Về hình thức nghệ thuật:

Một phần của tài liệu bộ đề thi thử đại học môn ngữ văn (Trang 114 - 119)

+ Ngôn ngữ mang đậm chấtNambộ + Giọng điệu: chậm rãi, trầm lắng

+ Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế-> tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Thi.

1,0

0,5

Câu 2(3 điểm)

1. Giải thích ý kiến:

- Trách nhiệm: Là phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả. Trách nhiệm còn là sự ràng buộc lời nói, hành vi của mình, bảo đảm đúng đắn, nếu sai trái phải chịu hậu quả.

- Ràng buộc: Đặt trong tình trạng có những điều bắt buộc phải làm trong quan hệ với người khác, làm cho hành động mất tự do.

-Nhân cách: tư cách và phẩm chất của con người

- Như vậy khi nói đến trách nhiệm của con người một mặt là là nói đến những ràng buộc về lời nói, hành vi, việc làm của mình phải bảo đảm đúng đắn, hoàn thành nếu không sẽ phải gánh chịu hậu quả. Mặt khác chính trách nhiệm cũng là một yếu tố cơ bản để xây dựng và phát triển nhân cách của mỗi người.

0,5

2 Bàn bạc, mở rộng:

- Tại sao lại nói trách nhiệm là yếu tố đôi khi con người cảm thấy bị ràng buộc?

+ Khi được giao một công việc, nhiệm vụ nào đó, bắt buộc ta phải làm tròn, phải có trách nhiệm hoàn thành tốt, nếu không sẽ ảnh hưởng đến công việc, thành tích, danh dự, cuộc sống của bản thân và còn làm liên luỵ đến người khác, ảnh hưởng xấu đến các tổ chức, tập thể...có liên đới. + Đó là những ràng buộc trong lời nói, hành vi của mình. Khi đã nói ra mỗi người phải chịu trách nhiệm về lời nói ấy: sự trung thực, đúng đắn, chính xác, tin cậy. Chịu trách nhiệm về lời nói của mình gắn liền vói những hành động, việc làm cụ thể. Nói đi đôi với làm.

+ Mỗi người còn phải chịu sự ràng buộc trong hành vi, mỗi hành vi đúng đắn, có ý nghĩa sẽ được coi trọng, những hành vi việc làm sai trái đều phải chịu hậu quả. Đó là những ràng buộc mà ta ngầm phải thực hiện nên đôi khi thấy mệt mỏi, nặng nề, không được tự do, thoải mái.

- Tại sao trách nhiệm cũng chính là yếu tố cơ bản cần phải có để xây dựng và phát triển nhân cách?

+ Để hoàn thành trách nhiệm được giao, con người phải vượt qua nhiều thử thách, khó khăn, đòi hỏi phải có ý chí, nghị lực, tình yêu, niềm say

2,0

0,75

mê....đó cũng chính là quá trình rèn luyện, phấn đấu để xây dựng và phát triển nhân cách.

+ Khi mỗi người có ý thức thể hiện trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với xã hội cũng chính là có ý thức sống tốt, sống có ích, sống theo những chuẩn mực đạo đức, luân lí của xã hội. Tránh được thói vô trách nhiệm sẽ để lại những hậu quả nặng nề cho bản thân, xã hội (ảnh hưởng về kinh tế, về đạo đức....)

- Ngoài mỗi con người sống có trách nhiệm, cũng cần thấy trách nhiệm của các tổ chức, ban ngành, xã hội đối với mỗi cá nhân.

0,25

Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức được vai trò quan trọng của việc sống có trách nhiệm đối với cuộc đời mình, đối với gia đình, xã hội. Có ý thức phê phán thói vô trách nhiệm.

- Cần phải trang bị cho bản thân những tri thức , kĩ năng để sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, đồng thời góp phần hoàn thiện nhân cách của mỗi người.

0,5

Câu 3a(5 điểm)

Ý Nội dung Điểm

- HS giới thiệu vài nét về tác giả VCAP và nhà văn Tô Hoài, giới thiệu chi tiết tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân

0,5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chi tiết tiếng sáo là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc, tiếng sáo được nhắc đến nhiều lần trong tác phẩm, được miêu tả từ gần đến xa, được tái hiện qua nhiều cung bậc: Tiếng sáo lấp ló đầu núi, tiếng sáo văng vẳng đầu làng, tiếng sáo bay lơ lửng ngoài đường, tiếng sáo rập rờn trong đầu Mị. -Tiếng sáo góp phần gợi ra bức tranh phong tục và không gian văn hóa đậm chất Tây Bắc khi xuân về.

