PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: (3,0 điểm)

Một phần của tài liệu bộ đề thi thử đại học môn ngữ văn (Trang 47 - 50)

Câu 1: (3,0 điểm)

Trên website Nhà văn hóa Thanh niên có đăng ý kiến của ông Giản Tư Trung, Giám đốc PACE:

“Trái đất này là của chúng mình, thế giới phẳng đã gióng lên hồi chuông toàn cầu về sự vận động của thế giới, mọi người cần ý thức sâu sắc về nơi mình đang sống, vị trí mình đang đứng. Khoa học, công nghệ đang thu nhỏ thế giới lại, cơ hội đang đến với mỗi cá nhân chúng ta và chỉ còn phải nắm bắt lấy nó. Mỗi người phải chuẩn bị cho mình một nền tảng vững chắc như vốn ngoại ngữ, khả năng sử dụng công nghệ thông tin, trình độ tư duy tốt. Hãy bắt đầu ngay trước khi quá muộn”

Và bản tin ấy cũng đã nêu vấn đề:

... Nhiều người trong chúng ta, hằng ngày đang sống, làm việc đôi khi như quán tính, thói quen và vì các mục tiêu trước mắt, mà rất ít khi dừng lại xác định “mình là ai?”, “mình thực sự muốn gì?” và “mình cần phải làm gì”?.

Suy nghĩ của anh/ chị khi đọc những dòng trên? Mục đích trong 2 năm tới của anh/chị là gì? 5 năm đến của anh/chị là gì ? Và cả cuộc đời của anh/ chị là gì?”

Vậy anh/chị có bao giờ nghĩ rằng sẽ phải lập một “chiến lược” cho chính cuộc đời mình?

Câu 2 (4,0 điểm):

Chọn một trong hai câu dưới đây:

Câu 2a: Theo chương trình chuẩn:(4,0 điểm)

Một nhân vật “Hoa hậu” của văn học Việt Nam.

Câu 2b: Theo chương trình Nâng cao:(4,0 điểm)

“Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ (...) Cho đến một câu thơ kia, người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy”...

(Tiếng nói của Văn nghệ - Nguyễn Đình Thi – Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục, năm 2006) Hãy chọn một bài thơ hay trong chương trình Ngữ văn THPT mà anh/ chị đã học hoặc đã đọc thêm, tập trung phân tích kĩ một vài câu thơ, hoặc một khổ thơ trong bài thơ được chọn và chứng minh những câu thơ ấy có thể khiến “người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy”.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN VĂN

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIỆU 2014 KHỐI C, DI. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu Ý Nội dung Điểm

1 (Dựa vào ngữ liệu) Chỉ ra những sai sót về lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp, logic..., và chữa lại cho đúng ngữ pháp, logic..., và chữa lại cho đúng

1,0

1 - Lỗi chính tả: chện choạn à Sửa: chệnh choạngngật ngưởng à Sửa: ngật ngưỡng

0,25

2 - Lỗi dùng từ: tiếp nhận à Sửa: tiếp cận 0,25 3 - Lỗi ngữ pháp: - Thiếu chủ ngữ: Nhưng khi Chí Phèo với những tiếng

chửi tục tĩu cùng khuôn mặt đầy vết sẹo, với bước chân chệnh choạng, ngật ngưỡng bước đi trên những dòng văn của Nam Cao, thấy rằng đó mới là kẻ khốn cùng ở nông dân Việt Nam ngày trước à Sửa lại: thêm “ta” trước chữ “thấy” (Thêm chủ ngữ)

0,25

4 - Lỗi lô gic: Tình cảnh và số phận của Chí Phèo cũng như các nhân vật trước đó,…nhưng lại … à Sửa lại: Tình cảnh và số phận của Chí Phèo khác các nhân vật trước đó, hình ảnh người nông dân canh điền khoẻ mạnh và trung thực nhưng lại bị vu oan phải vào tù

0,25

2

(Dựa vào ngữ liêu) Cho biết phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn văn ? Từ đặc điểm của phong cách ngôn ngữ ấy, hãy nhận xét đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ không? Xác định nội dung chính và đặt nhan đề cho đoạn trích.

1,0

1 - Phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn văn là phong cách ngôn ngữ chính luận (chấp nhận trả lời: phong cách ngôn ngữ nghị luận)- Đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ (“nối dài”) - hoặc liệt kê (kính viễn vọng… cần cẩu…máy bay …)

0,5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 - Nội dung chính của đoạn văn: Kĩ năng tư duy sáng tạo và ý nghĩa của nó đối với cuộc sống hiện đại.- Có thể đặt nhan đề cho đoạn văn là: Kĩ năng tư duy sáng tạo – chìa khóa của sự thành công, hoặc: Tầm quan trọng của việc trang bị kĩ năng tư duy sáng tạo cho giới trẻ hiện

nay…

3 Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi: (1 điểm)“Chân phải bước tới

cha… Cha mẹ nhớ mãi ngày cưới/ Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời (Nói với con – Y Phương , Theo Sách Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục, năm 2006) a) Anh/chị hiểu “người đồng mình” có nghĩa là

gì? b) Hai câu thơ “Rừng cho hoa/ Con đường cho những tấm

lòng”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Cho biết tác dụng của

biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng? c) Anh/ chị cảm nhận đoạn thơ thể hiện cảm xúc gì của nhà thơ?

1,0

1 - Ba chữ “người đồng mình” ở đây tác giả dùng để gọi những người cùng sống trên một miền đất, cùng chung quê hương bản quán (đây là sự sáng tạo trong ngôn ngữ của Y Phương)

0,25

2

- Biện pháp tu từ nhân hóa: Rừng/ Con đường ( Hoặc ẩn dụ: cho hoa, cho những tấm lòng…)- Tác dụng :

+ Sự hào phóng, bao dung của thiên nhiên, của quê hương được diễn tả thật sinh động, ý vị và sâu sắc. Rừng núi tươi đẹp, quê hương nghĩa tình đã nuôi dưỡng tâm hồn, lối sống mỗi con người.

+ Ngôn ngữ thơ giàu tính hình tượng và gợi cảm. Hình ảnh thơ giản dị mà thật đẹp và sinh động.

0,5

3 - Cảm xúc của nhà thơ là hân hoan, yêu thương và tự hào khi “nói với con” về những tình cảm quê hương, cội nguồn.

0,25

Một phần của tài liệu bộ đề thi thử đại học môn ngữ văn (Trang 47 - 50)