Đố i tượng bảo hiểm theo cách hiểu thông thường là tài sản hoặc lợi ích
mang ra bảo hiểm. Trong các hợp đồng bảo hiểm đều chỉ rõ đối tượng bảo
hiểm, tuy nhiên cũng có một số trường hợp tranh chấp xảy ra do không quy định cụ thể đối tượng bảo hiểm. Có thể với bảo hiểm con người và bảo hiểm trách nhiệm dân sự, dối tượng bảo hiểm là rõ ràng hơn và ít khi xảy ra tranh chấp vẻ vấn đề đối tượng bảo hiểm. Tuy nhiên, đối với bảo hiểm tài sản, việc quy định hoặc dẫn chiếu các điều khoản về đối tượng bảo hiểm là hết sức cần thiết để người mua bảo hiểm và người bảo hiểm cùng thống nhất về nội dung này nhằm tránh những tranh chấp liên quan có thể xảy ra.
Có một tình huống như sau:
M ộ t người mua Việt Nam có mua 300 thùng rượu Voska của một người
bán Pháp theo điều kiện CIF. Người bán Pháp mua bảo hiểm hộ cho người
mua Việt Nam điều kiện bảo hiểm B và mua thêm bảo hiểm rủi ro phụ "rách,
Hợp đóng bảo hiểm và nhũng tranh chấp thường xảy ra - Hướng giải quyết
vỡ, chảy". K h i xếp hàng, rơm được kê lót giữa các thùng rượu. Trong hợp đồng bảo hiểm không có quy định cụ thể về vật liệu chèn lót. Sau đó trong hành trình nước biển đã ngấm vào rơm kê lót và làm cho một số chai rượu trong các thùng rượu bị rách mác. v ề đến cảng, người mua mời cơ quan giám định giám định tổn thất cừa hàng hoa với sự có mặt cừa Công ty bảo hiểm, Biên bản giám định kết luận có 10 thùng rượu do rơm chèn lót bị ngấm nước biển nên 150 chai rượu bị rách mác và người mua yêu câu Công ty bảo hiểm bồi thường. Tuy nhiên, người bảo hiểm từ chối bổi thường và viện dãn lý do là rơm không phải là đối tượng bảo hiểm. Tranh chấp xảy ra và hai bên đã nhờ Trọng tài quốc t ế Việt Nam phân xử. Trọng tài quyết định như sau: vật liệu chèn lót được coi là một bộ phận cừa đối tượng bảo hiểm, do đó người bảo hiểm phải bồi thường tổn thất cho người được bảo hiểm vì các chai rượu đã bị rách mác do rơm bị ngấm nước biển gây ra.
Từ tranh chấp này các bèn nên rút ra một bài hoe quý giá, đó là phải xem xét cẩn thận tính chất cừa hàng hoa và các vật liệu chèn lót cừa hàng hoa - đối tượng bảo hiểm để từ đó dẫn chiếu vào hợp đổng bảo hiểm rõ ràng hơn ở mục đối tượng bảo hiểm.
7. Tranh chấp vê thế quyền hợp đồng bảo hiểm
K h i đã bồi thường cho người được bảo hiểm, người bảo hiểm được thay thế người được bảo hiểm trong việc đòi và khởi kiện (gọi là thế quyền) đối với khoản tiền bổi thường m à người bảo hiểm đã trả cho người được bảo hiểm. Quyền này cừa người bảo hiểm được thể hiện rõ ràng trong Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005, tại điều 247 Mục 6 "Chuyển quyền đòi bồi thường" và người được bảo hiểm có trách nhiệm "cung cấp cho người bảo hiểm mọi tin tức, tài liệu, bằng chứng và đồng thời phải áp dụng những biện pháp cẩn thiết để người bảo hiểm có thể thực hiện có hiệu quả quyền truy đòi người thứ ba" (Điều 248 Khoản Ì Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005).
Xem xét một tình huống như sau:
Hợp đóng bảo hiểm và nhũng tranh chấp thường xảy ra - Hướng giải quyết
Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) có nhận bảo hiểm rủi ro cho Công ty vật tư nông nghiệp (Vigecam) lô hàng 10.066 tấn phân Urê, trị giá CIF là 2.648.880,73 USD theo giấy chứng nhận bảo hiểm số 345/HN95 và giấy sửa đổi bổ sung ngày 05/06/1995 theo điểu kiện bảo hiểm "A" cộng thêm bảo hiểm chiến tranh "WR".
Công ty bảo hiểm tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam) nhận bảo hiểm rủi ro cho Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Tiến Thịnh là ngưắi ký hợp đổng kinh tế mua hàng nhận của Công ty xuất nhập khẩu nông lâm hải sản ( A G R I M E X C O ) lô 3.000 tấn phân Urê trị giá CIF là 846.516,30 USD. Theo giấy chứng nhận bảo hiểm số 00148/HH.NK95 ngày 21/04/1995 và giấy sửa đổi bổ sung ngày 22/05/1995 theo điều kiện bảo hiểm "A".
Điều kiện bảo hiểm được quy định tại "Quy tắc chung về bảo hiểm hàng vận chuyển bằng đưắng biển" năm 1990.
