Do hợp đàng bảo hiểm không quy định đầy đủ các điêu khoản

Một phần của tài liệu Hợp đồng bảo hiểm và những tranh chấp thường xảy ra - hướng giải quyết (Trang 55 - 57)

Có nhiều tranh chấp xảy ra do hợp đồng bảo hiểm không quy định rõ ràng các điều khoản ví dụ như chưa quy định rõ ràng không gian bảo hiểm, chắ g h i đơn thuần là trách nhiệm của người bảo hiểm bắt đầu vả k ế t thúc theo điểu khoản " t ừ kho đến k h o " (door t o door clause hay vvarehouse to warehouse clause). Cách quy định như t h ế này sẽ không phù

hợp k h i sử dụng điều kiện giao hàng CIP hay CPT. K h i có tranh chấp xảy ra thì rất khó giải quyết.

K h i chúng t a đọc các hợp đồng bảo hiểm của nước ngoài soạn thảo có cảm giác rất mệt m ỏ i và khó chịu, vì quá nhiều quy định trong đó. Nhưng nhờ vậy m à việc đảm bảo các điều kiện thực hiện hợp đồng của họ khá dễ dàng. Còn các hợp đồng trong nước thì ngược l ạ i , đọc rất nhẹ nhàng, dễ chịu nhưng khi thực hiện thì dễ gặp những tình huống rắc rối pháp lý bất ngờ.

N h i ề u đơn bảo hiểm quy định không rõ ràng, chưa chặt chẽ thiếu đầy đủ hoặc quá bài bản, khuôn mẫu dẫn đến tình trạng khách hàng không hiểu rõ hoặc chưa đúng bản chất. Vì vậy, đã xảy ra trường hợp khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ, khi xảy ra tai nạn lại đến đòi bảo hiểm phi nhân thọ.

Do vậy khi soạn thảo hợp đổng các nhà bảo hiểm thường cố gắng đưa ra các tình huống có thể xảy ra để quy định rõ ràng, đầy đủ trong hợp đồng bảo hiểm nhằm hạn chế những tranh chấp do hiểu sai, hiểu không hết những quy định của hợp đồng; đồng thời nếu quá trình thực hiện hợp đồng có những rắc rối phát sinh còn có căn cứ để giải quyết.

Hợp đóng bảo hiểm và nhũng tranh chấp thường xảy ra - Hướng giải quyết

4. Môi trường pháp lý còn nhiêu hạn chế

Hiện nay hệ thống pháp lý về hoạt động kinh doanh bảo hiểm còn nhiều

hạn chế, biểu hiện ở số lượng văn bản pháp luật Nghị định, Thông tư luôn phải sửa đổi, bổ sung m à chưa có tính ổn định lâu dài, tính linh hoạt không cao,

nhiều đầu m ố i quan hệ ngang dọc phức tạp, chồng chéo nhau, sớ giám sát, kiểm soát bị hạn chế. Văn bản pháp luật cao nhất là Luật kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội phê chuẩn tháng 12/2000 đến nay có nhiều điều khoản không còn phù hợp với sớ thay đổi của nền k i n h tế cũng như sớ thay đổi trong lĩnh

vớc kinh doanh bảo hiểm.

Hệ thống văn bản pháp luật và hướng dẫn hợp đổng bảo hiểm hiện nay chưa đủ và còn nhiều bất cập. Chính vì thế thật khó khăn cho việc tiếp cận tìm hiểu ngay cả đối với những người trong lĩnh vớc bảo hiểm.

Điều đáng nói nhất ở nước ta là những chế tài xử lý các hành vi trục lợi bảo hiểm còn quá thiếu. Theo nghị định về xử phạt hành chính, hành vi trục lợi bảo hiểm chỉ bị cảnh cáo hoặc phạt tối đa 10 triệu đồng. Chính vì hành lang pháp lý chưa đầy đủ nên nhiều vụ trục lợi bảo hiểm chưa được điều tra và xét xử nghiêm khắc, do vậy không có tính răn đe. Nguyên nhân này đã dẫn đến nhiều vụ v i phạm hợp đồng bảo hiểm.

5. Khône tim hiểu kỹ đối tác

Trong kinh doanh, trước khi hạ bút ký kết một hợp đồng nào thì các bên đều phải tìm hiểu về đối tác của mình. Đố i với hợp đổng bảo hiểm cũng vậy, người được bảo hiểm phải biết về công t y sẽ bảo hiểm cho mình là công ty như t h ế nào. Điểu này đặc biệt quan trọng đối với những hợp đồng hàng hoa xuất nhập khẩu sử dụng các tập quán thương mại quốc tế như CIF, CIP...thì quy định người bán mua bảo hiểm cho người mua. Lúc này người mua phải đánh giá được công ty bảo hiểm m à bạn hàng mua bảo hiểm cho mình, có thể không hẳn phải là công ty bảo hiểm danh tiếng nhưng công ty bảo hiểm đó phải có khả năng tài chính và uy tín với khách hàng.v ề phía các công ty bảo hiểm, các công ty dày dặn kinh nghiệm có những bộ phận phân tích, đánh giá

Hợp đóng bảo hiểm và nhũng tranh chấp thường xảy ra - Hướng giải quyết

khách hàng rất hiệu quả. Những công ty bảo hiểm m à còn thiếu sót trong khâu đánh giá rủi ro, khách hàng sẽ gặp khó khăn trong khi thực hiện hợp đồng và rất dễ xảy ra tranh chấp vì không phải khách hàng nào cũng khai báo thành thật về tình trạng sức khoe hay tình trạng hàng hoa, tài sản.

Trong việc cấp đơn bảo hiểm, do tính minh bạch chưa cao nên người tham gia giao kết hợp đồng bảo hiểm cố tình v i phạm hợp động. Ví dụ như do vô tình hay cố ý các nhân viên bảo hiểm có thể ghi sai ngày tham gia bảo hiểm trên Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc Đơn bảo hiểm, có thể các nhân viên bảo hiểm do thiếu trách nhiệm đã không đánh giá được đầy đủ, chính xác mức độ trầm trọng của rủi ro. Hoặc các nhân viên của các doanh nghiệp bảo hiểm không tìm hiểu kỹ khách hàng của mình và đối tượng bào hiểm. Có trường hợp hàng hoa được mua bảo hiểm vận chuyển trên một con tàu ma tức là con tàu đó không tồn tại trên thực tế. Khách hàng lừa đảo mua bảo hiểm với mục đích quy cho tàu mất tích để được bội thường toàn bộ. Nếu các nhân viên bảo hiểm làm việc chuyên nghiệp và trách nhiệm hơn thì Công ty bảo hiểm sẽ tránh được những vụ tranh chấp như thế này.

Một phần của tài liệu Hợp đồng bảo hiểm và những tranh chấp thường xảy ra - hướng giải quyết (Trang 55 - 57)