Một số nét khái quát về nghệ thuật nhiếp ảnh

Một phần của tài liệu Cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 39 - 48)

Nhiếp ảnh là kỹ thuật tạo ra hình ảnh bằng một phản ứng hóa học xảy ra khi ánh sáng tác động lên một bề mặt vật chất đã đƣợc chuẩn bị đặc biệt. Louis Jacques Mande Daguerre thu đƣợc hình ảnh của vật thật bằng cách

40

dùng một tấm bạc mài nhẵn phủ muối bạc Iôđuya lắp vào một cái hộp tối có ống kính để chụp ảnh. Chụp xong, tấm bạc đƣợc đƣa vào phòng tối để hiện hình bằng hơi thủy ngân nóng 600C, sau đó dùng muối ăn để cố định hình ảnh. Năm 1839, Viện Hàn lâm Khoa học Pháp công bố phát minh này. Nhiếp ảnh đƣợc công nhận ra đời từ đó. Tuy nhiên, nhiếp ảnh có nguồn gốc sâu xa từ phép phối cảnh đƣờng nét (linear perspective) vào thế kỷ XV ở Ý. Kiến trúc sƣ Filippo Brunelleschi và những ngƣời cùng thời đã sử dụng kỹ thuật phối cảnh đó để giúp các họa sĩ thể hiện không gian ba chiều trên một mặt phẳng. Đến thế kỷ XVI, nhiều nghệ sĩ sử dụng một công cụ hình hộp gọi là camera obscura (phòng tối) nhƣ một phƣơng tiện giúp miêu tả không gian bằng phép phối cảnh đƣờng nét. Cách này giúp họ thấy hình ảnh qua chiếc hộp đó và phác họa lại. Sự hiểu biết về độ nhạy sáng trên các vật chất khác nhau thời kỳ này chính là một trong những yếu tố cho nhiếp ảnh ra đời nhƣng phải đến thế kỷ XIX nhiếp ảnh mới thật sự ra đời.

Vào thập niên 1820, nhà khoa học ngƣời Pháp Joseph Nicephore Niepce đã khám phá ra cách in tranh lên tấm kính hay những tấm hợp kim thiếc phủ nhựa bitumen - một loại nhựa đƣờng biến đổi màu dƣới tác động của ánh sáng. Khoảng năm 1826 - 1827, ông đặt tấm kim loại phủ nhựa bitumen trong một phòng tối rồi đặt thấu kính của phòng tối hƣớng về cửa sổ trong 8 giờ liền và kết quả là ông đã thu đƣợc hình ảnh. Bức ảnh có tên gọi là

“Nhìn từ khung cửa sổ ở Le Gras” và đây đƣợc coi là bức ảnh xƣa nhất tồn

tại đến nay đƣợc lƣu giữ ở Đại học Texas (Mỹ).

Sau đó, Niepce hợp tác cùng một nhà thiết kế nghệ thuật và sân khấu đang làm chủ một nhà hát ở Paris (Pháp) là Louis Jacques Mande Daguerre. Sau khi Niepce qua đời, Daguerre thử đặt tấm đồng tráng hợp chất hóa học iodide bạc trong phòng tối. Sau khi đƣa tấm bản đó ra sáng rồi phun thủy ngân, hình ảnh đã hiện ra, tuy nhiên sau một thời gian thì ảnh bị tối đi. Ông đã khắc phục đƣợc vấn đề này sau đó hai năm. Ngày 7-1-1839, kỹ thuật của Daguerre (sau gọi là phép chụp Daguerre) đƣợc công bố trƣớc Viện Hàn lâm

41

Khoa học Pháp và sau đó là cả thế giới. Nửa năm sau, chính phủ Pháp quyết định cho Daguerre và con trai của Niepce là Isodore hƣởng trợ cấp suốt đời, đổi lại họ để nhà nƣớc sử dụng và phổ biến kỹ thuật nhiếp ảnh. Phép chụp ảnh Daguerre đã trở thành phát minh đầu tiên về nhiếp ảnh trên thế giới.

