Nghệ thuật nhiếp ản hở Việt Nam

Một phần của tài liệu Cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 48 - 60)

- Quá trình du nhập và phát triển của nhiếp ảnh ở Việt Nam

Năm 1865, cụ Ðặng Huy Trứ, nguyên là một vị quan dƣới triều vua Tự Ðức, khi đi công tác sang Trung Hoa theo chỉ thị của vua Tự Ðức, đã mua trọn một bộ máy chụp và rửa ảnh từ Trung Hoa và thuê một ngƣời Hoa là Dƣơng Khải Trí về Hà Nội và mở hiệu ảnh Cảm Hiếu Ðƣờng vào ngày 2 tháng 2 năm Kỷ Tỵ, (14-3-1869). Ðây là hiệu ảnh đầu tiên của một ngƣời Việt Nam mở tại Việt Nam, chỉ sau 30 năm từ khi thế giới phát minh ra nhiếp ảnh.

Với mục đích kinh doanh, hiệu ảnh Cảm Hiếu Đƣờng có niêm yết bảng giá đƣợc quảng cáo rầm rộ, đã trở thành hiệu ảnh đầu tiên của Việt Nam có tiếng nhất lúc bấy giờ. Hiệu ảnh đã chụp đƣợc nhiều ảnh chân dung cho ngƣời Hà Nội và vùng lân cận. Với việc du nhập kỹ thuật nhiếp ảnh, Đặng Huy Trứ đã là ngƣời mở đƣờng cho nghệ thuật nhiếp ảnh vào Việt Nam. Sau khi ông mất, hiệu ảnh cũng chấm dứt hoạt động.

Nhiếp ảnh vào Việt Nam cùng thời điểm thực dân Pháp xâm lƣợc nƣớc ta, nhân dân mất nƣớc. Dƣới chế độ cai trị, bóc lột hà khắc của thực dân Pháp, nền công nghiệp nƣớc ta rất lạc hậu. Do đó, đời sống văn hóa, nghệ thuật nƣớc ta, trong đó có nhiếp ảnh cũng lạc hậu hơn các nƣớc tiên tiến lúc bấy giờ.

Năm 1890, tại Hà Nội có vài hiệu ảnh của ngƣời Hoa, chuyên chụp ảnh lƣu niệm. Lúc đó, kỹ thuật ảnh còn lạc hậu, giá thành đắt, ngƣời dân ít chụp ảnh nên nhiếp ảnh vẫn chƣa phát triển.

49

Tuy nhiên, tới đầu thập niên 1930, nhiếp ảnh phát triển mạnh nhƣng gần nhƣ hầu hết chỉ là nhiếp ảnh dịch vụ. Phải chờ đến đầu thập niên 30 mới bắt đầu có phong trào chơi ảnh nghệ thuật, với sự xuất hiện không thƣờng xuyên, của các nhiếp ảnh gia Võ An Ninh, Phạm Ngọc Chất, Phạm Văn Mùi, Nguyễn Văn Khải...

Thời kỳ này nhiều ngƣời Việt Nam đã thích chơi ảnh, yêu cầu ngày càng cao, phƣơng tiện kỹ thuật phát triển hơn, phần lớn ngƣời chơi ảnh là những ngƣời khá giả. Các cửa hiệu mở ra chủ yếu vì lợi nhuận, có sự cạnh tranh và chất lƣợng ảnh vì thế cũng cao hơn, các thợ ảnh cũng buộc phải học nâng cao tay nghề.

Trong thập niên 30 và 40 của thế kỷ trƣớc, nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam tuy có phát triển, nhƣng rất chậm. Nhiếp ảnh thỉnh thoảng đƣợc triển lãm nhƣ một "nghệ thuật khéo tay" trong một góc chợ phiên hay đấu xảo, gần những cửa hàng dệt, đan, đồ gốm... Những bất ổn chính trị trong thập niên 40 làm chậm lại những sinh hoạt nhiếp ảnh đó.

Năm 1951, nhiếp ảnh gia Lê Đình Chữ xuất bản sách “Để chụp và rửa

ảnh mau chóng” tại Hà Nội.

Năm 1952, lần đầu tiên, 21 nhà nhiếp ảnh Việt Nam triển lãm hơn 100 tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật tại Nhà Hát Lớn Hà Nội với tựa đề Triển lãm

Ảnh Mỹ thuật 1952. Cuộc triển lãm này là một mốc khởi đầu quan trọng của

nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam.