- Thể hiện những diễn biến nội tâm của nhân vật Mị: + Thống nhất: Sự đứt nối, liền mạch trong những kỉ niệm về quá khứ; tiếng sáo – kí ức tươi đẹp như một bản tình ca của thời tuổi trẻ làm sống dậy những khát khao hạnh phúc tưởng chừng đã mất. + Những sắc điệu riêng: say sưa ngọt ngào dẫn dụ (lần 1), hòa trộn giữa

0,5

0,5

khát khao tình yêu tự do với những day dứt về thực tại (lần 2), bùng phát vượt khỏi thực tại và lịm tắt trong nỗi ai oán về kiếp người

-Ý nghĩa

+Là biểu tượng cho tiếng gọi cuộc sống, tình yêu; nó đã lay gọi, khơi gợi lòng yêu đời, yêu cuộc sống tự do trong Mị

+Có quan hệ mật thiết với quá trình diễn biến tâm lí của Mị, là động lực thúc đẩy Mị đi đến hành động chuẩn bị đi chơi xuân

+Thể hiện tư tưởng của tác phẩm: sức sống con người cho dù bị dẫm đạp, trói buộc nhưng vẫn luôn âm ỉ chờ cơ hội bùng lên -> giá trị nhân đạo

1,5

- Nghệ thuật: + Ngôn ngữ giàu hình ảnh, gợi cảm, giàu chất thơ, mang bản sắc của dân Tây Bắc

+Giọng văn ngọt ngào, nhẹ nhàng, tha thiết

+ Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sinh động, chân thực.

0,5

Câu 3b (5 điểm)

ý Nội dung Điểm

- Giới thiệu về tác giả , tác phẩm và hình tượng tiếng đàn 0,5

- Hình tượng tiếng đàn là hình tượng trung tâm, xuyên suốt bài thơ, được xây dựng độc đáo, công phu, sáng tạo, ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực

- Tác giả không trực tiếp miêu tả âm thanh tiếng đàn mà tập trung miêu tả một thế giới của tưởng tượng và cảm xúc mà tiếng đàn ấy gợi lên. Dường như trong quan niệm của Thanh Thảo, tiếng đàn là âm thanh tiếng lòng của LORCA, phản chiếu cuộc sống và tâm hồn của LORCA

- Hệ thống hình ảnh mà Thanh Thảo sử dụng để gợi ra tiếng đàn ghita của LORCA là những hình ảnh có khả năng gợi mở một bức tranh cuộc sống muôn màu muôn vẻ mà cũng có sức ám ảnh lạ lùng=> Nói về tiếng đàn mà dùng những từ không miêu tả trực tiếp âm thanh: “nâu”, “tròn”, “vỡ tan” và bằng những hình ảnh thoạt nhìn không có mối liên hệ gì với nhau “bọt nước”, “bầu trời cô gái ấy”, “lá xanh biết mấy”, “bọt nước vỡ tan”, “ròng ròng máu chảy”, “cỏ mọc hoang” tạo nên sự giao thoa lạ lùng mà

3,5

0,5

đầy gợi cảm giữa âm thanh và hình ảnh.

- Đây là cách hình tượng hoá tiếng đàn theo kiểu siêu thực. Nhà thơ cảm nhận tiếng đàn qua những giác quan khác nhau, điều này tạo nên một dòng cảm xúc kì lạ, sống động, bỏng cháy trong lòng người đọc. Những hình ảnh vừa gợi nỗi niềm tha thiết vừa gợi sự mất mát, đỗ vỡ...Hình tượng thơ âm vang thể hiện niềm xót thương và nỗi đau của nhà thơ trước cái chết của một nghệ sỹ tài hoa và trước sự mong manh của nghệ thuật.

1,0 - Ý nghĩa tượng trưng:

+ Tiếng đàn tượng trưng cho chính Lorc-ca, một nhà thơ lớn, một nghệ sỹ lớn, một tài năng và một nhân cách lớn.

+ Tiếng đàn là bất tử, nghệ thuật là bất tử và hình ảnh người nghệ sỹ Lor-ca sẽ sống mãi với thời gian.

1,0

- Nghệ thuật: + Hình ảnh tượng trưng, nhuốm màu sắc siêu thực

+ Giàu nhạc điệu, mang dáng dấp của một ca khúc: hiện tương “cấy” nhạc vào thơ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Ngôn từ mới mẻ, giàu sức gợi.

TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌCNăm học 2012- 2013 Năm học 2012- 2013

MÔN NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề)

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm):

Trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh có những hình tượng nhân vật nào? Phân tích ngắn gọn ý nghĩa của những hình tượng nghệ thuật ấy đối với việc thể hiện nội dung tư tưởng của bài thơ?

Câu 2 (3.0 điểm):

Thể hiện bản thân là sở thích trong giới trẻ hiện nay.

Anh/ Chị hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về lối sống trên.

Một phần của tài liệu bộ đề thi thử đại học môn ngữ văn (Trang 114 - 119)