Rút ra bài học thực tiễn quí báu về ý thức trách nhiệm trước việc làm của bản thân: + Con người phải dám chịu trách nhiệm về lời nói và việc làm của bản thân.

Một phần của tài liệu bộ đề thi thử đại học môn ngữ văn (Trang 79 - 84)

+ Con người phải dám chịu trách nhiệm về lời nói và việc làm của bản thân.

+ Khi gây ra lỗi lầm điều cần làm là phải biết thức tỉnh trước khi quá muộn

0.25

III Yêu cầu chung: HS có thể làm bài theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo:

- Trên cơ sở tìm hiểu về tác giả Hồ Chí Minh, tập thơ Nhật kí trong tù, học sinh cảm nhận được vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối. nhận được vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối.

- Bố cục rõ ràng, hành văn lưu loát, không mắc lỗi chính tả, có cảm xúc.

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm (0.25 điểm)

- Hồ Chí Minh là lãnh tụ đồng thời là một nhà thơ lớn của dân tộc.

- Tập thơ Nhật kí trong tù là tác phẩm thơ ca đặc sắc trong sự nghiệp sáng tác của Người. Người.

- Bài thơ Chiều tối (trích Nhật kí trong tù) nằm trong hệ thống thơ chuyển lao của Bác. Bài thơ thể hiện vẻ đẹp cổ điển và vẻ đẹp hiện đại. Bác. Bài thơ thể hiện vẻ đẹp cổ điển và vẻ đẹp hiện đại.

0.25

2. Giải thích vấn đề (1.5 điểm)

* Vẻ đẹp cổ điển và vẻ đẹp hiện đại trong văn học:

- Vẻ đẹp cổ điển: Tác phẩm văn học có đặc tính như tác phẩm cổ điển. Nó được thử thách qua thời gian, đạt tới sự hoàn thiện về thẩm mỹ, có cách thể hiện đã thành thử thách qua thời gian, đạt tới sự hoàn thiện về thẩm mỹ, có cách thể hiện đã thành truyền thống văn học.

- Vẻ đẹp hiện đại: Tác phẩm văn học mang tinh thần của thời đại. Nó phản ánh

quan điểm nghệ thuật, hệ giá trị và ý thức tư tưởng mới của con người trong xã hội mà nó nảy sinh.

* Vẻ đẹp cổ điển và vẻ đẹp hiện đại trong Nhật kí trong tù : - Vẻ đẹp cổ điển thể hiện trong tập thơ:

+ Giàu cảm hứng thiên nhiên: Thiên nhiên được nhìn bao quát càn khôn, vũ trụ;. + Bút pháp cổ điển: thi liệu cổ kính, thể thơ hàm súc, tả cảnh ngụ tình, bút pháp chấm phá, …

+ Nhân vật trữ tình: phong thái ung dung, nhàn tản; hòa hợp với thiên nhiên. - Vẻ đẹp hiện đại thể hiện trong tập thơ:

+ Hình tượng thơ: có sức sống; hướng về sự sống, ánh sáng, tương lai. + Con người làm chủ thiên nhiên, làm chủ tình thế.

+ Tinh thần dân chủ: đề tài (giản dị), tư tưởng (hướng về cuộc sống bình dị), nhân vật trữ tình (hòa hợp với mọi người), ngôn ngữ (bình dị, thoải mái),…

1.0

3. Chứng minh vấn đề (3.0 điểm)

(Chú ý: Làm rõ sự hòa quyện của vẻ đẹp cổ điển và vẻ đẹp hiện đại của bài thơ) * Vẻ đẹp cổ điển biểu hiện trong Chiều tối :

- Bài thơ viết về đề tài chiều tối giàu cảm hứng thiên nhiên bằng thể thơ tứ tuyệt hàm súc. súc.

- Sau một ngày chuyển lao, người tù hướng lên trời cao cảm nhận cánh chim mỏi đang

về rừng tìm chốn ngủ; chòm mây cô đơn, lơ lửng trôi nhẹ giữa tầng không. Đó là những thi liệu cổ, đã quen thuộc trong ca dao, văn học trung đại (Truyện Kiều, Thơ Bà Huyện Thanh Quan,…). Thiên nhiên chỉ được chấm phá vài nét cốt ghi lấy linh hồn của tạo vật, gợi hơn tả, mượn điểm tả diện đã gợi bầu trời cao rộng, mênh mông.

- Cánh chim, chòm mây kín đáo giãi bày tâm trạng của nhân vật trữ tình- người tù. Đó là cảm giác mỏi mệt khi chuyển lao, mong chỗ trú chân; là thoáng buồn vì xa quê nhớ là cảm giác mỏi mệt khi chuyển lao, mong chỗ trú chân; là thoáng buồn vì xa quê nhớ về Tổ quốc, đang khao khát tự do. Người tù ấy cảm thông, hòa hợp với thiên nhiên; ung dung, thư thái ngắm cảnh, tràn đầy cảm hứng thi ca.