Năm 1953, 1954, triển lãm Nghệ thuật Nhiếp ảnh Việt Nam kỳ 2, 3 cũng đƣợc triển lãm tại Nhà Hát Lớn Hà Nội, quy tụ nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh và tác phẩm nhiếp ảnh.

Hiệp định Genève về Việt Nam năm 1954 tạm thời chia Việt Nam thành hai miền. Một số nhiếp ảnh gia miền Bắc di cƣ vào Nam và là cột trụ của sinh hoạt Nhiếp ảnh miền Nam cho đến năm 1975 và có ảnh hƣởng đến nhiều năm sau đó. Tại miền Nam, những cuộc triển lãm ảnh, thi ảnh đƣợc liên tục tổ chức hàng năm từ 1955 tới 1975, có năm hai hoặc ba lần triển lãm hoặc

50

thi ảnh. Từ 1958, Việt Nam đứng ra tổ chức các cuộc thi ảnh quốc tế và ảnh nghệ thuật Việt Nam cũng đƣợc gửi đi triển lãm và dự thi ở nhiều nƣớc trên thế giới và dành đƣợc nhiều tƣớc hiệu, giải thƣởng quốc tế. Các tiệm ảnh đƣợc mở ra tại tất cả các tỉnh, các quận và một số xã trên toàn quốc, riêng tại Sài Gòn có phòng ảnh màu.

Khi đất nƣớc bị chia cắt hai miền Nam - Bắc năm 1955, tất cả các nhà nhiếp ảnh đƣợc tập hợp, học tập, rồi đƣa vào biên chế, các nhà nhiếp ảnh mở tiệm đƣợc đƣa vào Hợp tác xã Nhiếp ảnh. Mặt khác, chính phủ cũng gửi nhiều ngƣời đi học về báo chí, nhiếp ảnh, điện ảnh tại Liên Xô, Ðông Ðức, Tiệp Khắc và Ba Lan. Các nhà lãnh đạo nhiếp ảnh tại Việt Nam ngày nay, đa số là những ngƣời đã du học về nhiếp ảnh tại Liên Xô và Ðông Ðức vào thời điểm này.

Năm 1958, Ban Liên lạc Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đƣợc thành lập với 11 ngƣời đƣợc bầu vào Ban Liên lạc. Sự ra đời của Ban Liên lạc đã đánh dấu một bƣớc ngoặt cho những hoạt động của nhiếp ảnh Việt Nam. Ngay sau khi Ban ra đời, có liên tiếp các hoạt động đƣợc tổ chức nhƣ Triển lãm Nghệ

thuật Việt Nam, cuộc thi ảnh Mừng 15 năm nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

và Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng. Những triển lãm này đều thành

công vang dội. Từ khi thành lập đến nay, Ban Liên lạc đã tổ chức tham gia nhiều triển lãm với nhiều tác phẩm đạt giải cao.

Trƣớc sự hoạt động mạnh mẽ của Ban Liên lạc, cùng diễn biến phức tạp của tình hình đất nƣớc, một yêu cầu đặt ra là cần tăng cƣờng, xây dựng đội ngũ nghệ sĩ nhiếp ảnh, phóng viên sẵn sàng đáp ứng kịp thời diễn biến phức tạp. Năm 1965, Ban Liên lạc Nghệ sĩ nhiếp ảnh chuyển thành Hội Nghệ

sĩ nhiếp ảnh Việt Nam với ba hoạt động chính: tổ chức sáng tác, phát động các

cuộc thi và triển lãm ảnh nhằm tập hợp nguồn ảnh lớn, đáp ứng yêu cầu trong nƣớc và quốc tế, góp phần làm cho dƣ luận quốc tế hiểu và ủng hộ cuộc đấu tranh của Việt Nam. Hội đã nhiều lần gửi ảnh của hội viên đi dự thi tại nƣớc ngoài, hầu hết là tại các nƣớc trong khối xã hội chủ nghĩa. Ðƣờng lối sáng tác

51

trong thời gian này là ảnh phải có tính xây dựng, tính chiến đấu, tính tập thể, tức là phải có lập trƣờng. Đƣờng lối sáng tác này đƣợc gọi là phương pháp

sáng tác xã hội chủ nghĩa. Nhiếp ảnh nghệ thuật thuần tuý hoàn toàn không

có và hoàn toàn không đƣợc chấp nhận. Tuy nhiên, vẫn có những nhiếp ảnh gia lặng lẽ thỉnh thoảng chụp ảnh nghệ thuật và đã từng bị phê bình là mơ mộng viển vông.

