Quan niệm về cái đẹp và cái đẹp trong nghệ thuật của các nhà mỹ

Một phần của tài liệu Cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 27 - 39)

mỹ học Việt Nam

Ở Việt Nam, có nhiều nhà mỹ học nghiên cứu về cái đẹp nói chung và cái đẹp trong nghệ thuật nói riêng. Khi nghiên cứu về cái đẹp trong nghệ thuật, các nhà mỹ học Việt Nam thƣờng gắn với cái đẹp các loại hình nghệ thuật và những vấn đề nghệ thuật phản ánh hiện thực ở nƣớc ta.

* Quan niệm về cái đẹp của GS Vũ Khiêu

Quan niệm về cái đẹp của GS.Vũ Khiêu đƣợc viết trong cuốn sách

“Đẹp”. Ông khẳng định: “Đẹp không ở thƣợng giới mà ở trần gian”[39, tr.10]. Cái đẹp hiện hữu trong cuộc sống của con ngƣời, mọi lúc, mọi nơi:

28

“Cái đẹp hiện ra với bạn từ trong lớp học, trong nhà máy, trên ruộng đồng. Nó theo đuổi bạn trên các ngả đƣờng. Nó về nhà riêng của bạn. Nó cùng ngồi với bạn trong bữa ăn và hiện ra trong giấc chiêm bao, khi bạn ngủ”[39, tr 6].

GS. Vũ Khiêu đã phê phán những quan niệm duy tâm chủ quan khi nhìn nhận sự việc, hiện tƣợng. Theo ông, “cái đẹp không nằm ở mắt của kẻ si tình mà ở má hồng thiếu nữ” [39, tr17]. Những ngƣời này đã đi tìm cái đẹp bằng con mắt chủ quan và thiển cận của mình mà nguyên nhân là do họ đứng trên lập trƣờng của giai cấp phản động và cách suy nghĩ tách rời thực tế. Cả chủ nghĩa duy tâm khách quan - đi tìm nguồn gốc thế giới từ bên ngoài thế giới và chủ nghĩa duy tâm chủ quan - đi tìm nguồn gốc đó từ bản thân mình. Tất cả đều ngăn cản con đƣờng đi đến cái đẹp thật sự của cuộc sống.

Quan điểm chủ quan cho rằng, chỉ cái gì xúc động đƣợc lòng ngƣời thì mới đẹp, cho nên trƣớc hết phải căn cứ vào những xúc động của bản thân để đánh giá xấu, đẹp. Nói nhƣ vậy mới chỉ đúng một phần, bởi cái đẹp tồn tại không phụ thuộc vào việc con ngƣời có cảm xúc đƣợc hay không.

Thái độ chủ quan là kẻ thù của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong lĩnh vực nghiên cứu về cái đẹp cũng nhƣ trong mọi lĩnh vực khác của cuộc sống, thái độ chủ quan đều dẫn con ngƣời đến những sai lầm lớn. Theo Vũ Khiêu, “Cái đẹp là những sự vật hoặc hiện tƣợng khách quan có thật, không phụ thuộc vào một cá nhân nào” [39, tr.26].

Để đánh giá cái đẹp, phải xuất phát từ hiện tƣợng khách quan, từ chính quy luật của bản thân sự vật. Ngoài ra, đều là thái độ duy tâm, là sợi dây trói buộc con ngƣời trên con đƣờng đi tìm cái đẹp chân chính. Theo ông, cái đẹp chỉ xuất hiện cùng với loài ngƣời. Cái đẹp là một phạm trù có tính chất nhân loại. Cái đẹp chỉ xuất hiện trong mối quan hệ khách quan giữa con ngƣời xã hội với hiện thực xung quanh. Đẹp chính là cuộc sống.

Lao động đã biến con ngƣời thành chủ thể thẩm mỹ, biến tự nhiên thành đối tƣợng thẩm mỹ phục vụ con ngƣời. Chính lao động đã đem lại cái đẹp cho sản phẩm của con ngƣời, đem lại xúc cảm thẩm mỹ của con ngƣời

29 trƣớc những sản phẩm lao động.

