- Số liệu sử dụng của năm: 1992 1993 1994 1995 1997
2.2.1 Phát triển trí tuệ con ngƣời Việt Nam
Với chúng ta việc phát triển trí tuệ con người Việt Nam là vô cùng cần thiết.
Hiện nay cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt đời sống xã hội, hình thành nền KTTT và xã hội thông tin với đặc trư- ng nổi bật ngày một cao, thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Thời gian để tiến hành công nghiệp hoá ở các nước đi sau được rút ngắn. Hiện tượng này đòi hỏi mỗi xã hội phải có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực sao cho hợp lý, nguồn nhân lực dồi dào về trí tuệ. Không có định hướng phát triển nguồn nhân lực giầu có về trí tuệ, xã hội không thể đáp ứng được những nhu cầu mới về sự phát triển. Nói về trí tuệ trong Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khoá VIII; Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà nội 1997 tr.17 đã ghi “Trí là sự sáng suốt minh mẫn trong nhận thức, sự hiểu biết về tự nhiên và xã hội, trí thông minh, tài năng sáng tạo; kế thừa và phát huy trí tuệ của dân tộc, tiêu biểu là tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp thu tinh hoa của loài người mà đỉnh cao là học thuyết Mác - Lênin để vận dụng một cách phù hợp vào điều kiện của đất nước”
Nhưng một câu hỏi đặt ra là cần có chiến lược phát triển như thế nào? Do nền kinh tế thế giới đã trở thành "hệ thống trí tuệ toàn cầu", "nền kinh tế thông tin" nên việc xây dựng chiến lược trong đó chiến lược giáo dục phải được đặt vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển của các quốc gia trong quá trình cạnh tranh để phát triển. Bởi lẽ giáo dục là điều kiện cơ bản để nâng cao kỹ năng làm việc của lực lượng lao động, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Có nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng: tương lai ngày nay thuộc về các xã hội biết tự tổ chức cho chính mình học tập - bí quyết thành công về kinh tế mà đã có thời
chỉ cần tài nguyên thiên nhiên. Hơn hẳn trước đây các dân tộc muốn có thu nhập cao và nhiều việc làm thì phải phát triển các chính sách nhấn mạnh đến các kỹ năng lao động và kiến thức cho tất cả mọi người chứ không phải cho một số ít người. Những nước được hưởng thành quả là những nước biết tổ chức học tập và làm việc trên cơ sở cái họ học được.
Qua sơ đồ phát triển nguồn nhân lực có thể thấy rõ giáo dục đào tạo có tác động trực tiếp tới phát triển trí tuệ con người và không thể tách rời với thể chất, tinh thần. Trong cấu trúc phát triển nguồn nhân lực, vai trò của giáo dục ngày càng trở nên quan trọng trong nền sản xuất hiện đại, sản xuất càng phát triển thì phần đóng góp của trí tuệ ngày càng chiếm tỷ lệ lớn so với đóng góp của các yếu tố khác trong cơ cấu giá trị sản phẩm của lao động.
Giáo dục đào tạo tác động đến nguồn lực con người ở cả 3 phương diện:
+ Thứ nhất: nâng cao dân trí, bảo đảm một trình độ học vấn, mặt bằng
dân trí không ngừng tăng lên.
+ Thứ hai: đào tạo nguồn nhân lực, tạo điều kiện để phát triển năng suất
lao động.