Ngày 10/04/1995, tàu Golden Future chở 13.066 tấn Urê rắi cảng Muhamad Bin Qasim-Pakistan về cảng Tp Hồ Chí Minh theo vận đơn số SA/3995/01 và SA/3995/02 tri giá CIF của toàn bộ lô hàng là 3.495.397 USD.
Ngày 16/04/1995, tàu bị sự cố máy chính phải quay về cảng Karachi - Pakistan để thuyền viên tự sửa chữa. Ngày 22/04/1995, tàu rắi Karachi tiếp tục hành trình.
Ngày 04/05/1995, tàu bị sự cố m á y chính lẩn t h ứ hai tại cùng biển ngoài khơi New Mangalore-Ấn Độ . Ngày 21/051995, tàu l ạ i t i ế p tục hành trình.
Ngày 22/05/1995, máy chính của tàu lại bị sự cố lần thứ ba, khống thể sửa chữa tại chỗ được nữa, nên tàu bị trôi lênh đênh ngoài khơi vùng biển
Cochin.
Ngày 02/06/1995, thuyền trưởng tàu Golden Future đã thay mặt chủ tàu ký hợp đồng cứu hộ theo mẫu LOF.95 với thuyền trưởng tàu Salveritas, thuộc Công ty Semco Salvege and Marine Pte - L t d - Singapore. Tàu Golden Future
Hợp đóng bảo hiểm và nhũng tranh chấp thường xảy ra - Hướng giải quyết
đã được tàu cứu hộ Salveritas kéo về đến Singapore ngày 21/06/1995. Sáng 22/06/1995, tàu Golden Future neo đậu tại cảng Eastern Special Purpose Anchorage - phía đông Singapore.
Ngay sau đó, người thuê tàu trân là Cty Tanto Chartering Pte-Ltd., đã tuyên bố tổn thất chung tại Singapore, đồng thời cử Cty Richards Hogg International (Asia) Pte-Ltd làm chuyên viên tính toán và phân bổ tổn thất chung.
Người cứu hộ đã yêu cầu các bên có quyền lợi được cứu vót phải đóng góp các khoản chi phí cứu hộ cho phần tàu và phần hàng. Ngày 26/06/1995, Cty Bảo hiểm Việt Nam đã thay mặt các chẩ hàng do tàu Golden Future vận chuyển, ký bảo lãnh Average Guarantee. Ngày 21/07/1995, theo phân bổ cẩa Richard Hogg, Bảo Việt đã chuyển 700.000 USD vào tài khoản ký quỹ tại Ngân hàng National Wesminter - Anh Quốc.
Sau khi sửa chữa xong, ngày 17/08/1995, tàu Golden Future rời cảng Singapore,về đến cảng Tp Hồ Chí Minh ngày 23/08/1995.
Ngày 22/08/1995, Bảo Việt đã có đơn yêu cẩu T A N D Tp Hồ Chí M i n h bắt g i ữ tàu Golden Future nhằm buộc chẩ tàu phải ký quỹ bảo lãnh số tiền 700.000 USD cùng tiền lãi ngân hàng và các chi phí khác m à Bảo Việt đã ký quỹ ngày 21/07/1995 tại Ngân hàng National Wesminter - Anh Quốc. Lý do m à Bảo Việt đưa ra là phía chẩ tàu đã cung cấp và sử dụng một con tàu không đẩ khả năng đi biển, làm thiệt hại đến quyền lợi các chẩ hàng được Bảo Việt thực hiện việc bảo hiểm số hàng này.
Do có sự thiệt hại, Bảo Việt đã thế quyền thay mặt các chẩ hàng kiện Hainan Huatong Shipping Co.,Ltd, đây chính là chẩ chính cẩa tàu Golden Future (không phải với tư cách người chuyên chở trong quan hệ hợp đồng) đòi bồi thường do l ỗ i cẩa Huatong Shipping đã cung cấp một phương tiện không đẩ khả năng đi biển dẫn đến việc phải nhờ một tàu khác lai dắt. Trong trường hợp này, lẽ ra chẩ tàu phải gánh chịu toàn bộ tiền công cứu hộ nhưng họ tuyên bố tổn thất chung nhằm buộc các chẩ hàng phải chia sẻ tổn thất m à cụ thể là
Hợp đóng bảo hiểm và nhũng tranh chấp thường xảy ra - Hướng giải quyết
Bảo Việt phải ký quỹ số tiền mặt 700.000 USD vào tài khoản của Ngân hàng Luân Đôn.
Theo tập quán hàng hải quốc tế, dù muốn hay không, Bảo Việt cũng
phải chấp hành việc phân bổ này để tránh hàng hoa do mình bảo hiểm bị giam giữ và phát mãi.