Cái đẹp đã đi từ cuộc sống vào nghệ thuật. Nghệ thuật chính là sự phản ánh cái đẹp. Nghệ thuật biểu hiện tập trung nhất những cảm xúc thẩm mỹ của ngƣời ta trƣớc cái đẹp của cuộc sống. Giống nhƣ cái đẹp trong cuộc sống, cái đẹp trong nghệ thuật cũng gắn chặt với cái thật, cái tốt. Nghệ thuật chân chính luôn vạch ra những cái xấu xa để mọi ngƣời đả phá, luôn nêu lên những điều tốt đẹp để mọi ngƣời vƣơn tới.

Nghệ thuật cần phản ánh đúng đắn, sâu sắc cuộc sống. Muốn vậy, nghệ thuật cần khắc phục hai chiều hƣớng lệch lạc, cản trở nó. Một là chủ nghĩa hình thức, đã khiến nghệ thuật thoát ly khỏi cuộc sống và chạy theo những hình thức giả dối. Hai là chủ nghĩa tự nhiên, đã hƣớng nghệ thuật vào những chi tiết vụn vặt khiến ngƣời ta chỉ thấy cây mà không thấy rừng. Đối với nền nghệ thuật mới, cần thống nhất chặt chẽ nội dung và hình thức. Nghệ thuật của chúng ta phải là nền nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa. “Nghệ sĩ của chúng ta là những ngƣời gắn bó chặt chẽ với nhân dân. Họ tham gia cuộc sống lao động và đấu tranh của nhân dân với nhiệt tình nồng cháy của giai cấp công nhân, với ánh sáng soi đƣờng của chủ nghĩa Mác - Lênin và đƣờng lối của Đảng. Chính vì thế mà họ hết sức nhạy bén và cảm xúc mãnh liệt trƣớc cái đẹp của cuộc sống. Chính vì thế mà nghệ thuật của họ vô cùng sâu sắc và phong phú, tránh đƣợc sự khô cạn của chủ nghĩa hình thức và sự nhạt nhẽo của chủ nghĩa tự nhiên” [39, tr.115].

Khác với khoa học, nghệ thuật phản ánh cuộc sống bằng hình tƣợng. Nghệ thuật không chỉ phản ánh cái đẹp, mà còn phản ánh cái xấu. Nghệ thuật còn phản ánh cái hài, cái bi thƣơng, cái cao cả, cái anh hùng, cả cái đê tiện, cái hèn nhát. Nhƣng dù thế nào, nghệ thuật chân chính cũng không rời bỏ cái đẹp. Phản ánh bất cứ cái gì, nghệ thuật cũng vì cái đẹp mà phản ánh, xoay quanh cái đẹp mà phản ánh. Bởi, không nắm đƣợc cái đẹp, không đứng về phía cái đẹp thì không thể phản ánh đƣợc một hiện tƣợng nào khác của đời sống.

30

Nghệ thuật biểu hiện những cảm xúc sâu sắc nhât, ổn định nhất trƣớc cái đẹp của cuộc sống. Ngƣời nghệ sĩ ghi lại những cảm xúc ấy trong tác phẩm của mình, nhằm giới thiệu những cảm xúc ấy với ngƣời khác. Chính vì vậy, khi thƣởng thức nghệ thuật, đọc thơ văn, hay xem tranh ảnh, ngƣời ta tự nhiên có cảm xúc nhƣ đứng trƣớc cái đẹp của cuộc sống vậy. Thậm chí, nghệ thuật còn làm cho ngƣời ta cảm xúc hơn cuộc sống thật, vì nghệ thuật đã phản ánh cuộc sống tập trung hơn, sâu sắc hơn, nổi bật hơn.

Việc thể hiện cảm xúc sâu sắc trƣớc cái đẹp của cuộc sống đã khiến nghệ thuật có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tình cảm thẩm mỹ của con ngƣời. Nghệ thuật làm cho ngƣời ta nhận thức đƣợc cái đẹp để yêu quý nó và phấn đấu cho nó.