+ Thứ ba: bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Vì vậy giáo dục đào tạo là phương tiện chủ yếu quyết định chất lượng nguồn nhân lực và đây cũng là một trong những biện pháp cơ bản để phát huy sức mạnh nội lực phục vụ CNH-HĐH đất nước trong bối cảnh hội nhập với các nền kinh tế khu vực và quốc tế. Tại Đại hội IX, Đảng ta đã coi phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH - HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn nhân lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội nhanh và bền vững
* Các giải pháp về đào tạo
Phải khẳng định đào tạo là giải pháp quyết định nhằm nâng cao chất lượng nhân lực. Hiện nay đào tạo nhân lực nước ta chưa ăn khớp với nhu cầu sử dụng nên lao động chưa có chuyên môn nghiệp vụ, tỷ lệ rất thấp (xấp xỉ
16% tổng lực lượng lao động) có nghĩa là lao động đã được đào tạo còn rất thiếu nhưng trên thực tế lại đang thiếu. Vậy cần phải xem lại cơ cấu lao động đào tạo và chính sản phẩm đào tạo. Do cơ cấu đào tạo nghề của chúng ta thời gian qua còn nhiều bất hợp lý giữa đại học, trung học và dạy nghề, vì vậy trong những năm tới chúng ta cần phải điều chỉnh cơ cấu đào tạo nghề đáp ứng về số lượng công nhân đang thiếu như hiện nay. Để tăng cường cho công tác đào tạo nghề, đáp ứng tình hình mới chúng ta cần phải:
Thứ nhất: Mở rộng hình thức đào tạo thích hợp như mở các trường đào
tạo của các ngành nhằm đào tạo nghề mới, đào tạo bằng kèm cặp bồi dưỡng, đào tạo tại chỗ ở xí nghiệp, công xưởng. Hình thức đào tạo này có ưu điểm lớn là không chỉ tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm đào tạo một cách hợp lý, nối liền đào tạo với sử dụng mà còn xây dựng quan hệ ràng buộc về trách nhiệm, nghĩa vụ của đơn vị sử dụng lao động với các trường về vốn, năng lực, kỹ năng thực hành. Hình thức đào tạo này được thực hiện thông qua hợp đồng giữa cơ sở sử dụng với trường.
Duy trì quy mô đào tạo nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng, trên đại học hiện có. Tăng cường kiểm tra, đánh giá, thanh tra chất lượng đào tạo và xác minh dư luận xã hội ở các trường đại học, đặc biệt là đại học dân lập, đại học mở, các hệ đào tạo đại học không chính quy, để lập lại kỷ cương của Nhà nước trong giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng của sản phẩm đào tạo. Trong điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ giảng dạy đại học chưa có sự thay đổi đáng kể việc phát triển quy mô lớn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Sản phẩm của hệ thống giáo dục đào tạo là đội ngũ lao động chất xám, đội ngũ trí thức trẻ nên chất lượng phải được đặt lên hàng đầu.
Hiệu quả giáo dục phải được đo bằng năng lực trí tuệ, bằng trình độ chuyên môn vững vàng, bằng khả năng tư duy sáng tạo của sản phẩm được đào tạo chứ không chỉ đo bằng số lượng người được đào tạo.
Xúc tiến mở rộng các hình thức đào tạo cán bộ có trình độ trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật. Các trường trung ương không thể có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu cán bộ trung học và công nhân của các thành phần kinh tế mà phải tăng cường đào tạo ở cấp địa phương. Các tỉnh thành phố cần số lượng các trường trung học chuyên nghiệp, các trường và trung tâm đào tạo công nhân kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu cán bộ của địa phương. Các công ty, doanh nghiệp lớn có thể thành lập cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật riêng, hoặc ký hợp đồng đào tạo trực tiếp với các trường theo yêu cầu riêng của doanh nghiệp.
Hiện nay, các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề đang được chú ý phát triển. Đó là nơi đào tạo ra đội ngũ thợ giúp cho người lao động có thể thuận lợi trong việc tìm kiếm việc làm. Để các trung tâm dạy nghề phát triển có hiệu quả, cần thiết lập mối quan hệ giữa trung tâm dạy nghề với trung tâm xúc tiến việc làm. Sự liên kết giữa dạy nghề, việc làm được tiến hành trên địa bàn quận, huyện nhằm giúp nhân dân địa phương có nghề để tạo việc làm, ổn định tình hình kinh tế - xã hội ngay trên địa bàn.
