Dự trữ tiền mặt luôn chứa đựng hai vấn đề tính lợi ích và tính rủi ro. Mọi doanh nghiệp đều cần một lượng tiền mặt dự trữ nhất định cho việc kinh doanh.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh vốn bằng tiền là một yếu tố hết sức quan trọng và cần thiết, nó có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu giao dịch hàng ngày của doanh nghiệp như: Mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu, thanh toán những chi phí cần thiết khác. Ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để có thể ứng phó với những nhu cầu vốn bất thường chưa được dự đoán được trong việc dự trữ tiền mặt để sẵn sàng sử dụng khi xuất hiện cơ hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao. Việc duy trì một mức dự trữ vốn tiền mặt đủ lớn còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội thu được chiết khấu thanh toán trên hàng mua trả đúng kỳ hạn, làm tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Vì vậy trong việc quản lý, sử dụng vốn lưu động nói chung muốn đem lại hiệu quả không thể không chú ý tới việc quản lý và sử dụng vốn bằng tiền. Quản trị vốn bằng tiền tốt sẽ giúp cho doanh
nghiệp có đầy đủ lượng vốn tiền mặt cần thiết để đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán mà quan trọng nữa là tối ưu số vốn tiền mặt hiện có, giảm tối đa các rủi ro về lãi suất hoặc tỷ giá hối đoái và tối ưu hóa việc đi vay ngắn hạn, đầu tư kiếm lời. Bởi nếu chấp nhận tính lợi ích cao lượng tiền dự trữ ít thì rủi ro rất lớn. Ngược lại, nếu dự trữ tiền mặt lớn thì rủi ro thấp nhưng sinh lời không cao bởi lượng tiền nhàn rỗi không có khả năng sinh lời.
Bảng 2.5. Bảng tình hình vốn bằng tiền của Công ty cổ phần may và thương mại Tiên Lữ.
( đơn vị: Nghìn đồng )
Các chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) 1. Tiền mặt 1.035.362 56,63 1.164.186 59,44 1.282.137 61,05 2. Tiền gửi ngân
hàng 792.854 43.37 794.272 40,56 817.998 38,95
Tổng tiền 1.828.216 100 1.958.458 100 2.100.135 100
( Nguồn : Báo cáo tài chính của Công ty )
Bảng 2.6. Bảng so sánh lượng tiền giữa các năm của công ty
Các chỉ tiêu So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011
Số tiền TT(%) Số tiền TT(%)
1. Tiền mặt
128.824 12,44 117.951 10,13 2. Tiền gửi ngân
hàng 1.418 0,18 23.726 2,98
Tổng tiền
130.242 12,62 141.677 13,11
( Nguồn : Báo cáo tài chính của Công ty )
Qua bảng trên ta thấy trong kết cấu vốn bằng tiền thì tiền mặt chiếm tỷ trọng chủ yếu. Năm 2010 chiếm 56,63%, năm 2011 chiếm 59,44%, năm 2012 chiếm 61,05%. Đồng thời lượng tiền mặt tăng dần qua các năm, năm 2010 là 1.035.362 nghìn đồng sang đến năm 2011 thì đã tăng lên 1.164.186 nghìn đồng và đến năm
2012 thì số tiền mặt đã tăng rõ rệt lên 1.282.137 nghìn đồng điều này là rất đáng mừng đối với Công ty. Trong năm 2011 so với năm 2010 lượng tiền mặt tăng 12,44% tương ứng với số tiền là 128.824 nghìn đồng, năm 2012 so với năm 2011 tăng 10,13% tương ứng với số tiền là 117.951 nghìn đồng. Ta thấy được tỷ lệ tăng về tiền mặt của năm 2011 so với năm 2010 lớn hơn tỷ lệ tăng của năm 2012 so với năm 2011 điều này có thể là do năm 2012 doanh nghiệp đã có một lượng tiền lớn gửi vào ngân hàng để hưởng lãi và còn có thể giúp cho việc thanh toán qua Ngân hàng khá thuận tiện, nhanh gọn, an toàn tránh được những rủi ro trong thanh toán. Đồng thời việc dự trữ tiền mặt tại quỹ nhiều có thể làm tăng các chi phí cơ hội của việc giữ tiền, dễ dàng thất thoát. Nhưng một lượng tiền mặt rại quỹ mà phù hợp hơn thì có thể đáp ứng kịp thời các khoản chi tiêu cần thiết phát sinh đột ngột. Và Công ty phải luôn xem xét, nghiên cứu để có một tỷ trọng vốn bằng tiền, một cơ cấu vốn bằng tiền hợp lý phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn sản xuất kinh doanh sao cho việc sử dụng vốn bằng tiền sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.
