Tranh chấp liên quan đến đơn bảo hiểm

Một phần của tài liệu Hợp đồng bảo hiểm và những tranh chấp thường xảy ra - hướng giải quyết (Trang 25 - 28)

Viục cấp đơn bảo hiểm tưởng chừng đơn giản, tuy nhiên nếu không xem xét cẩn thận rất dễ xảy ra hiểu lầm, tranh chấp.

Theo yêu cẩu của người được bảo hiểm, người bảo hiểm có nghĩa vụ cấp đơn bảo hiểm cho người được bảo hiểm. Đơn bảo hiểm là bằng chứng về viục ký kết hợp đồng (Điều 228 Bộ luật hàng hải Viụt Nam 2005). Trước hết, k h i cấp đơn bảo hiểm cho người được bảo hiểm, các nội dung trên đem bảo hiểm phải đầy đủ, đảm bảo tuân thủ đúng những nội dung luật pháp yêu cầu. Những nội dung cơ bản như: chủ thể của hợp đồng, đối tượng được bảo hiểm, các hiểm họa được bảo hiểm, số tiền bảo hiểm...

Thông thường đơn bảo hiểm bao gồm 2 mặt: Mặt trước i n các n ộ i dung kể trên, mặt sau i n n ộ i dung các n ộ i dung các điều khoản bảo hiểm. Đơn bảo hiểm thường có mẫu sẵn do các công ty bảo hiểm phát hành. Vì vậy m à người được bảo hiểm chỉ viục xem xét các điều khoản bảo hiểm, chọn loại bảo hiểm và thống nhất với người bảo hiểm về phí bảo hiểm và các vấn đề khác. T r o n g hợp đồng bảo hiểm còn có thể có các phụ lục bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm và nhũng tranh chấp thường xảy ra - Hướng giải quyết

hoặc các quy tắc, n ộ i dung, rủi ro bổ sung nếu người mua bảo hiểm và người bảo hiểm đã thoa thuận.

Trong thực tế có nhiều tranh chấp xảy ra liên quan đến việc cấp đơn bảo hiểm. có thể lấy ví dụ, tình huống xảy ra như sau:

Nguyên đơn là một doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam (doanh nghiệp A), bị đơn là một doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam (Công ty Bảo hiểm B). Doanh nghiệp A yêu cứu Công ty bảo hiểm B cung cấp bảo hiểm theo đó doanh nghiệp A muốn mua bảo hiểm cho lô hàng của mình theo điều kiện "A" ICC 1982 (hàng đông lạnh). Trước k h i cấp đơn bảo hiểm, Công ty bảo hiểm B đã cấp giấy chứng nhận về việc ký hợp đồng. K h i cấp đơn bảo hiểm mặt trước của đơn bảo hiểm ghi rõ mục "hàng hóa được bảo hiểm: hàng đông lạnh", kèm theo điều kiện bảo hiểm: "A" ICC 1982 hàng đông lạnh. Mặt sau của đơn bảo hiểm lại in nội dung của điều kiện bảo hiểm "A" QTC 1990. Sự việc này rõ ràng lỗi thuộc về người bảo hiểm. Vì mặt trước của đơn bảo hiểm ghi "A" ICC 1982 hàng đông lạnh vậy m à lại cấp đơn bảo hiểm mặt sau hoàn toàn là nội dung của "A" QTC 1990. Vậy phải chăng nội dung ở mặt trước và mặt sau không cứn phải khớp nhau? A i cũng hiểu là đơn bảo hiểm không phải là hợp đồng nhưng đơn bảo hiểm có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh mối quan hệ giữa bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm. Vậy m à đơn bảo hiểm kể trên lại không nhất quán về điều khoản điểu kiện bảo hiểm. Như đã nói ở trên, một hợp đồng bảo hiểm đứy đù phải bao gồm: giấy yêu cứu bảo hiểm, đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm và các quy tắc bảo hiểm. Vậy m à ờ tình huống này các quy tắc bảo hiểm trên đơn bảo hiểm lại không phù hợp. Ta phân tích điều kiện "A" QTC 1990, dây là điều kiện bảo hiểm A thông thường, không bảo hiểm cho hàng đông lạnh. Đây là sự khác nhau căn bản và cũng là nguyên nhân dễ gây ra tranh chấp nhất. R õ ràng hai điều kiện bảo hiểm này hoàn toàn không thể dùng thay t h ế cho nhau được. Tình huống này rõ ràng người bảo hiểm đã không thận trọng và cứn mẫn soạn thảo đơn bảo hiểm. Có thể là do đơn bảo hiểm đã có mẫu sán tuy nhiên k h i cấp dơn bảo