Đào tạo nghề phải xuất phát từ nhu cầu về nhân lực. Nhà nước cần có những biện pháp hỗ trợ vốn, cán bộ trong việc đào tạo nghề ở nông thôn nhằm bổ sung lực lượng lao động chuyên môn, kỹ thuật, đồng thời giải quyết việc làm tại nông thôn. Những nghề cho nông nghiệp nông thôn nên tập trung vào các nghề trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến, cơ khí điện tử và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nhất là tạo nghề cho các làng nghề truyền thống ở nông thôn. Đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn nên đi theo 2 hướng đào tạo ngắn hạn và đào tạo dài hạn cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay Nhà nước đã có chính sách ưu đãi đối với học sinh nông thôn (trong quá trình thi vào các trường cao đẳng, đại học). Để khuyến khích học sinh khi tốt nghiệp trở về nông thôn, địa phương cần có chính sách quan tâm đến ngư- ời đi học như hỗ trợ tài chính cho học sinh đăng ký sau này trở về quê hương,
sắp xếp công việc phù hợp cho người đã tốt nghiệp, đồng thời quan tâm đến chính sách cá nhân, để họ yên tâm công tác.
Cần thiết phải mở các trường, các trung tâm đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu. Hiện nay xuất khẩu lao động Việt Nam phần lớn là lao động phổ thông nên khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động ở nước ngoài rất kém, việc đào tạo lao động cho xuất khẩu cần căn cứ vào thị trường cần lao động mà Nhà nước, tổ chức kinh tế đã ký kết. Đào tạo lao động cho xuất khẩu phải thích ứng với nhu cầu, nghề mà nước sở tại cần, phải dự đoán được nhu cầu ở mỗi thị trường để làm căn cứ đào tạo, lao động cho xuất khẩu, phải nắm được luật pháp, ngôn ngữ, phong tục, tập quán, đặc điểm dân tộc của nước mình sẽ đến, phải chuẩn bị hành trang nghề nghiệp mà mình sẽ làm. Quá trình đào tạo phải giáo dục cho người lao động về truyền thống dân tộc, lòng yêu nước, lợi ích và trách nhiệm của người lao động xa Tổ quốc, giáo dục tinh thần dân tộc để xây dựng ý thức “đùm bọc" lẫn nhau của người Việt Nam trong cộng đồng lao động ở nước ngoài.
Thứ hai: Tăng nguồn vốn đầu tư cho đào tạo nghề.
Hiện nay, trong cơ cấu phân bổ ngân sách cho giáo dục đào tạo, chủ yếu dành phần lớn cho đại học và cao đẳng trong khi đó chúng ta đang rất cần đào tạo công nhân lành nghề. Do đó để giải quyết trước mắt nên điều chỉnh ngân sách theo hướng dành ưu tiên cho lĩnh vực dạy nghề.
Tăng nguồn ngân sách Nhà nước để đầu tư cho nâng cấp các trường dạy nghề. Huy động các nguồn vốn nước ngoài thông qua các dự án về đào tạo nghề kể cả các tổ chức phi chính phủ.
Huy động các nguồn vốn đóng góp của dân cư, động viên khuyến khích những cá nhân và gia đình có người đi học nghề đóng góp thêm kinh phí cho việc đào tạo nghề.
Để sử dụng nguồn vốn đầu tư có hiệu quả vào công tác đào tạo nghề, một mặt phải quản lý nguồn vốn, cấp vốn và sử dụng vốn có hiệu quả, mặt khác phải nâng cao chất lượng đào tạo mà nguồn vốn bỏ ra, tăng cường kiểm
tra, kiểm soát việc sử dụng vốn trong quá trình đào tạo.
Thứ ba: Tăng cường quản lý Nhà nước về dạy nghề và gắn việc đào tạo
với giải quyết việc làm.
Các bộ, các ngành phải có cơ quan chuyên trách thực hiện nghĩa vụ quản lý Nhà nước về đào tạo. Trước mắt, Tổng cục dạy nghề thuộc Bộ lao động thương binh và xã hội cần có chiến lược tổng hợp quy hoạch tổng thể về hệ thống đào tạo nghề của cả nước. Từ đó phân bổ kế hoạch đào tạo cũng như kế hoạch sử dụng số người đã qua đào tạo. Kiểm tra chặt chẽ việc cấp bằng và chất lượng đào tạo nghề của các cơ sở (kể cả tư nhân và Nhà nước). Đi đôi với đào tạo là sử dụng, do vậy cần phải nghiên cứu thật đầy đủ về sự biến động của thị trường lao động, dự báo xu hướng vận động của cơ cấu lao động trong quá trình CNH-HĐH. Trên cơ sở đó mà dự báo nhu cầu của thị trường lao động làm cơ sở cho việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ nhằm thu hút được số lao động đã qua đào tạo.