Từ năm 1975, đất nƣớc thu về một mối, Việt Nam phát triển theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa. Các nhà nhiếp ảnh và các tiệm ảnh đều đƣợc tập hợp thành các công ty nhiếp ảnh. Ðƣờng lối chụp ảnh xã hội chủ nghĩa cũng đƣợc áp dụng ở miền Nam.

Năm 1986, khi có phong trào đổi mới, mọi sinh hoạt bừng lên, trong đó có bộ môn nhiếp ảnh. Các công ty nƣớc ngoài tràn vào Việt Nam khai thác thị trƣờng do đó phim ảnh màu, máy ảnh tràn vào. Các tiệm ảnh mọc lên ở khắp mọi thành phố, quận, huyện có nơi về đến xã. Từ năm 2000 trở đi, nhiếp ảnh kỹ thuật số đã dần dần thay thế nhiếp ảnh truyền thống.

Năm 1992, Việt Nam sinh hoạt với nhiếp ảnh quốc tế: gửi ảnh dự thi quốc tế và triển lãm ảnh ở nhiều nƣớc, gia nhập FIAP (Tổ chức nhiếp ảnh nghiệp dƣ trên thế giới) và FAPA (Liên đoàn nhiếp ảnh nghệ thuật Châu Á) và lần đầu tiên, nhiếp ảnh gia Việt Nam nhận đƣợc tƣớc hiệu quốc tế, gần nhƣ hầu hết là với FIAP. Ngày nay, Việt Nam là một quốc gia đạt đƣợc rất nhiều giải thƣởng cao trong các cuộc thi ảnh trên khắp thế giới. Nhiều nhiếp ảnh gia, nhiều câu lạc bộ nhiếp ảnh đã đạt đƣợc nhiều thành tích cao trong các cuộc thi ảnh quốc tế, đặc biệt là cuộc thi ảnh hàng năm tại Áo.

- Nhiếp ảnh Việt Nam trước đổi mới

Trƣớc đổi mới - năm 1986, khi nhắc đến nhiếp ảnh Việt Nam thì không thể không nhắc đến sự phát triển và ý nghĩa của ảnh thời sự báo chí, đƣợc ra đời cùng báo chí cách mạng. Nhiếp ảnh thời kỳ này đã để lại những bộ ảnh tƣ liệu lịch sử quý giá về Cách mạng Tháng Tám, kháng chiến chống các thế lực xâm lƣợc, thống nhất đất nƣớc, đổi mới và phát triển đất nƣớc.

52

Trong những cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc luôn có những chiến sĩ cầm máy ảnh bên cạnh những chiến sĩ cầm súng để ghi lại lịch sử hào hùng. Có rất nhiều chiến sĩ nhiếp ảnh đã anh dũng hy sinh.

Giai đoạn 1945 - 1975, có thể nói là giai đoạn rực rỡ nhất của nhiếp ảnh Việt Nam trƣớc đổi mới. Nhiếp ảnh Việt Nam đã đƣợc tặng tấm huân chƣơng cao quý - Huân chƣơng Hồ Chí Minh.

Giai đoạn 1954 - 1975 là giai đoạn miền Bắc đối mặt với những thách thức lớn, vừa xây dựng xã hội chủ nghĩa, vừa chống lại âm mƣu của đế quốc Mỹ, vừa là hậu phƣơng lớn cho chiến trƣờng miền Nam.