Lô hàng được vận chuyển trên tàu Golden Future được Tổng công ty vật
tư nông nghiệp mua bảo hiểm theo điều kiện "A" quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển (QTC 1995). Tụi chương in, phần loụi trừ trách nhiệm bảo hiểm, trong đó Điều 7, Mục "2" và "3" đã ghi rõ là những tổn thất, mất mát do tàu không đủ khả năng đi biển thì không được người bảo hiểm bồi
thường. Do đó có thiệt hụi, tổn thất với hàng hoa Bảo Việt có thể từ chối bồi
thường. Số hàng Urê bị thiệt hụi do tàu chậm hành trình, Bảo Việt từ chối bồi
thường vì lý do tàu không đủ khả năng đi biển.
Theo quyết định của Toa án đối với yêu cầu của Vigecam đòi chủ tàu bồi thường tổn thất hàng hoa do tàu chậm hành trình, làm hư hàng, giảm giá trị thương mụi 15%, đây là tranh chấp quan hệ hợp đồng, liên quan đến hợp
đồng mua bán hàng giữa Vigecam và Mitsubishi, đến hợp đồng vận chuyển giữa Mitsubishi với Tanto Chartering kèm theo vận tải đơn của tàu Golden Future. Việc giao hàng chậm trễ dẫn đến hư hụi hàng hoa là do l ỗ i của người bán hàng; Vicegam phải kiện Công ty Mitsubishi, không thể kiện tàu Golden Future.
Toa phúc thẩm thành phố Hồ Chí Minh đã bác kháng nghị cùa Bảo Việt, và cho rằng Bảo Việt không có đủ căn cứ để kết luận tàu Golden Future không đủ khả năng đi biển. Theo giấy chuyển quyền đòi bồi thường của Vigecam đối với khoản tiền bảo lãnh tụi Singapore, với tư cách t h ế quyền chủ hàng, Bảo Việt phát đơn kiện chủ tàu đề nghị toa án bắt giữ tàu, nhằm buộc chủ tàu hoàn trả tiền ký quỹ bảo lãnh 700.000 USD cùng tiền lãi phát sinh. Yêu cầu của Bảo Việt không có đủ căn cứ pháp lý nên không được chấp nhận. Do không thể kết luận tàu không đủ khả năng đi biển nén Bảo Việt vẫn phải
Hợp đồng bảo hiềm và những tranh chấp thường xảy ra - Hướng giải quyết
bồi thường thiệt hại lô hàng Urê của Vigecam theo hợp đổng bảo hiểm đã ký, sau dó sẽ t h ế quyền Vicegam đòi tiền người bán hàng.
Thực ra việc thế quyền người mua đòi người thứ ba có trách nhiệm bổi
thường tổn thất xảy ra là rất rủi ro, vì có nhiều khả năng không thể đòi được. Ngay trong trường hợp này, người bán Mitsubishi đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình khi hàng qua lan can tàu tại cảng xép hàng theo điều kiện giao hàng CFR (Incoterms 1990), do con tàu không đủ khả năng tự vận hành cho cuộc hành trình theo con đường đã định dọn đến lô hàng bị suy giảm phẩm chất, tổn thất này không thuộc nghĩa vụ của người bán. Chính vì thế việc thế quyền người mua bảo hiểm đòi Mitsubishi của Bảo Việt là không mấy khả quan.
Từ vụ kiện nêu trên các Cõng ty bảo hiểm có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho công ty mình. Thế quyền người được bảo hiểm để đòi hoặc khải kiện người thứ ba là rất quan tong vì việc thế quyền này ảnh hưởng trực tiếp đến vân dề "được - mất" của công ty. Và nếu không đòi được người thứ ba bổi thường thì các công ty bảo hiểm vọn phải bổi thường cho người được bảo hiểm m à không đòi lại được số
tiền đó từ người thứ ba.
Để có thể thực hiện được quyền đòi người thứ ba bổi thường thì các công ty bảo hiểm phải nâng cao khả năng đánh giá, phân tích của công ty mình. Trong
trường hợp này nếu Bảo Việt tìm hiểu kỹ về con tàu ví dụ như tình trạng tàu cũng như khả năng tài chính của chủ tàu thì có lẽ kết quả đã khác.
Tóm lại, chuông n đã đưa ra một số tranh chấp điển hình, thường gặp và có
đi sâu vào phân tích tình huống cũng như kết quả của vụ kiện. Ta có thể thấy các vụ tranh chấp, kiện tụng có thể xảy ra vì nhũng sơ suất rất đơn giản liên quan đến hợp
đồng bảo hiểm. Tuy nhiên cách giải quyết các tranh chấp này thì lại khác nhau. Có những tranh chấp m à sau khi giải quyết thì cả hai bên đều cảm thấy tạm hài lòng, có những trường hợp khác có bên lại chịu thiệt đơn thiệt kép. Lựa chọn các biện pháp khi có các tranh chấp xảy ra là rất quan trọng. H i vọng là các bên sẽ tìm được những cách thức giải quyết tranh chấp thông minh nhất đem lại kết quả tốt đẹp.
Hợp đóng bảo hiểm và nhũng tranh chấp thường xảy ra - Hướng giải quyết
CHƯƠNG n i
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHÊ VÀ GIẢI QUYẾT
CÁC TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỔNG
BẢO HIỂM
Ngày nay bảo hiểm có xu hướng phát triển trên thế giới, k h i tham gia bảo