Cái đẹp trong cuộc sống và cái đẹp nghệ thuật luôn liên hệ mật thiết với nhau. Hiểu đƣợc đẹp trong cuộc sống chính là điều kiện tốt nhất để hiểu đƣợc đẹp trong nghệ thuật. Từ chối cái đẹp trong nghệ thuật thì sẽ không thể hiểu đƣợc đầy đủ, sâu sắc đẹp trong cuộc sống. “Nghệ thuật chính là cái cầu kết hoa dẫn ta đến cái đẹp của cuộc sống” [39, tr.122].

GS.Vũ Khiêu cho rằng, muốn hiểu đƣợc sâu sắc cái đẹp trong nghệ thuật thì cần gia nhập bản thân cuộc sống nghệ thuật. Cần nâng cao trình độ thẩm mỹ, để có thể đi từ cái đẹp cuộc sống đến cái đẹp của nghệ thuật và từ cái đẹp của nghệ thuật làm đẹp thêm cho cuộc sống.

* Quan niệm về cái đẹp của GS,TS.Đỗ Huy

Xuất phát từ vai trò to lớn của cái đẹp thúc đẩy sự phát triển xã hội, GS,TS.Đỗ Huy đã phát hiện vị trí trung tâm của phạm trù cái đẹp trong các phạm trù mỹ học cơ bản. Gắn liền các mối liên hệ của cuộc sống với những phạm trù của mỹ học, ông khẳng định rằng: "Trong mỹ học, phạm trù cái đẹp luôn giữ vị trí trung tâm. Các khái quát của nó trở thành hệ chuẩn soi rọi và làm cho các phạm trù khác nƣơng tựa. Cái xấu, cái bi, cái hài, cái cao cả đều dựa vào hệ chuẩn cái đẹp mà nhận thức, đánh giá và sáng tạo" [ 24, tr.79]. Việc phát hiện ra phạm trù cái đẹp giữ vị trí trung tâm trong mỹ học trƣớc hết

31

đã khắc phục đƣợc các quan điểm duy vật phiến diện khi giải quyết các vấn đề cái cao cả, cái bi, cái hài. Cái bi, cái hài, cái cao cả mang ý nghĩa thẩm mỹ là vì chúng là các hình thức tồn tại khác của cái đẹp. Cái cao cả chính là cái đẹp to lớn, cái đẹp đầy tiềm năng, cái đẹp trên mức bình thƣờng. Cái bi cũng chính là cái đẹp, cái cao cả bị thất bại tạm thời mà tạo lên sự đồng cảm, đồng khổ xã hội rộng lớn. Cái hài là mặt đối lập của cái đẹp, vờ là cái đẹp, có khi lại thoát hiểm bằng cái đẹp.

Theo GS,TS.Đỗ Huy, vị trí của cái đẹp không chỉ có ý nghĩa trung tâm ở các phạm trù khách thể thẩm mỹ, mà cái đẹp còn giữ vị trí trung tâm trong

toàn bộ quan hệ thẩm mỹ bao gồm cả lĩnh vực chủ thể thẩm mỹ và nghệ thuật.

Trƣớc đây và trên thế giới, nhiều nhà mỹ học đã không phân biệt đƣợc nhu cầu, thị hiếu, lý tƣởng trong thẩm mỹ và ngoài thẩm mỹ. Nhờ sự phát hiện đƣợc vị trí của cái đẹp trong quan hệ thẩm mỹ mà việc làm rõ nhu cầu và nhu cầu thẩm mỹ, thị hiếu và thị hiếu thẩm mỹ, lý tƣởng và lý tƣởng thẩm mỹ trở nên khoa học hơn. Các nhu cầu, thị hiếu, lý tƣởng gắn với cái đẹp đó chính là các mặt thẩm mỹ của chúng.

