P. Giám đốc Giám đốc Kế toán trưởng
3.2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong mua hàng của công ty.
mua hàng của công ty.
3.2.3.1. Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong mua hàng của Công ty cổ phần Thép Trang Hùng.
Theo kết quả điều tra thì 100% nhà quản trị và nhân viên mua hàng của công ty cho rằng các môi trường kinh tế - chính trị, môi trường pháp luật, tự nhiên, văn hóa – xã hội đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động mua hàng của công ty.
a. Môi trường chính trị - pháp luật
Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống luật pháp ngày càng được hoàn thiện cho phù hợp với luật pháp quốc tế đặc biệt là luật kinh tế. Các đạo luật về cạnh tranh, trách nhiệm pháp lý về sản phẩm, hệ thống tín dụng…đã được ban hành phù hợp với thực tế nền kinh tế. Nhờ hoạt động phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro của công ty được thực hiện tốt hơn.
Việt Nam là nước có nền chính trị khá ổn định tạo lòng tin cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế có chiến lược phát triển lâu dài. Nhờ đó công ty không mất nhiều chi phí và công sức cho việc phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro có nguồn gốc từ tình hình chính trị mất ổn định.
b. Môi trường kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều từ sự bất ổn định, khủng hoảng của nền kinh tế thế giới. Nhu cầu xây dựng và nhà ở ngày càng cao. Giá cả các vật liệu xây dựng leo thang, thay đổi, biến động bất thường đặc biệt là mặt hàng thép.
Vốn sản xuất của các doanh nghiệp cũng bị thu hẹp và khó huy động hơn do lãi suất tăng cao, thị trường tài chính, chứng khoán có nhiều bất ổn nên các ngân hàng hạn chế cho các doanh nghiệp vay tiền, trong khi đó nguồn vốn sản xuất chủ yếu của doanh nghiệp là đi vay, nên khó huy động vốn, các doanh nghiệp lại không chủ động được vốn nên việc sản xuất cũng bị ảnh hưởng. Tình hình kinh tế gây ra nhiều rủi ro cho doanh nghiệp trong hoạt động phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong mua nguyên liệu đầu vào.
c. Môi trường khoa học – công nghệ.
Công ty rất quan tâm tới việc đầu tư những thiết bị tốt nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều đó đã làm giảm thiểu và phòng ngừa được rất nhiều những rủi ro trong hoạt động mua hàng của công ty như: đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào, công tác bảo quản và cất giữ tốt…
d. Môi trường văn hóa – xã hội.
Doanh nghiệp thường gặp phải những rủi ro khi không xác định được đúng nhu cầu, thị hiếu thói quen mua hàng thép xây dựng công trình, nhà ở. Việc này sẽ làm cho việc phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro gặp khó khăn và tốn kém nhiều chi phí cho doanh nghiệp.
e. Môi trường tự nhiên – cơ sở hạ tầng
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm làm cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình, xí nghiệp nhà máy, nhà ở…gặp nhiều khó khăn.
3.2.3.2. Các yếu tố thuộc môi trường đặc thù của công ty. a. Nhà cung cấp.
Nhà cung cấp là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quản trị rủi ro trong mua hàng của công ty. Nguyên liệu cho quá trình sản xuất thép chủ yếu là than, quặng sắt, dầu khí…mà những nguyên liệu này đang trong tình trạng khan hiếm dẫn đến giá thép cao. Vì vậy, trong nhiều năm hoạt động công ty đã lựa chọn và xây dựng cho mình một hệ thống các nhà cung cấp, đáp ứng đầy đủ, đúng chất lượng như giá cả các hàng hóa mà khách hàng cần và hài lòng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, do không khéo léo, linh động trong quá trình đàm phán, thương lượng với nhà cung cấp nên công ty cũng phải chịu nhượng bộ một số điều khoản và mất đi một số quyền lợi mà công ty sẽ được hưởng. Đó là nguyên nhân làm cho kết quả công tác mua hàng không được như
mong đợi và nhiều khi gặp những rủi ro gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác mua hàng cũng như kết quả kinh doanh của công ty. Hiện nay công ty đang tích cực duy trì mối quan hệ với nhiều nhà cung cấp trên thị trường trong nước và ngoài nước nhằm tạo ra sự lựa chọn tối ưu tránh các rủi ro có thể xảy ra.
Theo kết quả điều tra từ 8 nhà quản trị của công ty về việc thu thập thông tin về nhà cung cấp thì có: 1/8 phiếu chiếm 12,5% cho rằng công ty đã thu thập thông tin rất đầy đủ về nhà cung cấp, 4/8 phiếu chiếm 50% cho rằng công ty đã thu thập đầy đủ thông tin về nhà cung cấp, 3/8 phiếu chiếm 37,5% cho rằng công ty thu thập thông tin không đầy đủ về nhà cung cấp.
Việc thu thập đầy đủ thông tin về nhà cung cấp giúp công ty có những quyết định đúng đắn để lựa chọn được những nhà cung cấp tin cậy và sẽ giúp cho việc mua hàng được thuận lợi hơn và phòng ngừa được nhiều rủi ro.
Các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào hiện nay của công ty vẫn chưa được đầu tư cả vốn, kỹ thuật…để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong mua hàng công ty đã tiến hành mua hàng của bốn nhà cung cấp. Vì mới thành lập công ty vẫn gặp nhiều rủi ro khi phải mua hàng với giá cao, chất lượng nguyên liệu đầu vào chưa được đảm bảo, hay lượng hàng giao không đủ để sản xuất.
b. Khách hàng.