Khi Mỹ tiến hành những hoạt động xâm phạm miền Bắc, nhiều phóng viên đã bám sát, chụp đƣợc những bức ảnh giá trị. Bức ảnh “Bắt sống tên giặc lái” của Lƣơng Biên chụp tên lính Mỹ bị bắt sau khi nhảy dù ra khỏi máy bay bị ta bắn cháy đã thể hiện sự thất bại của Mỹ ở cả chiến trƣờng miền Bắc. Với âm mƣu phá hoại miền Bắc, tất cả các tỉnh thành miền Bắc đều bị Mỹ phá hoại. Lúc này, tất cả những ngƣời cầm máy từ phóng viên, nghệ sĩ đến ngƣời làm ảnh dịch vụ đều sẵn sàng phản ánh trực tiếp tội ác của Mỹ qua những bức ảnh hiện trạng các điểm bị ném bom, hình ảnh nhân dân khắc phục hậu quả phá hoại. Đồng thời, ca ngợi lòng yêu nƣớc của con ngƣời miền Bắc, sẵn sàng cầm vũ khí bảo vệ quê hƣơng, ca ngợi đức tính yêu thƣơng, đùm bọc lẫn nhau của con ngƣời Việt Nam qua các bức ảnh cứu nạn, cứu trợ,… tất cả đều với một ý chí quyết tâm đánh đuổi giặc Mỹ. Những bức ảnh vừa là nguồn động viên, tiếp thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến, vừa là thể hiện cho chiến thắng của nhân dân ta.

Từ những năm đầu kháng chiến, Việt Nam Thông tấn xã đã có những bức ảnh rất nổi tiếng, nhƣ bức ảnh “Xung phong” của chiến sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Tiến Lợi, chụp trận Phố Ràng, Lào Cai năm 1949. Bức ảnh này đã đạt Huy chƣơng vàng liên hoan ảnh nghệ thuật quốc tế tổ chức tại Cu Ba và đƣợc triển lãm ở nhiều nƣớc sau đó. Bức ảnh đƣợc báo chí thế giới ca ngợi hình tƣợng chiến sĩ Việt Nam súng trƣờng, chân đất chiến đấu với lòng dũng cảm vì độc lập dân tộc. Bức ảnh là sự hòa quyện giữ tính chân thật lịch sử và tính nghệ thuật cao cả.

53

(Ảnh “Xung phong” - Nguyễn Tiến Lợi)

Sau kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, đội ngũ nhiếp ảnh khắp cả nƣớc đƣợc tập hợp lại và phân công về các cơ quan thông tin báo chí lớn trong cả nƣớc nhƣ Việt Nam Thông tấn xã, Báo Nhân dân, Báo Quân đội Nhân dân, Báo Tiền phong,… Việt Nam Thông tấn xã đƣợc giao nhiệm vụ nòng cốt phát triển ảnh báo chí, nghiên cứu kỹ thuật nhiếp ảnh, đào tạo đội ngũ phóng viên mới để kịp thời phục vụ giai đoạn cách mạng mới, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc.

Từ khi nhân dân miền Nam đồng khởi, anh chị em nhiếp ảnh ở khắp các thành thị đƣợc thức tỉnh và bằng nhiều con đƣờng khác nhau đã dùng máy ảnh tham gia ghi lại sự kiện vĩ đại này. Các bức ảnh đƣợc triển lãm ở các xã, huyện, một số đƣợc gửi lên các cơ quan cấp miền, Trung ƣơng tham gia vào ngân hàng ảnh của Việt Nam Thông tấn xã. Các tác phẩm ghi lại hình ảnh về chiến trƣờng miền Nam nhƣ: Bộ đội về làng (Văn Đức), Truy kích đến cùng

(Hoàng Mai), Tải đạn ra tiền tuyến (Lê Chí Hải), Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước (Minh Trƣờng), La Thị Tám đếm bom (Văn Bảo)… đều là những bức

54

ảnh phản ánh chân thực về những hoạt động của chiến trƣờng. Một bức ảnh đƣợc coi là tài liệu giáo khoa của nhiếp ảnh, tái hiện đƣợc cả cuộc chiến giai đoạn lịch sử này. Đó là bức ảnh “Đường ra tiền phương” của phóng viên Thông tấn xã Đinh Quang Thành.

(Ảnh “Đường ra tiền phương” – Đinh Quang Thành)

Bức ảnh đƣợc chụp khi tác giả đến một đơn vị thanh niên xung phong thì có một nữ thanh niên xung phong vừa hy sinh do bị thƣơng cụt chân và không đủ thuốc men chữa nên vết thƣơng mất máu và nhiễm trùng. Tác giả đã chụp lại hình ảnh cô gái thanh niên xung phong đang làm nhiệm vụ. Đây là hình ảnh ƣớc lệ, tƣợng trƣng cho hình ảnh các cô gái thanh niên xung phong trên khắp các ngã ba đƣờng từ Thanh Hóa vào miền Nam, làm nhiệm vụ chỉ đƣờng cho xe đi ban đêm vào tiếp tế cho chiến trƣờng.

