quy định cái đẹp trong mọi loại hình nghệ thuật là ở chỗ nội dung tƣ tƣởng tác phẩm phù hợp với quy luật phát triển tất yếu khách quan của xã hội hay không. Nhận thức chủ quan của nghệ sĩ càng gần chân lý khách quan bao nhiêu thì cái đẹp của cuộc sống càng có nhiều thuận lợi để trở thành cái đẹp trong nghệ thuật bấy nhiêu. Tuy nhiên, nội dung chỉ có thể có đƣợc khi nó thông qua một hình thức nhất định. Vì vậy, cái đẹp trong nghệ thuật đòi hỏi không chỉ mặt nội dung mà còn cả mặt hình thức nữa. Muốn có cái đẹp trong nghệ thuật thì điều quyết định là nội dung tƣ tƣởng của tác phẩm phải đẹp. Để có đƣợc điều đó thì trong quá trình xây dựng tác phẩm, ngƣời

62

nghệ sĩ một mặt phải có lập trƣờng tƣ tƣởng đúng đắn để đánh giá đúng các tài liệu của cuộc sống, mặt khác phải có tài năng nghệ thuật cần thiết để làm cho nội dung có một hình thức thể hiện tốt nhất. Không thể thiếu một mặt nào trong hai mặt đó. Đây là điều kiện cơ bản tối thiểu, không thể thiếu để dẫn tới nội dung đẹp của tác phẩm. Nội dung tƣ tƣởng đúng của nghệ sĩ chỉ trở thành một nội dung tƣ tƣởng đẹp của nghệ thuật khi nó đƣợc thể hiện bằng một hình thức nghệ thuật đẹp. Chừng nào hình thức chƣa xây dựng xong thì nội dung cũng chƣa đƣợc hoàn thiện. Nội dung tƣ tƣởng trong đầu nghệ sĩ có đẹp đến mấy nhƣng không có đƣợc một hình thức tác phẩm đẹp để thể hiện một cách đầy đủ và đặc sắc thì nó vẫn không thể trở thành một tác phẩm nghệ thuật đẹp.

Nghệ thuật chân chính và vĩ đại của các nghệ sĩ bậc thầy của nhân loại xƣa nay luôn ca ngợi cái đẹp và phê phán cái xấu bằng những hình thức điêu luyện, hoàn thiện. Những tác phẩm sống cùng thời gian đều là những tác phẩm cùng lúc có cả nội dung đẹp và hình thức đẹp, phản ánh sinh động và sâu sắc quá trình đấu tranh của cái đẹp chống cái xấu. Đó là cái đẹp tiêu biểu trong nghệ thuật.

Có thể nói, cái đẹp trong mọi loại hình nghệ thuật đều là sự phản ánh của cái đẹp từ tự nhiên và xã hội. Nó phải đáp ứng đƣợc những yêu cầu cả về nội dung tƣ tƣởng và hình thức thể hiện. Trong bất cứ môn nghệ thuật nào, tác phẩm nghệ thuật phải mang trong mình tƣ tƣởng của tác giả, tƣ tƣởng đó phải phù hợp với tâm trạng, tình cảm của tác giả cũng nhƣ ngƣời thƣởng thức. Trên hết, nó phải hƣớng đến cái hợp quy luật phát triển chung của xã hội - đáp ứng đƣợc tiêu chí chân - thiện - mỹ. Cái đẹp trong nghệ thuật còn đƣợc thể hiện cả ở hình thức thể hiện của tác phẩm. Tác phẩm mang nội dung ý nghĩa sâu sắc cần đƣợc thể hiện bằng hình thức phù hợp, hài hòa, cân đối, đáp ứng những tiêu chuẩn cụ thể của mỗi môn nghệ thuật riêng để tác phẩm có thể diễn đạt nội dung tƣ tƣởng một cách tốt nhất, đến đƣợc với công chúng.

Cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh cũng không nằm ngoài những yêu cầu chung của sự biểu hiện của cái đẹp trong nghệ thuật nói chung. Đó là sự

63

phản ánh và sáng tạo từ cái đẹp của tự nhiên và xã hội. Cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh là sản phẩm sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ, là sự thống nhất biện chứng giữa cái chung và cái riêng, thống nhất biện chứng giữa nội dung và hình thức. Cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh mang tính điển hình, tính biểu cảm, tính ƣớc lệ, mang bản chất xã hội sâu sắc: tính lịch sử, tính dân tộc, tính giai cấp, tính nhân loại … cần đƣợc thể hiện trong tác phẩm ảnh.