Đồng thời với việc phát hiện vị trí trung tâm của cái đẹp trong lĩnh vực chủ thể thẩm mỹ là việc GS,TS.Đỗ Huy đã xây dựng cơ cấu của bộ phận chủ thể thẩm mỹ. Cơ cấu này đƣợc trình bày từ tri giác thẩm mỹ, biểu tƣợng thẩm mỹ, phán đoán thẩm mỹ đến nhu cầu, thị hiếu, lý tƣởng thẩm mỹ. Cơ cấu này là một thành tựu đáng kể của mỹ học ở nƣớc ta. Sau nhiều năm nghiên cứu và giảng dậy mỹ học, ông đã phân xuất đƣợc ba loại hình chủ thể thẩm mỹ: chủ thể sáng tạo, chủ thể đánh giá và chủ thể thƣởng ngoạn. Ông cho rằng thƣởng thức, đánh giá và sáng tạo cái đẹp không thể không thông qua cảm hứng, xúc cảm, tình cảm, liên tƣởng của chủ thể thẩm mỹ. Tuy nhiên chủ thể thẩm mỹ không phải là cái tôi cá nhân tách khỏi các quan hệ xã hội. Các cá nhân đều là đại biểu cho một quan hệ xã hội. Vì vậy việc đánh giá, thƣởng thức, sáng tạo cái đẹp tuy thông qua cá nhân nhƣng nó vẫn phải chấp nhận một số thước đo

32

tính có thể cân đo và phân tích một cách hoàn toàn chính xác trên cơ sở khoa học không cần sự đánh giá xuất phát từ lợi ích và tình cảm của con ngƣời ... Những đánh giá bằng thẩm mỹ lại khác hẳn. Không có máy tính điện tử nào có thể đo đƣợc độ nhiều ít, mạnh yếu, nông sâu của cái đẹp... Thuộc tính đó là thuộc tính vật lý của bông hoa... còn cái đẹp của bông hoa lại khác. Nó chỉ tồn tại trong quan hệ thực tiễn của con ngƣời với tự nhiên" [30, tr. 110.]; "Các yếu tố sinh học, vật lý đã chuyển hoá thành các yếu tố thẩm mỹ trong thực tiễn xã hội của con ngƣời"[24, tr. 92.]

Việc GS,TS.Đỗ Huy cùng các các nhà mỹ học ở nƣớc ta nghiên cứu và phát hiện vị trí trung tâm của cái đẹp trong lĩnh vực nghệ thuật cũng góp phần thúc đẩy các hoạt động sáng tạo nghệ thuật gắn liền với các giá trị thẩm mỹ của nó. Vào những năm 60 của thế kỷ XX ở nƣớc ta, nhiều nhà sáng tác nghệ thuật đã có những lầm lẫn trong khi phản ánh cái xấu. Sự phân xuất cái xấu

của nghệ thuật và cái xấu trong nghệ thuật trên cơ sở lấy cái đẹp làm trung tâm đã khắc phục rất nhiều hiện tƣợng tự nhiên chủ nghĩa và hình thức chủ nghĩa trong lĩnh vực hƣởng thụ, đánh giá và sáng tạo nghệ thuật.

* Quan niệm về cái đẹp của PGS,TSKH.Đỗ Văn Khang

Trong quan niệm của PGS,TSKH.Đỗ Văn Khang, cái đẹp là phạm trù trung tâm bên cạnh các phạm trù cái bi, cái hài kịch, cái trác tuyệt, cái xấu mà mỹ học nghiên cứu. Ông đƣa ra định nghĩa về cái đẹp: “Cái đẹp là một phạm trù cơ bản và trung tâm của mỹ học dùng để chỉ thực tại thẩm mỹ khách quan. Thực tại này, chúng ta biết đƣợc nhờ hệ thống cảm nhận phổ biến có tính xã hội sâu sắc. Dƣới ánh sáng của lý tƣởng thẩm mỹ chân chính, hệ thống cảm nhận thẩm mỹ phản ánh lại thực tại đẹp. Đặc trƣng ngôn ngữ của sự phản ánh đó là hình tƣợng. Thành tựu cao nhất của sự phản ánh đó là nghệ thuật. Cái đẹp bắt nguồn từ cái chân thật và cái tốt; nó tỏa chiếu bằng những xung đột thẩm mỹ có sức cuốn hút cho con ngƣời định hƣớng đời sống theo luật hoàn thiện, hoàn mỹ. Tác động của cái đẹp là tác động có tính thanh cao, hài hòa

33

biện chứng, ở tự thân bên trong tâm hồn con ngƣời, bên trong xã hội loài ngƣời.”[37, tr.29]

Theo PGS,TSKH.Đỗ Văn Khang, cái đẹp đƣợc nhìn nhận và tiếp cận dƣới nhiều góc khác nhau.