Hợp đồng bảo hiềm và những tranh chấp thường xảy ra - Hướng giải quyết

hiểm theo yêu cầu người mua bảo hiểm thì người bảo hiểm phải xem xét cẩn thận, đặc biệt điều khoản điều kiện bảo hiểm là điểu khoản vô cùng cơ bản và quan trọng. Tranh chấp như trên xảy ra, nếu xét xử người bảo hiểm gặp bất lợi vì chính sự cẩu thả trong việc cấp đơn bảo hiểm của mình, và tổn thất xảy ra thì chắc chắn người bảo hiểm phải bỉi thường cho người được bảo hiểm theo điều kiện "A" ICC 1982 hàng đông lạnh theo như đã thỏa thuận mặc dù người bảo hiểm có thể chỉ thu phí bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm "A" QTC 1990.

Trước k h i cấp đơn bảo hiểm, người bảo hiểm cũng như người được bảo hiểm phải thống nhất với nhau mọi nội dung, điều khoản để tránh xảy ra tranh chấp ngay từ khi bắt đầu giao kết hợp đỉng.

Có những trường hợp tranh chấp xảy ra do trong đơn bảo hiểm không quy định cụ thể hoặc có những định nghĩa không rõ ràng, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp.

Có thể nêu ra ví dụ sau đây: Khách hàng yêu cầu bỉi thường máy tính bị mất cắp nhưng Công ty bảo hiểm từ chối bỉi thường. Bà A đem máy tính cá nhân của mình đến nhà của một người bạn ở chơi một vài tuần. M á y tính này là loại để bàn, không phải là loại xách tay. Ngay sau đó nhà bạn cùa bà A bị mất trộm và máy tính cùa bà cũng bị mất luôn. Bà A yêu cầu Công ty bảo hiểm của mình bỉi thường theo mục "những tài sản cá nhân" (personal possessions) trong đơn bảo hiểm "đổ đạc trong nhà" (household policy) nhưng Công ty bảo hiểm từ chối bỉi thường. Tuy nhiên, theo định nghĩa trong đơn bảo hiểm thì "vật dụng cá nhân" là quần áo và các vật dụng cá nhân (bao gỉm quần áo, nữ trang, đỉng hỉ, áo lông thú, ống nhòm, nhạc cụ, máy ảnh và dụng cụ thể thao). Bà A khiếu nại lên trọng tài và được xử như sau:

Trọng tài quyết định rằng ý định của Công ty bảo hiểm là chỉ bảo hiểm những vật dụng cá nhân có thể mang theo bên mình hoặc thường được người ta mang theo, thì Công ty bảo hiểm phải ghi nhận rõ ràng trong đơn bảo hiểm. Trọng tài cho rằng định nghĩa trong đơn bảo hiểm bao gỉm nhạc cụ, đây chính là căn cứ quyết định kết quả của vụ kiện. M ộ t vài nhạc cụ, ví dụ như đàn

Hợp đóng bảo hiểm và nhũng tranh chấp thường xảy ra - Hướng giãi quyết

dương cầm, không thể được xem là có thể mang theo bên mình (portabie), Tuy nhiên, đơn bảo hiểm không phân biệt "vật có thể mang theo" và "vật không thể mang theo". Vì t h ế những vật không thể mang theo được cũng có thể được xem là thuộc trong định nghĩa của đơn bảo hiểm. M á y tính là một vật sở hữu cá nhân của bà A và vì đơn bảo hiểm không loại trừ máy tính, vì thế trọng tài cho rằng giải quyết thoa đáng là Cóng ty bảo hiểm phải chi trả bồi thưễng.

Từ ví dụ này các Công ty bảo hiểm có thể rút ra được bài học cho mình về việc phải quy định cụ thể, rõ ràng các điều khoản, các định nghĩa trong hợp đồng bảo hiểm. V à các nội dung cũng như định nghĩa trong đơn bảo hiểm phải hết sức dễ hiểu và phải lưễng trước được hết những khả năng tranh chấp có thể xây ra. Vì khi tranh chấp xảy ra cả ngưễi bảo hiểm và ngưễi được bảo hiểm đều phải bỏ ra chi phí và thễi gian quý báu để theo đuổi vụ kiện.

Một phần của tài liệu Hợp đồng bảo hiểm và những tranh chấp thường xảy ra - hướng giải quyết (Trang 25 - 28)