Phát minh nhiếp ảnh đã ghi và lƣu giữ cái nhìn thấy, cái xảy ra đã đƣa nhân loại bƣớc vào thời kỳ mới, từ đó, những gì con ngƣời tạo lập ra nhƣ các giá trị vật thể, công trình, đô thị và đƣờng sá, các phát minh khoa học, các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp.v.v… đƣợc ghi lại bằng hình ảnh một cách chính xác. Trong đời sống mỗi cá nhân, mỗi gia đình hay các quan hệ riêng lẻ, ảnh lƣu niệm là dấu mốc ghi nhận các mối quan hệ thân thuộc, là cơ sở để hồi tƣởng, thờ cúng. Nhiếp ảnh đã làm phong phú thêm nội dung và hình thức thông tin, đƣa tin mới qua ảnh tin, đƣa sự kiện có phân tích qua các loại phóng sự và chùm ảnh, các bài viết mang tính cụ thể nhờ có ảnh minh họa. Các tờ báo hay tạp chí cũng sử dụng ảnh để trình bày, tăng thông tin thị giác qua hình ảnh, tăng độ hấp dẫn cho bạn đọc.

Những bức ảnh đã thu hút con ngƣời mạnh mẽ, từ nhu cầu xem ảnh đến tự tay cầm chiếc máy ảnh để chụp. Ngôn từ và hình ảnh vốn là nền tảng tồn tại cho con ngƣời từ buổi đầu lịch sử. Ngôn từ và hình ảnh đó là những ký hiệu nhân tạo nhằm giúp ta hiểu đƣợc chính mình và thế giới xung quanh. Những ký hiệu và hình ảnh ấy đã trở thành tài sản của những nền văn hóa khác nhau khi mà suốt một thời gian dài, những ký hiệu đó trở thành công cụ cơ bản mà con ngƣời sử dụng để truyền thông và học hỏi.

Không ai biết những hình ảnh đầu tiên đƣợc tạo ra khi nào, nhƣng những di tích từ thời tiền sử cho thấy rằng, từ nhiều thế kỷ trƣớc, hình ảnh đã tiến hóa thành một loại ngôn ngữ dễ hiểu hơn giữa các nền văn hóa. Các ngôn ngữ hầu hết đƣợc nói lên hay viết ra và sau này đƣợc lƣu trữ trong các cuốn sách.

Thế kỷ XV, nghề in ra đời, số lƣợng sách tăng nhanh và nhu cầu dùng hình ảnh minh họa cho sách cũng phát triển nhanh chóng. Nhiếp ảnh đƣợc

42

phát minh vào đầu thế kỷ XIX, đã biến cuộc tiến hóa trong lĩnh vực tạo hình trở thành một cuộc cách mạng. Nhiếp ảnh đã làm thay đổi cách nhìn của con ngƣời về sự vật và nghệ thuật tạo hình.

Trong một góc độ hạn hẹp nhất, nhiếp ảnh đƣợc hiểu là một phƣơng tiện tạo hình bằng tác dụng của ánh sáng trên một phƣơng tiện nhạy cảm với ánh sáng đó. Tuy nhiên, chỉ đơn giản nhƣ vậy thì không thể lột tả hết tác động, ý nghĩa của những bức ảnh trong hầu hết mọi khía cạnh của đời sống hiện đại. Nhƣ chúng ta thấy, ngay từ khi còn nhỏ, các em nhỏ đã làm quen với các bức ảnh hay hình ảnh trên truyền hình. Cuộc đời mỗi ngƣời, ai cũng thấy những hình ảnh. Con ngƣời còn biết đến những thứ xa xôi nhƣ vũ trụ là qua những hình ảnh chụp đƣợc. Lịch sử phát triển của loài ngƣời cũng đƣợc chúng ta thấy qua các bức ảnh phóng sự.