Đi sâu vào lĩnh vực của nghệ thuật nhiếp ảnh, trƣớc hết ngƣời ta thấy, các phƣơng pháp của các bộ môn tạo hình cổ điển tỏ ra kém hiệu lực trong việc làm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về các thông tin bằng hình tƣợng trong lĩnh vực khoa học và mỹ học hồi thế kỷ XIX. Thời kỳ phát triển văn học và triết học từ thế kỷ XVIII đã làm cho cách nhận thức xã hội đi từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng và từ đó lại đi vào thực tiễn đã trở thành một tiến bộ mang tính đột biến trong cách nhìn nhận lôgic hiện thực. Con ngƣời vì vậy cũng có nhu cầu khám phá các sự kiện, hiện tƣợng mới nhiều hơn. Việc phát minh ra nhiếp ảnh thoạt đầu chƣa phải là đòi hỏi của yêu cầu nghệ thuật. Tuy nhiên, sự thật là cả những ngƣời ủng hộ và phản đối nhiếp ảnh ngay từ khi nhiếp ảnh mới ra đời đã đặt ra vấn đề giá trị nghệ thuật của phƣơng pháp tạo hình mới này.

Nhiệm vụ của nhiếp ảnh phải phản ánh đƣợc cuộc sống hôm nay diễn ra nhƣ thế nào, để từ đó đặt ra đƣợc những vấn đề cần thay đổi, cải tạo nó. Ngƣời nghệ sĩ vừa phản ánh hiện thực nhƣng cũng vừa thi vị hóa cuộc sống bằng chính tác phẩm của mình, để soi vào đó công chúng sẽ nhận thức hiện thực hoặc tình yêu, niềm vui sống. Điều đó đòi hỏi ngƣời cầm máy sự bản lĩnh, vốn sống và cả hành trình dấn thân.

Về quá trình phát triển, hội nhập của nhiếp ảnh Việt Nam, nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Huyến chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1 là từ khi nhiếp ảnh du nhập vào Việt Nam đến trƣớc năm 1986. Đây là giai đoạn giao lƣu tự phát, không có kế hoạch chủ trƣơng cụ thể. Nhiếp ảnh của chúng ta thực hiện giao lƣu phần lớn với các nƣớc trong hệ

64

thống xã hội chủ nghĩa, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, nhằm tuyên truyền cho cuộc kháng chiến giải phóng đất nƣớc. Hình thức giao lƣu đƣợc thực hiện bằng việc trao đổi ấn phẩm ảnh, cử cán bộ phóng viên học tập ở các nƣớc xã hội chủ nghĩa, các đoàn công tác…

Giai đoạn 2 là từ năm 1986 đến nay. Đây là thời kỳ đất nƣớc bƣớc vào tiến trình đổi mới, với xu thế hội nhập quốc tế rộng rãi về nhiều mặt, trong đó có văn học nghệ thuật mà nhiếp ảnh là một chuyên ngành. Bên cạnh đó, công nghệ nhiếp ảnh trên thế giới ngày càng tiên tiến, hiện đại, buộc lực lƣợng nhiếp ảnh trong nƣớc có nhu cầu tìm hiểu, nắm bắt thông tin… để kịp thời phục vụ nhu cầu của đời sống. Hình thức giao lƣu phong phú và đa dạng mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.

Nhiếp ảnh là một hình thức sáng tạo nghệ thuật mới mẻ và bình đẳng với các loại hình nghệ thuật khác. Bức ảnh sẽ trở thành nghệ thuật nếu tác giả của nó có kiến thức, kỹ năng và khiếu thẩm mỹ của ngƣời nghệ sĩ. Nhiệm vụ của khoa học thẩm mỹ là giải thích tại sao các loại hình nghệ thuật khác nhau lại không lẫn lộn nhau. Với nghệ thuật nhiếp ảnh, nó có vị trí nhƣ thế nào trong nền văn hóa nghệ thuật hiện đại và đóng vai trò gì trong việc giáo dục thẩm mỹ cũng nhƣ hoạt động thẩm mỹ của con ngƣời hiện nay? Để trả lời các câu hỏi trên, chúng ta cần đi vào việc làm rõ biểu hiện của cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh hiện nay.

Nhƣ chúng ta đã biết, nhiếp ảnh có nhiều thể loại theo các cách phân định khác nhau, ảnh lƣu niệm đơn thuần, ảnh báo chí tài liệu, ảnh nghệ thuật,… Tuy nhiên, các thể loại ảnh này không phân biệt một cách rõ ràng tuyệt đối mà vẫn có sự đan xen nhau nhƣ phần đầu luận văn đã phân tích. Có những bức ảnh báo chí đƣợc xem là ảnh nghệ thuật và cũng có những bức ảnh nghệ thuật mang trong mình tính thời sự cao. Ở phạm vi của luận văn này, tác giả tập trung vào phân tích biểu hiện cái đẹp trong loại ảnh nghệ thuật, nằm trong tiêu chí của cái hợp quy luật với hợp mục đích; đáp ứng đƣợc tiêu chí chân - thiện - mỹ

65

Ảnh nghệ thuật là loại ảnh có chất lƣợng nghệ thuật cao, nội dung sâu sắc, có sức lan tỏa lớn và sống mãi với thời gian, do nhà nghệ sĩ sáng tạo ra từ những sự vật, hiện tƣợng bình thƣờng, giản dị trong cuộc sống thƣờng nhật, trở thành hình tƣợng nghệ thuật có sức cuốn hút ngƣời xem. Bức ảnh “Em bé

Napal” của Nick ÚT, “O du kích vươn cao súng” của Phan Thoan, “Mẹ con

ngày gặp lại” của Lâm Hồng Long, v.v… đã tạo ra những xúc động vô cùng

lớn, có sức lan tỏa mạnh mẽ, có ý nghĩa giáo dục lòng tự hào dân tộc và tình yêu Tổ quốc cũng nhƣ chủ nghĩa nhân đạo đối với nhiều thế hệ trẻ.