Ngoài ra trong đào tạo cần chú ý đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học, những nhà quản lý giỏi, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đứng trước xu thế toàn cầu hóa về kinh tế và sự tác động mạnh mẽ của nền KTTT cùng với quá trình CNH-HĐH rút ngắn hiện nay đòi hỏi chúng ta phải đào tạo được một nguồn nhân lực có chất lượng cao làm nòng cốt trong việc phát sinh và vận dụng sáng tạo công nghệ tiên tiến vào Việt Nam. Đây là vấn đề bức xúc cần được hoàn thiện cơ cấu trình độ nguồn nhân lực, nhằm đáp ứng chiến lược cán bộ của thời kỳ mới.
Trong giai đoạn hiện nay và trong quá trình phát triển sắp tới ở nước ta đội ngũ cán bộ khoa học có vị trí hết sức quan trọng trong việc sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến. Họ là những người tập hợp được nội lực nghiên cứu và phát minh khoa học có giá trị. Các quốc gia có nền kinh tế phát triển khi tiến hành CNH-HĐH đều chú trọng đội ngũ này. Từ tình hình thực tế, việc đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học và những nhà quản lý kinh tế cần tập trung theo các hướng sau:
- Lựa chọn cán bộ khoa học đầu đàn được tiến hành thông qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn. Từ đó phát hiện ra những năng khiếu, phẩm chất, tâm lý đặc biệt mà tuyển chọn họ nhằm bồi dưỡng cho họ có đủ trình độ, học vấn, năng lực chuyên môn, uy tín nghề nghiệp. Nghĩa là cần lấy thực tài, chứ không thể tuyển chọn một cách ồ ạt bỏ qua năng khiếu, năng lực, mà điều quan trọng hơn cả là tìm được người có tài được bộc lộ qua hoạt động thực tiễn.
- Để nhanh chóng đưa công nghệ tiên tiến hiện đại vào các ngành kinh tế mũi nhọn nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, trước tiên phải xây dựng cho được đội ngũ các nhà khoa học - công nghệ, cần có kế hoạch bồi dưỡng và phát triển đội ngũ những nhà khoa học xã hội và nhân văn đầu đàn. Bởi vì, đội ngũ này là các nhà khoa học có đủ bản lĩnh chính trị, có tầm chiến lược nghiên cứu sâu những vấn đề có tính quy luật giúp cho Đảng và Nhà nước hoạch định đường lối phát triển kinh tế và con đường xây dựng XHCN ở nước ta cho những năm trước mắt cũng như cả quá trình lâu dài.
Khi bước sang nền kinh tế thị trường một vấn đề không kém phần gay go là đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế của chúng ta vừa yếu lại vừa thiếu. Nhất là những người quản lý kinh tế trên các lĩnh vực như kiểm toán, đấu thầu quốc tế thị trường chứng khoán. Hơn nữa khi chuyển đổi cơ chế, hầu như chúng ta chưa có trình độ đào tạo chuyên sâu về nghề quản lý. Do vậy để xây dựng những nhà quản lý, kinh doanh giỏi, chúng ta cần mở rộng việc tuyển chọn cán bộ quản lý chuyên gia và nhân tài từ mọi khu vực và các thành phần kinh tế. Cho nên, trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng trình độ quản lý kinh tế cho các thành phần kinh tế phải chú ý đổi mới toàn diện nội dung chương trình. Tập trung đi sâu nghiên cứu công nghệ quản lý trong nền kinh tế thị trường cả lý thuyết lẫn tay nghề. Đồng thời, để có được những doanh nghiệp giỏi, đội ngũ quản lý kinh tế theo đúng thực chất của nghề đó, đòi hỏi cải cách lại hệ