Ở giai đoạn đầu mới ra đời, “nhiếp ảnh sơ khai” chỉ tập trung ghi lại hình ảnh của sự vật sao cho giống nguyên hình của nó và ý đồ nghệ thuật hầu nhƣ chƣa đƣợc nảy sinh trên các bức ảnh ban đầu. Đó là lý do khiến cho nhiếp ảnh thời kỳ này bị lý luận thẩm mỹ tấn công dữ dội. Sau đó, kỹ thuật phát triển, chỉ một thời gian ngắn, nhiếp ảnh đã cho ra những bức ảnh rõ nét và ý đồ về một bức ảnh đẹp bắt đầu nảy sinh. Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi kỹ thuật máy ảnh phát triển cao hơn, có thể chụp đƣợc cả chuyển động. Lúc này, nhiếp ảnh không chỉ đem lại cái thực, mà còn đem đến cái đẹp. Tuy nhiên, chủ yếu là cái đẹp trong những ảnh chân dung cá nhân, chƣa phải nhiếp ảnh nghệ thuật.

Tất cả các bức ảnh chụp đều xuất phát từ một nguyên lý kỹ thuật. Nguyên lý đó tạo ra cho bức ảnh dễ dàng phân biệt với các bức tranh hội họa. Khi vẽ tranh hoặc ký họa, kỹ thuật thể hiện có thể giống nhau nhƣng cần phải biết phân biệt các tác phẩm nghệ thuật với các ghi chép đơn giản khác nhau nhƣ thế nào. Trong nhiếp ảnh, sự phân biệt ấy khó hơn, bởi có ít ngƣời hiểu rằng bản thân các bức ảnh khác nhau về chất lƣợng, thậm chí sự khác biệt đó còn lớn hơn ở các bức tranh hay các bản vẽ. Chiếc máy ảnh đƣợc coi là một

43

công cụ thể hiện, không những là một phƣơng tiện tạo hình mới mà còn tạo ra một phạm trù thẩm mỹ mà các phƣơng tiện tạo hình cổ điển chƣa biết đến. Có nhiều cách để phân biệt các loại ảnh, theo nguồn gốc bức ảnh, có thể phân chia các bức ảnh chụp thành ba thể loại sau:

- Loại ảnh sao chép đơn giản các vật thể.

Đứng trƣớc ống kính máy ảnh, các đối tƣợng riêng lẻ có vẻ đẹp bề ngoài về cấu trúc, về hình dáng hoặc về một số đặc điểm nào đó. Ngƣời ta chụp những bức ảnh này đơn giản là để lƣu giữ hình ảnh về đối tƣợng. Thuộc thể loại ảnh này có những bức ảnh khoa học, ảnh lƣu niệm về những kỳ nghỉ, về gia đình, bạn bè,…

- Loại ảnh thông tin mang tính thẩm mỹ.

Hình dạng bề ngoài của đối tƣợng đƣợc quan tâm không chỉ vì sự tồn tại của nó, mà vì chúng chứa đựng một nội dung thẩm mỹ nhất định. Ví dụ bức ảnh bộ đội ta vƣợt cầu Mƣờng Thanh giữa ngổn ngang dù trắng tiến vào Sở chỉ huy của Tƣớng DeCastries của Triệu Đại.

(Ảnh Bộ đội ta vượt cầu Mường Thanh, tấn công vào khu trung tâm Điện Biên Phủ - Triệu Đại)

Bức ảnh dƣới con mắt ngƣời xem không chỉ gợi lại ký ức của một quá khứ mà còn cho ngƣời ta biết một sự kiện trực tiếp có tính chất thẩm mỹ, một cái nhìn bản chất về chiến tranh. Nhƣ vậy, loại hình do nhiếp ảnh sáng tạo ra

44

mang tính chất thông tin thẩm mỹ theo phân loại nguồn gốc vốn là bức ảnh ghi chép, tuy nhiên về mặt nội dung có giá trị thẩm mỹ.

- Loại ảnh nghệ thuật

Là ảnh mà chất lƣợng thẩm mỹ của đối tƣợng không những đƣợc tái tạo mà còn đƣợc nâng lên, làm đậm nét một cách có chủ định. Đặc điểm của loại ảnh này là những bức ảnh chức đựng một chất lƣợng thẩm mỹ do ngƣời chụp sáng tạo ra cao hơn là nó vốn có trong tự nhiên. Những bức ảnh này đem lại cho ngƣời xem cái gì đó lớn hơn nhiều bản thân sự kiện và nội dung tƣ tƣởng của nó, làm sáng tỏ sự kiện đang tồn tại đó.

