Tình hình quản lý, sử dụng khoản phải thu

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần May và thương mại Tiên Lữ (Trang 51 - 59)

Phải thu liên quan trực tiếp đến chu kỳ vận động của vốn lưu động và cũng là chu kỳ tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do vậy, quản lý các khoản phải thu là một vấn đề đang cần được quan tâm đặc biệt của doanh nghiệp nhất là trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay chính ra quản lý các khoản phải thu đang trở thành một “công cụ” để chiến đấu trong cạnh tranh của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Quản lý các khoản phải thu: Các khoản phải thu là chỉ tiêu phán ánh giá trị tài sản của doanh nghiệp hiện đang bị các tổ chức cá nhân chiếm dụng. Số vốn kinh doanh nằm trong các khoản phải thu thường có giá trị lớn như: doanh nghiệp có thể thiếu vốn hoạt động dẫn đến phải phân bổ chi phí trả lãi vay ngân hàng hay các tổ chức khác. Do đó quản lý các khoản phải thu là việc làm cần thiết, cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra để nhanh chóng thu hồi.

Các khoản phải thu của doanh nghiệp bao gồm: Phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ và các khoản phải thu khác.

Trong các khoản phải thu thì khoản phải thu của khách hàng luôn chiếm tỉ trọng cao và là trọng tâm của công tác quản lý khoản phải thu, để theo dõi chi tiết các khoản phải thu ta có bảng phân tích:

Bảng 2.8. Bảng cơ cấu các khoản phải thu của Công ty cổ phần may và thương mại Tiên Lữ.

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Các chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%)

1. Phải thu của khách

hàng 762.305 59,45 768.420 58,63 845.138 59,7 2. Trả trước cho

người bán 370.295 28,88 390.564 29,8 400.652 28,3 3. Các khoản phải thu

khác 149.565 11,67 151.560 11,57 169.810 12

Tổng 1.282.165 100 1.310.544 100 1.415.600 100

( Nguồn : Phòng kế toán )

Bảng 2.9. Bảng so sánh các khoản phải thu trong các năm

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Các chỉ tiêu So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011

Số tiền TT (%) Số tiền TT (%)

1. Phải thu của khách

hàng 6.115 0,8 76.718 9,98

2. Trả trước cho người

bán 20.269 5,47 10.088 2,58

3. Các khoản phải thu

khác 1.995 1,33 18.250 12,04

Tổng 28.379 7,6 105.056 24,6

Qua bảng số liệu trên ta thấy được tình hình các khoản phải thu năm 2011 so với năm 2010 tăng 28.379 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 7,6%, đến năm 2012 tăng so với năm 2012 là 105.056 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 24,6%.

Trong đó khoản phải thu từ khách hàng tăng lên từ năm 2010 là 762.305 nghìn đồng chiếm tỷ trọng là 59,45% đến năm 2011 là 768.420 nghìn đồng chiếm tỷ trọng là 58,63%. Năm 2010 tăng lên so với năm 2010 là 6.115 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 0,8%, năm 2010 tăng lên so với năm 2011 là 76.718 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 9,98%. Việc quản lý khoản phải thu khách hàng

hoàn toàn phụ thuộc vào chủ quan của doanh nghiệp là một vấn đề thực sự phải quan tâm. Đây cũng là vấn đề được quan tâm và cũng là rủi ro cho doanh nghiệp, tuy nhiên trong thời kỳ hiện nay thì đây là vấn đề bắt buộc mà bất cứ doanh nghiệp tư nhân nào cũng gặp phải, bởi lẽ doanh nghiệp nào cũng muốn đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác có vậy mới bán được hàng, quan trọng là phần chênh lệch vốn đi chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng ra sao mà thôi, mà theo số liệu trên thì khoản phải thu của khách hàng của doanh nghiệp cũng không nhiều lắm. Điều này cho thấy khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp cũng khá tốt, nguy cơ bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp cũng ít hơn. Năm 2012 là một năm nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng rất khó khăn việc công ty duy trì được việc kinh doanh cũng như khả năng thu hồi nợ như vậy là khá tốt.

Khoản trả trước người bán năm 2011 tăng 20.269 nghìn đồng so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ tăng là 5,47%, đến năm 2012 tăng 10.088 nghìn đồng sơ với năm 2011 và tương ứng với tốc độ tăng là 2,58%, khoản tăng này là doanh nghiệp ứng tiền ra trước để mua các sản phẩm, hàng hóa đầu vào. Ta thấy rằng các khoản trả trước cho người bán có xu hướng tăng lên trong các năm nhưng với tỷ lệ rất thấp điều này cho thấy mối quan hệ tốt của doanh nghiệp với nhà cung cấp. Các khoản phải thu khác năm 2010 là 149.565 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 11,67% sang đến năm 2011 tăng lên là 151.560 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 11,57%, năm 2012 là 169.810 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ là 12%. Ta thấy khoản phải thu khác năm 2011 tăng 1.995 nghìn đồng so với năm 2010 ứng với tỷ lệ là 1,33%, năm 2012 tăng 18.250 nghìn đồng so với năm 2011với tỷ lệ 12,04%, năm 2012 so với năm 2011 khoản phải thu khác của doanh nghiệp tăng nhanh hơn năm 2011 so với năm 2010 là do các khoản phải thu do chi hộ công nhân viên, thu do thanh lý tài sản.