Đối với mặt hàng thép xây dựng, khách hàng chủ yếu của công ty là những nhà thầu xây dựng, bên cạnh đó là một vài trung gian và người tiêu dùng nhỏ lẻ. Các khách thường có hợp tác lâu dài với công ty Thép Trang Hùng. Vì vậy mối quan hệ làm ăn lâu dài dẫn đến tình trạng nợ đọng nhiều từ phía khách hàng gây khó khăn việc quay vòng vốn. Tuy nhiên nhu cầu thị hiếu của khách hàng luôn luôn thay đổi, đặc biệt với nền kinh tế thị trường hiện nay, nhu cầu xây dựng, cơ sở hạ tầng, nhà ở…của con người ngày càng cao. Đòi hỏi những vật liệu xây dựng tốt như thép chống rỉ, chịu lực tốt, chống chịu được với khí hậu của môi trường, bền…Nhưng hiện nay công tác xác định nhu cầu khách hàng còn chưa được tốt công ty còn gặp phải nhiều rủi ro. Sản phẩm thép đóng vai trò thiết yếu cho sự phát triển của các ngành khác nên khách hàng buộc phải mua khi có nhu cầu.
c. Đối thủ cạnh tranh
Sự cạnh tranh là động lực cho doanh nghiệp phát triển, tuy nhiên nếu cạnh tranh quá khốc liệt và gay gắt có thể khiến cho doanh nghiệp bị thua lỗ, thậm chí phá sản. Cạnh
tranh dẫn đến sự khó khăn của doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm, giảm doanh thu cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Thép Trang Hùng cũng phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường như: Thép Thái Nguyên, thép Hòa Phát, Thép Việt Ý, Tây Đô, Việt Úc..., vì vậy công ty gặp phải những rủi ro như: Mua hàng với giá cao hơn đối thủ cạnh tranh, mua hàng không đúng chủng loại, sự cạnh tranh giành nguồn cung cấp hàng hoá dẫn đến giá bán hàng hoá giảm, sản lượng bán ra của doanh nghiệp cũng giảm theo…Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo kết quả điều tra từ 8 nhà quản trị của công ty về việc thu thập thông tin về hoạt động mua hàng của đối thủ cạnh tranh thì có 2/8 phiếu chiếm 25% cho rằng là rất cần thiết, 4/8 phiếu chiếm 50% cho rằng cầ thiết, 2/8 phiếu chiếm 25% cho rằng ít cần thiết.
Việc thu thập thông tin hoạt động mua hàng của đối thủ cạnh tranh là rất quan trọng. Từ những thông tin đó Công ty có thể tham khảo và có thể biết được hoạt động của đối thủ cạnh tranh trên thị trường để phòng ngừa và giảm thiểu những rủi ro trong hoạt động mua hàng.
3.2.3.3. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp. a. Nguồn nhân lực.
Trình độ nhân viên mua hàng của công ty chưa được tốt. Để mua được hàng tốt và giảm thiểu rủi ro trong mua hàng thì vai trò của đội ngũ nhân viên trong quá trình mua là rất lớn. Đội ngũ nhân viên cần có sự hiểu biết sâu rộng về hàng hoá cần mua, phải tìm hiểu về thị trường và có trình độ chuyên môn cao. Hiện nay đội ngũ cán bộ nhân viên mua hàng của công ty còn nhiều hạn chế nên công ty thường gặp phải những rủi ro như: bị nhà cung cấp lấn áp, thua thiệt về mặt giá cả…Vì vậy công ty đang nỗ lực cố gắng nâng cao năng lực, trình độ và kỹ năng của nhân viên mua hàng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu được các rủi ro trong quá trình mua nguyên liệu.
Theo đánh giá của 8 nhà quản trị về kỹ năng và kinh nghiệm mua hàng của nhân viên mua hàng thì: 1/8 phiếu chiếm 12,5% cho rằng là tốt, 4/8 phiếu chiếm 50% cho rằng là bình thường và 3/8 phiếu chiếm 37,5% cho rằng là kém.
Biểu đồ 3.1. Kỹ năng và kinh nghiệm mua hàng của nhân viên mua hàng Công ty cổ phần Thép Trang Hùng
(Nguồn: Sinh viên tự điều tra)
b. Nguồn vốn của doanh nghiệp
Nguồn vốn của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến quy trình thực hiện hoạt động mua hàng. Khi tham gia hợp đồng, doanh nghiệp sẽ phải thanh toán rất nhiều khoản như: Tiền đặt cọc cho người bán, tiền ký quỹ ngân hàng, tiền thuê nhân công, thuê phương tiện vận tải. Như vậy nếu doanh nghiệp có nguồn vốn lớn sẽ có khả năng thanh toán các khoản chi phí cũng như có nhiều cơ hội tham gia vào những hợp đồng có giá trị lớn. Thực tế, nguồn vốn của công ty là khá ít so với nhu cầu hoạt động kinh doanh của công ty nên trong công tác mua hàng công ty gặp phải một số rủi ro như thường bị các nhà cung cấp ép giá, mua hàng kém chất lượng do không đủ tiền…
c. Uy tín của công ty.
Công ty thành lập được chưa lâu nhưng công ty đã có vị trí trên thị trường và được khách hàng biết đến sản phẩm thép của công ty. Tuy nhiên công ty chưa được sự ưu đãi nhiều từ các nhà cung cấp trong quá trình mua hàng như: Công ty còn gặp phải rủi ro giao hàng chậm, thiếu hàng, hàng không đảm bảo chất lượng…Chính điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho công ty trong quá trình mua hàng.