Sự phân chia ba loại hình này không có nghĩa là làm cho điều đơn giản trở nên phức tạp, mà đó là con đƣờng tìm hiểu đặc thù của phƣơng pháp tạo hình nhiếp ảnh. Trong thực tế, có nhiều trƣờng hợp rất khó để phân biệt rõ ràng bức ảnh thuộc thể loại này hay thể loại khác một cách chắc chắn theo kiểu vật lý.

Với bản thân các nhà nhiếp ảnh, cách phân chia này giúp họ cách nhìn, cách lựa chọn và bố cục nội dung, sự kiện, tuy nhiên đó không phải là công thức để xét giá trị xã hội của bức ảnh. Đặc biệt nhất với nghệ thuật nhiếp ảnh, các chức năng về thông tin và truyền thống của bức ảnh cần phải đƣợc nhấn mạnh hàng đầu.

Theo cách phân chia trên có thể thấy, nhiếp ảnh rất phổ biến, gần gũi với cuộc sống mỗi ngƣời. Việc tạo ra một bức ảnh hoàn toàn dễ dàng. Tuy nhiên, để có một bức ảnh đạt đến nghệ thuật, để nhiếp ảnh trở thành nghệ thuật thì cần cả một quá trình lâu dài với nhiều yếu tố quyết định.

Theo đà phát triển của kỹ thuật chế tạo ống kính, máy ảnh, nguyên vật liệu bắt sáng, nhiếp ảnh nhanh chóng đƣợc sử dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Đến nay đã hình thành rõ rệt bốn ngành ảnh: ảnh dịch vụ thƣơng mại, ảnh sáng tác nghệ thuật, ảnh thời sự báo chí, ảnh nghiên cứu khoa học. Mỗi loại ảnh thuộc một phạm trù riêng, có chức năng, phƣơng pháp diễn đạt riêng, nhƣng loại ảnh nào cũng có những bức ảnh đạt tới trình

45

độ thẩm mỹ và đƣợc công nhận là ảnh nghệ thuật. Nhiếp ảnh chính thức bƣớc vào thế giới nghệ thuật và bắt đầu giải quyết các những nhiệm vụ nghệ thuật của riêng mình. Từ đó xuất hiện một loại hình nghệ thuật mới: nghệ thuật nhiếp ảnh.

Nhiếp ảnh nghệ thuật là một bộ môn nghệ thuật tạo hình độc đáo, nó phản ánh hiện thực khách quan một cách trung thực, ghi lại những khoảnh khắc có sức biểu hiện cao nhất trong dòng thác sự kiện thông qua sự tái hiện cuộc sống bằng hình tƣợng. Hình tƣợng của nghệ thuật nghiếp ảnh thống nhất và khác biệt với hình tƣợng của nhiều loại hình nghệ thuật khác ở phƣơng thức và nội dung phản ánh.

Các ngành mỹ học, lý luận văn hóa nghệ thuật, lý luận thông tin báo chí lúc bấy giờ đều nhận định rằng, nhiếp ảnh sinh ra từ thiên tài kỹ thuật của con ngƣời, là một loại hình nghệ thuật lấy kỹ thuật làm gốc. Nhiếp ảnh là sự kết hợp tài tình giữa khả năng tạo hình kỳ diệu của ánh sáng vào việc miêu tả thế giới hiện thực sống động đầy cảm xúc trên mặt phẳng không gian ba chiều thông qua những tƣơng quan về màu sắc, hình khối, đƣờng nét. Thông qua những đặc trƣng cơ bản, có thể thấy nghệ thuật nhiếp ảnh có những tính chất cơ bản sau:

- Tính khách quan

Nhiếp ảnh là một loại hình nghệ thuật, phản ánh hiện thực khách quan. Thông qua việc xử lý máy ảnh với các chất liệu nhƣ phim, giấy ảnh,… và hàng loạt công việc vừa có tính chất hóa học vừa có tính chất nghệ thuật trong buồng kín. Nhiếp ảnh phản ánh hiện thực khách quan trực tiếp ngay khi sự việc đang xảy ra, đang tiếp diễn mà các ngành nghệ thuật khác không làm đƣợc.