* Vẻ đẹp hiện đại biểu hiện trong Chiều tối :

- Người tù hướng tới cuộc sống lao động bình dị, sinh hoạt đời thường của nhân dân.- Hình tượng thơ, tâm trạng của người tù đều có sự vận động biện chứng hướng về sự - Hình tượng thơ, tâm trạng của người tù đều có sự vận động biện chứng hướng về sự sống, ánh sáng, tương lai. Hình ảnh lò than rực hồng gợi thời gian đang chuyển từ ngày sang đêm; không gian đang chuyển từ tối, lạnh đến ánh sáng, ấm áp; tâm trạng người tù thoáng buồn chuyển sang vui cùng người lao động.

- Hình ảnh cô em xóm núi- hình ảnh trung tâm của bức tranh sinh hoạt chiều tối- khỏe khoắn, cần mẫn lao động là chủ thể thắp lên ngọn lửa, mang lại ánh sáng, niềm vui, có khoắn, cần mẫn lao động là chủ thể thắp lên ngọn lửa, mang lại ánh sáng, niềm vui, có sức sống mãnh liệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Người tù Hồ Chí Minh là thi sĩ đồng thời là chiến sĩ làm chủ thiên nhiên, hoàn cảnh; vượt lên hoàn cảnh, quên đi cảnh ngộ riêng của mình để vui cùng người lao động, vượt lên hoàn cảnh, quên đi cảnh ngộ riêng của mình để vui cùng người lao động, hướng tới tương lai cách mạng tươi sáng. Đó là người tù vĩ đại Nâng niu tất cả chỉ quên mình.

1.5

4. Kết luận (0.25 điểm)

Bài thơ là bức tranh đẹp về thiên nhiên và cuộc sống, con người vừa cổ điển, vừa hiện đại. Nhân vật trữ tình vừa là người tù, thi sĩ đồng thời là một chiến sĩ yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người; tinh thần lạc quan, tươi sáng.

SỞ GD-ĐT NAM ĐỊNH ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2013 - LẦN 2TRƯỜNG THPT NAM TRỰC TRƯỜNG THPT NAM TRỰC

MÔN THI: NGỮ VĂN – KHỐI C

(Thời gian làm bài 180 phút - không kể thời gian giao đề)

(Đề gồm 01 trang)

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm)

Trình bày hoàn cảnh ra đời vở kịch Vũ Như Tô của tác giả Nguyễn Huy Tưởng? Đoạn trích

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài thuộc hồi thứ mấy của vở kịch? Nêu ngắn gọn ý nghĩa của hình ảnh

Cửu Trùng Đài trong trích đoạn?

Câu 2 (3,0 điểm)

Khi tự cho rằng cuộc sống của bạn đã hoàn hảo, không còn mục đích lớn lao nữa thì chính là lúc cuộc sống đang mất đi nhiều ý nghĩa.

Anh /chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ về ý kiến trên.

II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu của phần riêng (câu 3.a hoặc 3.b)

Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.

(Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr.156)

Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh "chuyến tàu"- hoạt động cuối cùng của đêm khuya nơi phố huyện nghèo trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam (Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2007) và "tiếng sáo" trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài thuộc tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục, 2009).

--- Hết ---

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh: ... Số báo danh: ...

Chữ ký của Giám thị số 1: ... Chữ ký của Giám thị số 2 :...

SỞ GD-ĐT NAM ĐỊNH ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2013- LẦN 1TRƯỜNG THPT NAM TRỰC TRƯỜNG THPT NAM TRỰC

MÔN THI: NGỮ VĂN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Thời gian làm bài 180 phút-không kể thời gian giao đề)

(Đề gồm 01 trang)

I. PHẦN BẮT BUỘC Câu I (2,0 điểm) Câu I (2,0 điểm)

“Đàn ghi ta của Lor-ca”của Thanh Thảo được viết theo lối thơ nào? Hãy chỉ ra một số biểu hiện của kiểu thơ này qua tác phẩm ,lấy dẫn chứng minh hoạ cho từng biểu hiện đó.

Câu II (3,0 điểm)

Trong Hội chợ phù hoa,U.Thác-cơ-rê viết:

“Cuộc đời này là một tấm gương,mỗi người đều có thể qua đó soi thấy bóng dáng của mình.Nếu anh chau mày với nó,nó sẽ nén lại cho anh một khuôn mặt chanh chua.Nếu anh mỉm cười với nó,cùng vui với nó,nó sẽ là người bạn vui vẻ, thân thiện với anh.Cho nên các bạn thanh niên hãy chọn lấy con đường của mình giữa hai con đường đó”.

Anh /chị viết bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày ý kiến của mình về những điều đoạn văn trên đã gợi ra.

Một phần của tài liệu bộ đề thi thử đại học môn ngữ văn (Trang 79 - 84)