Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, việc tổ chức bộ máy của Công ty cũng là một yếu tố mang tính quyết định đến thành bại của Công ty bởi nó liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.Tổ chức bộ máy quản lý có chặt chẽ, gọn gàng, khoa học thì công việc kinh doanh mới đạt hiệu quả cao.
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần may và thương mại Tiên Lữ
Giám đốc : Là một trong những sáng lập viên đầu tiên, chỉ đạo điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, thay mặt công ty ký kết các hợp đồng tài chính và hợp đồng thương mại. Giám đốc cũng là người chịu trách nhiệm trước Pháp Luật về mọi hoạt động của Doanh nghiệp.
Phó giám đốc : Là người giúp giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của giám đốc, có nhiệm vụ quản lý và giám sát chặt chẽ mọi hoạt động kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao.
Giám đốc Phó giám đốc Phòng hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng kinh doanh Phòng vật tư Bộ phận sản xuất hàng hóa Bộ phận KCS
Phòng kinh doanh : Có nhiệm vụ chính là mang sản phẩm mà Công ty sản xuất ra tới tay khách hàng và người tiêu dùng, ngoài ra phòng kinh doanh còn có nhiệm vụ đào tạo thêm nhân viên mới cho Công ty, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh với Công ty của mình để đưa ra được chiến lược kinh doanh tốt và đối phó với đối thủ cạnh tranh, xây dựng các kế hoạch kinh doanh của Doanh nghiệp dựa trên các hợp đồng đã ký kết.
Nhiệm vụ chính của phòng kinh doanh là:
- Lập kế hoạch sản xuất cho các kỳ tiếp theo của doanh nghiệp. - Lập kế hoạch tiêu thụ các sản phẩm của doanh nghiệp.
- Dự thảo và chỉnh lý các hợp đồng kinh tế theo đúng pháp luật, quản lý và theo dõi tốt các hợp đồng kinh tế đã ký kết.
- Tổ chức làm tốt công tác thống kê báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty. Phòng tài chính kế toán : Doanh nghiệp là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập được tổ chức theo mô hình hạch toán tập trung. Vì thế phòng tài chính kế toán có chức năng quản lý sự vận động của vốn, tổ chức thực hiện các nghiệp vụ hạch toán kế toán.
Nhiệm vụ chính của phòng tài chính kế toán là:
- Phòng có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán, thống kê phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty. Thực hiện đúng chế độ tài chính kế toán,thống kê do cấp trên và Nhà nước quy định. Giám sát việc thực hiện chế độ tài khoản, chế độ thanh toán.
- Ghi chép tính toán phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển hình thành và sử dụng các nguồn tài chính của đơn vị, tài sản vật tư tiền vốn, lập kế hoạch và báo cáo thực hiện kết quả hoạt động kinh doanh và sử dụng kinh phí của đơn vị. - Xây dựng kế hoạch thu chi tài chính, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản suất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, kỹ thuật thu nộp, thanh toán. Kiểm tra việc giữ gìn sử dụng các tài sản vật tư, tiền vốn kinh phí của đơn vị. Phát hiện ngăn ngừa kịp thời những hành động tham ô lãng phí, vi phạm chính sách chế độ kỷ luật kinh tế tài chính của Nhà nước.
Phòng vật tư : Tổ chức thu mua hàng hóa để đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
- Tạo được mối quan hệ tốt với bạn hàng, đảm bảo hàng hóa luôn ổn định về chất lượng quy cách và chủng loại.
- Phối hợp đồng bộ với phòng kinh doanh khi thực hiện các hợp đồng nhằm đáp ứng kịp thời hàng hóa cho công việc kinh doanh.
Phòng hành chính : Có những nhiệm vụ chính sau đây:
- Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức bộ máy, sắp xếp bố trí lực lượng lao động đảm bảo bộ máy tinh giảm, gọn nhẹ.
- Tham mưu cho giám đốc Công ty về quản lý xét duyệt hồ sơ, tiếp nhận, điều động, bố trí, sắp xếp, đề bạt, nâng bậc, định biên nhân sự. Phối hợp đào tạo nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên, tham mưu xây dựng cơ cấu phát triển nguồn nhân lực lâu dài, thống kê nhân lực.
- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân viên trong điều kiện sản xuất kinh doanh phát triển do giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Làm các báo cáo kế hoạch, báo cáo tổng kết công tác tiền lương, thu nhập hàng tháng, quý, năm theo quy định, xây dựng đơn giá tiền lương.
- Thực hiện công tác thanh tra, pháp chế, bảo vệ cơ quan.
- Quản lý, theo dõi sổ, BHXH, BHYT và thực hiện các nghiệp vụ có liên quan. Bộ phận sản xuất hàng hóa: Tạo ra các sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Bộ phận KCS : Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng, nguyên vật liệu mua vào, sản phẩm, bán thành phẩm hoàn thành ở từng công đoạn.