Tuy nhiên, ảnh nghệ thuật không chỉ dừng lại ở chỗ phản ánh hiện thực khách quan của đối tƣợng mà còn có nhiệm vụ đi sâu khám phá bản chất đối tƣợng để cho ngƣời xem những rung động thực sự. Nghĩa là, nhà nhiếp ảnh có nhiệm vụ nhận thức và phản ánh hiện thực khách quan bằng hình ảnh nhìn thấy. Không phải chỉ có nín thở và bấm máy mà phải có đôi mắt và tâm hồn

46

nghệ thuật. Nhiếp ảnh tuy chủ yếu là nghệ thuật thị giác nhƣng nhà nhiếp ảnh còn thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan và khả năng cảm thụ nghệ thuật trong sự đánh giá và phản ánh hiện thực khách quan. Máy ảnh và các chất liệu khác rất quan trọng nhƣng chỉ phƣơng tiện để nhà nhiếp ảnh thực hiện ý đồ sáng tạo nghệ thuật.

- Tính tài liệu

Tính chất phản ánh hiện thực khách quan là cơ sở trực tiếp tạo ra tính tài liệu cho bức ảnh. Sự chính xác của các chi tiết đã làm cho ngƣời xem tin vào bức ảnh hơn bức tranh, mặc dù mức độ chính xác của ảnh phụ thuộc nhiều vào ngƣời chụp. Tính tài liệu của ảnh luôn phụ thuộc vào quan điểm lập trƣờng chính trị, óc thẩm mỹ và khả năng sử dụng kỹ thuật nhiếp ảnh của nghệ sĩ. Một bức ảnh đƣợc coi là tài liệu của hiện thực khi nó vừa phản ánh tính chân thực của thực tế khách quan trong sự phát triển theo lôgic lịch sử, bức ảnh không làm thay đổi, xuyên tạc bản chất của hiện thực khách quan và nó mang trong mình ý nghĩa xã hội sâu sắc. Tính chất này đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực báo chí, nhằm phát hiện, phổ biến những tin tức có thật trong đời sống cần thiết cho sự phát triển xã hội.

- Tính nghệ thuật

Ảnh nghệ thuật ra đời trƣớc hết do nhu cầu văn hóa, thẩm mỹ của công chúng nên nó mang tính xã hội rõ rệt. Đó là nhu cầu mở rộng phạm vi nhận thức thực tế khách quan bằng nghệ thuật và nhiếp ảnh là một trong những nhu cầu văn hóa thị giác.

Chính bản thân ngƣời nghệ sĩ nhiếp ảnh cũng thƣờng xuyên tự đặt cho mình nhiệm vụ xây dựng đƣợc hình tƣợng nghệ thuật nhằm biểu lộ mối quan hệ của tác giả với đối tƣợng đƣợc mô tả với cảm xúc tâm hồn chứ không đơn thuần là một sản phẩm. Điều đó, không chỉ thể hiện sự tồn tại của khách quan của sự kiện qua tấm ảnh mà còn nói lên mối quan hệ của những sự kiện ấy với con ngƣời và xã hội, đồng thời nói lên ý nghĩa tinh thần, giá trị tâm lý xã hội của hiện thực khách quan đó. Để có đƣợc ảnh nghệ thuật, ngƣời nghệ sĩ cần

47

có đầy đủ khả năng tƣ duy hình tƣợng, tài năng nghệ thuật, trình độ nghiệp vụ, khả năng làm chủ kỹ thuật để giải quyết các nhiệm vụ sáng tác.

Với các tính chất trên, nhiếp ảnh đã tham gia vào giải quyết các mâu thuẫn xã hội và lịch sử đã đƣợc ống kính máy ảnh ghi lại một cách chân thực,

Một phần của tài liệu Cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)