Cái đẹp từ góc nhìn bản thể (khách quan). Cái đẹp có đƣợc trƣớc hết là

do phẩm chất, các yếu tố kết cấu khách quan của sự vật, hiện tƣợng,… có tính cân đối, hài hòa, tỷ lệ đem lại. Các yếu tố đó chuyển đổi theo số lƣợng, chất lƣợng, kích thƣớc hết sức linh hoạt theo nhiều điều kiện. Cái tạo nên một tỷ lệ vừa phải với thính giác, thị giác mà mỹ học thƣờng gọi là “độ” hay “thiết diện vàng”, đó là một số đo không xác định mà cũng rất xác định do sự thẩm định tổng hợp của con ngƣời mang lại. Tai và mắt ngƣời nghe trong mỗi hoàn cảnh cụ thể sẽ tạo nên cho ngƣời đó sự liên kết hài hòa giữa các cảm giác và thấy sảng khoái, gây nên xúc cảm thẩm mỹ.

Đẹp trong quy luật hài hòa. Hài hòa là yếu tố tập trung quan trọng nhất

tạo nên cái đẹp. Quan niệm phổ biến nhất cho rằng, hài hòa là sự kết hợp thống nhất các yếu tố muôn hình muôn vẻ theo những tỷ lệ nhất định hết sức uyển chuyển giữa các bộ phận, các mảng khối, số lƣợng, chất lƣợng, đầy - khuyết, lồi - lõm, dài - ngắn,…tạo nên một sự vật hay hiện tƣợng mà khi đầy không thấy thừa, khi khuyết không thấy thiếu,… Bản thân thế giới muôn hình muôn vẻ cũng là một sự hài hòa tự nhiên. Hài hòa đƣợc tạo nên từ nhiều sự vật, là sự phù hợp trong môi trƣờng vũ trụ. Khái niệm hài hòa là thuộc tính của trật tự, của hợp lý. Hài hòa không chỉ là một dấu hiệu thuần túy hình thức mà còn là tiêu chí quan trọng của nội dung. Nhiều cái đẹp đứng trong một tổng thể có thể tạo ra quan hệ hài hòa với nhau, tạo nên những dạng đẹp phức hợp. Ngƣợc lại, cũng có thể tạo ra sự lộn xộn, xung đột, mất hài hòa.

Đẹp trong chỉnh thể toàn vẹn. Sự toàn vẹn đòi hỏi sự cân đối, tỷ lệ, hòa

hợp ở cả yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong, giữa lƣợng và chất, giữa hình thức và nội dung. Sự toàn vẹn thể hiện sự hòa hợp nhiều mặt, nhiều chiều của một hay nhiều hệ thống đa dạng. Các sự vật tự nhiên, các hiện tƣợng xã hội

34

đƣợc coi là toàn vẹn có nghĩa là hệ thống các thuộc tính đƣợc liên kết với nhau bằng một loạt các quan hệ nhất định. Có thể phân loại các hệ thống ấy theo những đặc điểm cơ bản của chúng: thành phần, tính chất, chức năng,…

Cái đẹp là các thuộc tính thẩm mỹ cao ở hệ thống nghệ thuật, đặc biệt là những thuộc tính của các hệ thống toàn vẹn. Hệ đặc tính cơ bản của các đặc tính cơ bản này đó là sự biểu hiện của các biểu tƣợng cái bên trong và cái bên ngoài và cao hơn, đó là sự thống nhất biện chứng giữa nội dung và hình thức.

Cái đẹp: quan hệ khách thể - chủ thể. Có sự kết hợp giữa yếu tố khách

quan và yếu tố chủ quan trong nhận thức, đánh giá cái đẹp. Yếu tố chủ quan ngày càng đƣợc mài giũa tinh tế và sâu sắc, nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc thẩm định cái đẹp. Vì vậy, trƣớc cùng một hiện tƣợng, sự vật, nhiều ngƣời có chung đánh giá là đẹp nhƣng mỗi ngƣời trong đó lại có những

Một phần của tài liệu Cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 27 - 39)