Biện pháp cho vấn đề hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần May và thương mại Tiên Lữ (Trang 66 - 69)

Hàng tồn kho là bộ phận quan trọng của vốn lưu động ở doanh nghiệp. Nó đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên liên tục. Quản lý tốt hàng tồn kho sẽ giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt mức luân chuyển hàng hóa giảm số hàng tồn kho, tăng tốc độ quay vòng hàng tồn kho từ đó góp phần tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Tại doanh nghiệp hàng tồn kho các năm đều tăng và nhất là năm 2012 mức hàng tồn kho tăng mạnh điều này cho thấy công tác quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp trong ba năm qua chưa đem lại hiệu quả cao. Hàng hóa ứ đọng nhiều, qua đó ta thấy cần thiết xây dựng hệ thống hàng tồn kho sao cho hợp lý.

* Biện pháp:

Để đảm bảo cho nguyên vật liệu của Công ty được sử dụng tiết kiệm hợp lý trước hết Công ty cần xây dựng được mức tiêu hao nguyên vật liệu và giảm được định mức này mà không làm thay đổi chất lượng sản phẩm. Đồng thời tùy theo kế hoạch để dự trữ nguyên vật liệu sao cho vừa đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh vừa không gây ứ đọng vốn cho dự trữ quá nhiều.

Đối với nguyên vật liệu nhập ngoại Công ty cần có kế hoạch thu mua, dự trữ hợp lý về số lượng, chất lượng, chủng loại…Cần liên hệ với nhiều nguồn cung cấp, tăng cường nghiên cứu, tìm kiếm tiệp cận thị trường đầu vào thông qua các khách hàng của Công ty hay qua mạng Internet để tìm kiếm nguồn cung cấp thuận lợi hơn, thường xuyên hơn với giá cả phải chăng hơn.

- Đối với bộ phận liên quan đến mua hàng: Đây là lĩnh vực kinh doanh khá đặc biệt nên nó đòi hỏi một số điều cần quan tâm riêng trước khi tiến hành mua hàng hóa.

+ Phải tổ chức triển khai công tác nghiệp cứu thị trường trong nước về tất cả các lĩnh vực: nhu cầu, thị hiếu và xu hướng tiêu dùng dựa trên cơ sở tiềm lực tài chính của khách hàng, nhu cầu có khả năng thanh toán, lối sống văn hóa, trào lưu xã hội…từ đó xác định mặt hàng cần mua về tính chất, đặc điểm, giá cả.

+ Thời điểm mua hàng phải là lúc mà nhu cầu đang trong giai đoạn đầu của thời kỳ phát triển và cung trong nước còn hạn chế, không nên mua hàng trong khi chúng đang trong tình trạng tràn ngập thị trường.

+ Trong quá trình mua hàng thì chúng ta được coi là dự trữ do vậy cần phải rút ngắn thời gian vận chuyển, bốc dỡ tránh để chúng phải lưu cảng quá lâu ứ đọng vốn và có thể làm giảm giá trị hàng hóa hoặc mất đi cơ hội tiêu thụ vì lý do chậm trễ.

+ Sau khi đã nhận hàng về kho doanh nghiệp là người quản lý trực tiếp chúng lúc này biện pháp duy nhất có thể làm là tìm cách đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ tăng cường công tác tham gia hội chợ triển lãm, hội chợ hàng tiêu dùng để mở rộng quan hệ với khách hàng, duy trì tốt các quan hệ cũ.

+ Đối với hàng tồn kho đã rơi vào tình trạng lỗi thời, khả năng tiêu thụ kém doanh nghiệp lên mạnh dạn chịu tổn thất phần nào để nhanh chóng giải phòng nguồn vốn tồn đọng bằng cách hạ giá. Hơn nữa điều này còn giúp doanh nghiệp tránh được những tổn thất khác có thể xảy ra như chi phí lưu kho, bảo quản, tổn thất do chất lượng hàng hóa giảm, hoặc do mất mát hao hụt.

- Đối với hàng hóa của công ty xuất bán ra thị trường: Đây là lĩnh vực quan trọng vì sản phẩm sản xuất ra thì quan trọng nhất là phải tiêu thụ được. Sản phẩm không thể sản xuất ra mà không tiêu thụ được. Để có thể tiêu thụ được sản phẩm mà mình sản xuất ra thì công ty cần làm những việc sau:

+ Công ty cần nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phầm tạo ấn tượng và uy tín tốt trên thị trường. Mặc dù hiện nay các công ty cố gắng tạo ra cho mình ưu thế cạnh tranh khác chứ không phải là chất lượng sản phẩm, ví dụ như giá cả, phương thức phục vụ…Song chất lượng sản phẩm vẫn là cốt yếu cho sự tồn tại lâu dài, bền vững. Chất lượng sản phẩm của công ty tốt sẽ là sợi dây vô hình vững chắc nối kết khách hàng với sản phẩm của công ty. Để làm được điều này công ty cần đầu tư máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ sản xuất, đồng thời công ty cần tiếp tục tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu chất lượng cao và ổn định. Ngoài ra trong quá trình sản xuất bộ phận KCS cần kiểm tra chặt chẽ hơn tất cả các công đoạn sản xuất, đóng gói, bảo quản trước khi giao hàng cho khách hàng.

+ Công ty cần chú trọng tới việc nghiên cứu và mở rộng thị trường trong nước và quốc tế. Thông qua các đại lý trong nước để tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng và biết được những ưu nhược điểm sản phẩm của mình và của đối thủ cạnh trạnh để từ đó có kế hoạch hành động phù hợp. Hơn nữa công ty cần tích cực tham gia các hội trợ triển lãm thương mại trong và ngoài nước để giới thiệu các sản phẩm của mình với bạn hàng nước ngoài, để mở rộng quan hệ làm ăn.

+ Phấn đấu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, để thực hiện được điều này Công ty cần đầu tư vào việc mua sắm máy móc thiết bị để rút ngắn thời gian sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, sắp xếp lao động hợp lý tránh tình trạng dư thừa nhân lực hoặc thiếu gây khó khăn trong công tác phân công lao động, bố trí các khâu sản xuất hợp lý hạn chế sự lãng phí nguyên vật liệu.

+ Sử dụng có hiệu quả các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Một trong những biện pháp hữu hiệu mà các doanh nghiệp hiện nay vẫn sử dụng là quảng cáo. Thông qua quảng cáo tuyên truyền khách hàng có thể nắm được và hiểu rõ hơn về

sản phẩm và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngoài ra Công ty còn có thể kết hợp với phương pháp xúc tiến khác đem lại hiệu quả cho công tác tiêu thụ sản phẩm góp phần làm giảm lượng hàng tồn kho và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần May và thương mại Tiên Lữ (Trang 66 - 69)