Ảnh nghệ thuật mang đến cho công chúng một cái gì đó lớn hơn, mới hơn, hấp dẫn hơn, cao đẹp hơn bản thân sự vật về nội dung tƣ tƣởng cũng nhƣ hình thức thể hiện. Bƣớc chân ra khỏi phòng triển lãm ảnh nghệ thuật, những hình ảnh mà nghệ sĩ nhiếp ảnh mang đến cho công chúng còn nhƣ mãi thúc giục con ngƣời hãy lao động tốt hơn, sống lƣơng thiện hơn và yêu cuộc sống hơn.

Ảnh nghệ thuật mang trong mình ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa thẩm mỹ sâu sắc. Bức ảnh “Từ thần Sấm xuống xe trâu” của Mai Nam phản ánh về một thời đánh Mỹ hào hùng của dân tộc. Nghệ thuật nhiếp ảnh có tính nhân dân do có sự kết hợp của gốc tài liệu tạo hình với gốc nghệ thuật và là một trong những hoạt động nghệ thuật mang tính quần chúng rộng rãi nhất. Nó mang lại những kết quả phong phú và quan trọng chứa đựng tính chất của nền văn hóa chung, tính chất tâm lý xã hội, tính chất tƣ tƣởng và đặc biệt là tính chất thẩm mỹ.

Nhờ kỹ thuật nhiếp ảnh, con ngƣời có đƣợc những tài liệu lấy từ thực tế một cách chính xác trong mọi phạm vi tiếp xúc của con ngƣời. Nhiếp ảnh mở rộng phạm vi gây ấn tƣợng bằng mắt của con ngƣời, giúp nhìn thấy thế giới một cách vắng mặt. Ảnh nghệ thuật mang tính chất đặc trƣng là nó kết hợp tài trí nghệ thuật với việc phản ánh thế giới nghệ thuật một cách chính xác về tài liệu. Tức là, nâng cao ý thức thẩm mỹ của con ngƣời bằng cách ghi lại một cách có nghệ thuật các sự kiện có thực trong đời sống.

Giá trị đặc biệt của nghệ thuật nhiếp ảnh là dƣờng nhƣ hầu hết quần chúng đều ƣa thích nó và mang tính phổ cập nhất. Trong nghệ thuật nhiếp

66

ảnh, sự cách biệt giữa những ngƣời chuyên nghiệp với không chuyên không có sự khác biệt quá lớn vê trình độ so với các ngành nghệ thuật khác, thậm chí trong một vài trƣờng hợp một tác giả không chuyên có những tác phẩm ảnh xuất sắc. Việc nắm vững kỹ thuật không phải là vấn đề quá khó khăn và phức tạp nhƣ trong hội họa, âm nhạc,..

Ảnh nghệ thuật phụ thuộc vào việc tác giả hƣớng ngƣời xem vào những nội dung tƣ tƣởng nhất định, gần gũi với các phạm trù đạo đức, chính trị, tƣ tƣởng và đã trở thành một vũ khí đấu tranh tƣ tƣởng. Ảnh nghệ thuật là một phƣơng tiện tích cực hƣớng nhận thức của quần chúng vào những tƣ tƣởng tiến bộ, trong sáng. Là một loại hình có ý thức, ảnh nghệ thuật chứa đựng tính chất tuyên truyền, làm cho ảnh nghệ thuật có ý nghĩa xã hội cao hơn, đóng góp nhiều hơn vào cuộc đấu tranh có tính chất lịch sử nhằm xây dựng thế giới mới, con ngƣời mới.

Cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ, là sự thống nhất biện chứng giữa cái chung và cái riêng, thống nhất biện chứng giữa nội dung và hình thức.

Nhiếp ảnh đƣợc thu nhận vào lĩnh vực nghệ thuật vì nó chịu sự chi phối bởi các quy luật chung, xác định nên nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật - sản phẩm của hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Mặt khác, trong ảnh nghệ thuật cũng nhƣ bất cứ loại hình nghệ thuật nào những quy luật chung đó mang theo những nét độc đáo riêng làm cho nội dung và hình thức của nghệ thuật này khác xa nội dung và hình thức của những loại hình nghệ thuật khác. Chúng ta phải xem xét vấn đề trong mối quan hệ biện chứng đó giữa cái

Một phần của tài liệu Cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 60 - 82)