Nhìn chung các khoản phải thu trong các năm đều tăng nhưng lượng tăng qua các năm cũng không nhiều. Điều đó cho thấy cũng có thể do công ty đã thu hồi được vốn nhanh không chiếm dụng nhiều vốn, hoặc do công ty sản xuất và tiêu thụ ít sản phẩm hơn nên các khoản phải thu cũng giảm xuống. Để đánh giá chính xác hơn tình hình quản lý các khoản phải thu của doanh nghiệp Tiên Lữ ra sao ta hãy xem bảng sau:

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. Doanh thu thuần

1000đ 4.852.548 6.200.675 6.950.398 2. Các khoản phải thu 1000đ 1.282.165 1.310.544 1.415.600 3. Hệ số vòng quay = (1)/(2) vòng 3,78 4,73 4,91 Tình hình các khoản phải thu phụ thuộc vào chính sách tín dụng của doanh nghiệp. Chính sách tín dụng có vai trò quan trọng góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Chính sách này được coi như là mục tiêu tăng lượng hàng tiêu thụ trong khuôn khổ, việc mở rộng thị trường tiêu thụ làm tăng doanh lợi cho doanh nghiệp. Để đảm bảo sự an toàn giữa rủi ro và tính lợi ích, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ đối với khách hàng, kết hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp đã xác định một sự an toàn thích hợp, ở đây chúng ta chỉ xét tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp, khả năng này thể hiện qua chỉ tiêu hệ số vòng quay các khoản phải thu.

Qua bảng phân tích trên ta có nhận xét: Năm 2010 số vòng quay các khoản phải thu là 3,78 vòng, sang đến năm 2011 thì số vòng quay các khoản phải thu đã tăng lên 4,73 vòng tới năm 2012 lại tiếp tục tăng lên thành 4,91 vòng. Điều này cho thấy năm 2010 doanh nghiệp thể hiện khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp còn chưa cao, nhưng sang năm 2011 số vòng quay khoản phả thu đã tăng lên 0,95 vòng điều đó cho thấy trong năm 2011 công ty đã đẩy mạnh quá trình thu hồi các khoản công nợ phải thu, công nợ phải trả để tránh tình trạng nợ quá hạn chưa đòi được và công nợ dây dưa không có khả năng thanh toán dẫn đến mất vốn. Tiếp đến năm 2012 khả số vòng quay các khoản phải thu tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với năm 2011 là do năm 2012 kinh tế khó khăn nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn không trả được nợ dẫn tới mất khả năng thanh toán, Công ty cũng là một nạn nhân của việc kinh tế đi xuống, các khoản nợ của công ty khó thu hồi hơn. Nếu công ty cố gắng làm tốt công tác thu hồi các khoản nợ này thì sẽ góp phần làm cho vốn lưu động hoạt động hiệu quả hơn.

2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu làm căn cứ đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc theo

dõi, đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động. Nhưng yêu cầu đặt ra cho các nhà quản trị không đơn thuần là đánh giá xem vốn lưu động có hiệu quả hay không mà còn thông qua quá trình đánh giá để các nhà quản trị đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm khắc phục, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong những năm tiếp theo.

Qua những phân tích trên chúng ta thấy đã phần nào thấy được hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Tuy nhiên việc phân tích tình hình tăng giảm vốn cũng như tình hình sử dụng, phân bổ vốn lưu động chưa thể xác định một cách chính xác là doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không, hiệu quả cao hay thấp. Vì vậy để đưa ra được những đánh giá, nhận xét cụ thể hơn, chính xác hơn về tình hình kinh doanh của Công ty ta cần xem xét đến hiệu quả sử dụng và khả năng sinh lời của một đồng vốn lưu động thông qua một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động sau.

Bảng 2.11. Bảng thể hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tốc độ luân chuyển vốn lưu

động 1,01 1,15 1,18

Kỳ luân chuyển vốn lưu động 356,43 313,04 305,08

Hiệu suất sử dụng vốn 1,01 1,15 1,18

Tốc độ luân chuyển VLĐ năm 2010 là 1,01 vòng, năm 2011 là 1,15 vòng và năm 2012 là 1,18 vòng. Số vòng quay vốn lưu động tăng dần qua các năm nhưng tỷ lệ tăng không nhiều điều này thể hiện tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty có tiến triển chưa được tốt. Tốc độ luân chuyển qua các năm đều lớn hơn 1 nhưng chỉ lớn hơn một chút, như vậy công ty vẫn rất dễ rơi vào tình trạng khó khăn công ty cần tập trung phát triển tốt đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động để tránh xảy ra tình trạng khó khăn.