Là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu là kinh doanh vì vậy hàng ngày doanh nghiệp phải thu về lượng tiền mặt tương đối. Ngoài việc giữ tiền tại doanh nghiệp thì doanh nghiệp còn tiền gửi ở ngân hàng như bao doanh nghiệp kinh doanh khác, để vừa không lãng phí giá trị đồng tiền mà còn an toàn, vì đó mà việc quản lý tiền mặt của doanh nghiệp như sau: doanh nghiệp theo dõi lượng tiền từng ngày, từng giờ. Doanh nghiệp không có tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn cũng như không có khoản đầu tư vào mục chứng khoán nào bởi trên thực tế nhu cầu tiền mặt tại doanh nghiệp diễn ra thường xuyên. Do vậy, doanh nghiệp hầu như không có tiền nhàn rỗi mà phải thường xuyên vay ngắn hạn ngân hàng để thanh toán cho hàng nhập về. Ngoài ra năm 2012 doanh nghiệp còn tham gia thêm lĩnh vực bất động sản vì đó mà lượng tiền càng cần thiết. Để cho hoạt động kinh doanh được diễn ra thường xuyên liên tục thì phải làm cho vốn lưu động tăng vòng chu chuyển. Vấn đề tiền mặt rất được chú trọng vì doanh nghiệp thường xuyên xuất hiện nhu cầu ngắn hạn như tạm nhập tái xuất, nhu cầu chi trả lương…tất cả đều cần tiền mặt. Hơn thế nữa để chủ động kinh doanh và đảm bảo an toàn trong thanh toán thì việc duy trì một số dư nhất định nào đó trên tài khoản vốn bằng tiền là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên trên thực thế tại doanh nghiệp rất ít khi có tiền mặt tồn đọng trên tài khoản quá lâu vì doanh nghiệp sẽ chuyển ngay ra để trả nợ ngắn hạn khi nó vượt qua một giới hạn
nào đó so với nhu cầu dự tính trong ngắn hạn. Phải nói rằng công tác ngân quỹ được doanh nghiệp đã và đang rất được coi trọng, hàng ngày doanh nghiệp có kế toán thanh toán chuyên theo dõi tình hình số dư trên tất cả các tài khoản của doanh nghiệp ở tất cả các ngân hàng và kết hợp đối chiếu với nhu cầu thu chi dự tính để lập trừ ngân quỹ từ đó có thể đưa ra quyết đinh vay thêm hay trả nợ một cách kịp thời nhất vì mục tiêu an toàn, hợp lý hiệu quả và sinh lời. Như ta đã biết tỷ lệ sinh lời trực tiếp trên tiền mặt là rất thấp thậm chí có thể bằng không. Hơn nữa do sức mua của đồng tiền luôn có xu hướng giảm đi do chịu ảnh hưởng của lạm phát, do đó có thể nói tỷ lệ sinh lời thực của tiền mặt là một số âm. Bởi vậy việc duy trì mức tiền mặt hợp lý nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu mặt của doanh nghiệp là một vấn đề rất quan trọng liên quan đến hiệu quả kinh doanh chung của doanh nghiệp. Việc nắm giữ tiền mặt là một động cơ phòng ngừa, tiền mặt được tồn trữ nhằm mục đích duy trì khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp ở mọi thời điểm.