Bức ảnh phản ánh chân thực giai đoạn “Đánh địch mà đi, mở đƣờng mà tiến” của ta chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam. Ảnh đƣợc chụp vào ban đêm phản ánh thực tế lúc đó xe chỉ chạy vào ban đêm để địch không phát hiện. Những vệt sáng to nhỏ là những

55

chiếc đèn gầm xe ô tô to, nhỏ đang chạy. Những chiếc xe chỉ có đèn gầm nhỏ chiếu đƣợc 5 mét để tránh máy bay địch. Nhiều vệt sáng của ô tô, từng đoàn xe tiếp tế cho chiến trƣờng miền Nam đang chạy thể hiện đây là giai đoạn giành thế chủ động của quân ta trên chiến trƣờng. Chiếc áo ni lông khoác trên vai cô gái là sản phẩm mà trên thế giới mới sản xuất ra và đƣợc sử dụng phổ biến trong cuộc chiến tranh này. Tấm ni lông vừa để làm áo mƣa, vừa thay ba lô bọc quần áo, vừa chứa nƣớc cho đồng đội, vừa để thay chiếu nằm ngủ và khi chết thì thay áo quan. Trên vai cô cây súng luôn sẵn sàng chiến đấu, tay cô cầm lá cờ của Đảng chỉ đƣờng. Tất cả những chi tiết trong bức ảnh thể hiện ý nghĩa xã hội sâu sắc trong giai đoạn lịch sử này. Tác giả Đinh Quang Thành đã rất am hiểu cuộc chiến, giai đoạn này mới có thể ghi lại đƣợc hình ảnh đầy đủ, ý nghĩa và đắt giá nhƣ vậy.

Thời gian này, ngoài những bức ảnh phục vụ tuyên truyền báo chí, nhiều bức ảnh màu của phóng viên đã đƣợc báo ảnh Việt Nam xuất bản, phát hành rộng rãi.

Sáng ngày 30/4/1975, tại Dinh Tổng thống, Trần Mai Hƣởng đã chụp đƣợc bức ảnh đánh dấu bƣớc ngoặt của lịch sử dân tộc, đó là bức “Chiếm dinh

độc lập” chụp chiếc xe tăng của quân giải phóng đi đầu húc đổ cánh cửa sắt.

Gần 30 năm sau tác phẩm nhiếp ảnh “Xung phong”, bức ảnh “Nước

mắt ngày gặp lại” của phóng viên Việt Nam Thông tấn xã Lâm Hồng Long

đã đánh dấu ngày toàn thắng kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nƣớc. Bức ảnh đã ghi lại đƣợc khoảnh khắc hội ngộ xúc động của 2 mẹ con ngƣời chiến sĩ với chú thích “Mẹ Trần Thị Bính nghẹn ngào xúc động ngày gặp lại con trai Lê Văn Thức, tử tù từ Côn Đảo trở về trên chuyến tàu chở tù chính trị, cập bến Vũng Tàu ngày 5/6/1975”.

Anh Thức - con trai mẹ Bính, bị bắt và kết án tử hình đày biệt xứ ra Côn Đảo từ năm 27 tuổi. Dằng dặc 7 năm trời chờ ngày tử hình, mẹ khóc hết nƣớc mắt và không nghĩ sẽ có ngày gặp lại con mình. Điều không ngờ đã xảy ra, anh Thức đã cùng hàng trăm tử tù khác chiến thắng quân thù, trở về quê

56

mẹ thân thƣơng trong vòng tay đồng bào. Giây phút hạnh phúc nhất đó của hai mẹ con chính là sự đền bù thiêng liêng cho những tấm lòng kiên chung bất khuất, vì nƣớc quên thân. Ngày 4/5 năm ấy, đoàn tàu từ đất liền ra tới Côn Đảo đón mọi ngƣời trở về. Cùng với chị em phụ nữ, tù binh tàn tật, anh Thức

Một phần của tài liệu Cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 48 - 60)