Kỳ luân chuyển vốn lưu động là số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một vòng, thời gian này càng thấp thì tốc độ luân chuyển càng cao và hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng lớn. Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy được năm 2010 là 356,43 ngày sang năm 2011 là 313,04 và năm 2012 là 205,08 ngày, điều này cho biết thật sự không tốt cho doanh nghiệp chút nào số ngày luân chuyển vốn lưu động quá cao tuy qua các năm có giảm xuống nhưng giảm xuống không đáng kể, số ngày luân chuyển vốn lưu động lớn sẽ làm cho số vòng quay vốn lưu động

giảm xuống và từ đó sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Qua ba năm ta thấy được số ngày luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp rất lớn, điều này chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh chưa được tốt, việc sử dụng vốn lưu động chưa hợp lý và cũng do vòng luân chuyển các khoản phải thu giảm xuống đã làm giảm khả năng thu hồi các khoản nợ đồng thời sẽ dẫn đến khả năng bị chiếm dụng vốn là rất cao. Mặt khác số vòng luân chuyển hàng tồn kho giảm cũng phần nào ảnh hưởng tới tốc độ chu chuyển vốn lưu động do vậy trong năm tới doanh nghiệp phải chú ý hơn nữa tới việc quản lý hàng tồn kho sao cho có hiệu quả hơn. Về hiệu suất sử dụng vốn lưu động, chỉ tiêu này cho biết năm 2010 cứ một đồng VLĐ bỏ ra thì thu được 1,01 đồng doanh thu, cho đến năm 2011 thì một đồng vốn lưu động bỏ ra doanh nghiệp đã thu về được 1,15 đồng doanh thu tăng thêm 0,14 đồng doanh thu nữa đó là một dấu hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp, sang năm 2012 hiệu suất sử dụng vốn lưu động lại tăng lên 1,18. Điều này cho thấy doanh nghiệp có thể hiện mình kinh doanh tốt nhưng hiệu suất qua mỗi năm tăng không nhiều công ty cần tăng hơn nữa hiệu suất sử dụng vốn lưu động để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp mình.

Bảng 2.12. Bảng tính vòng quay tiền

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1. Bình quân các

khoản phải thu 1000đ 2.790.995 3.073.648 3.251.473,5 2. Doanh số mua hàng

thường niên 1000đ 1.859.314 2.223.444,5 2.607.696 3. Vòng quay các

khoản phải trả Vòng 0,67 0,72 0,8

Bảng 2.13. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. Doanh thu thuần 4.852.548 6.200.675 6.950.398 2. Lợi nhuận trước thuế 919.860 1.407.000 1.462.164 3. VLĐ bình quân 4.802.250 5.370.753 5.897.848 4. Thời gian của kỳ phân tích 360 360 360 5. Vòng quay của vốn lưu

động = (1)/(3) 1,01 1,15 1,18

6. Sức sinh lợi của vốn lưu

động = (2)/(3) 0,19 0,26 0,25

7. Thời gian một vòng luân

chuyển = (4)*(3)/(1) 356,27 311,82 305,48

8. Vòng quay tiền 6,2 7,23 7,21

Ta thấy vòng quay tiền năm 2010 là 6,2 vòng khá lớn điều này chứng tỏ công ty kinh doanh có hiệu quả. Sang năm 2011 vòng quay tiền tăng lên 7,23 vòng tăng 1,03 vòng vòng so với năm 2010 điều này cho thấy năm 2011 công ty kinh doanh có hiệu quả hơn, đó là do công tác tăng cường các khoản phải thu được thực hiện tốt hơn, các khoản phải trả đã giảm đi nhiều. Nhưng sang đến năm 2012 thì vòng quay tiền lại giảm xuống còn 7,21 vòng giảm 0,02 vòng so với năm 2012 tỷ lệ giảm không đáng kể, nhưng nếu cứ để vòng quay ngày càng giảm xuống là không tốt công ty cần phải cố gắng trong những năm tới để đưa vòng quay tiền tăng lên. Năm 2012 là một năm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và Công ty cổ phần may và thương mại Tiên Lữ không nằm ngoại lệ trong số đó, công ty đã rất cố gắng để phấn đấu mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty và đưa công ty ngày càng đi lên.

Chúng ra thừa nhận những nỗ lực của công ty trong việc tăng vốn lưu động, mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty, được thể hiện sự thành công trong công tác tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh của các nhà quản trị doanh nghiệp, việc tăng lợi nhuận là vấn đề mấu chốt. Doanh thu tăng, muốn tăng lợi nhuận thì phải giảm các khoản chi phí hoạt động.

Như vậy, ta có thể đánh giá được rằng trong các năm trở lại đây doanh nghiệp ngày càng sử dụng vốn có hiệu quả hơn mặc dù có nguyên nhân khách quan như tình hình không thuận lợi do tỉ giá biến động, vốn vay khó khăn nhưng doanh nghiệp đã khắc phục được và hoàn thành kế hoạch đề ra. Những kỳ sau công ty cần

phát huy hơn nữa và đưa ra những biện pháp tích cực hơn để có thể sử dụng vốn có hiệu quả hơn nữa.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần May và thương mại Tiên Lữ (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w