Yêu cầu của KTTT đối với nguồn lực con ngƣời Việt Nam

Một phần của tài liệu Kinh tế tri thức và việc phát triển nguồn lực con người Việt Nam hiện nay (Trang 41 - 45)

- Tự do tín ngưỡng

1.2.3. Yêu cầu của KTTT đối với nguồn lực con ngƣời Việt Nam

Thời đại chúng ta đã bước sang một trang mới với những thành tựu quan trọng có tính chất đột phát trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, khoa học - công nghệ. Chính vì vậy nhiều người đã cho rằng nhân loại đang bước vào giai đoạn mới - giai đoạn của nền KTTT.

Nếu đối với nền kinh tế truyền thống, các nguồn lực chủ yếu là lao động và vốn (bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên) thì đối với KTTT, nguồn lực chủ yếu là thông tin và tri thức. Điều đó có được là do đâu? Câu hỏi này chúng ta có thể trả lời ngay được là do chính con người, nguồn lực con người tạo ra. Và như thế vấn đề đặt ra là để từng bước tiến tới nền KTTT, phát triển nhanh và theo kịp các nước, chúng ta phải chú ý quan tâm phát triển nguồn lực con người. Kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế phát triển, cũng như các con rồng châu Á cho ta thấy muốn phát triển được các ngành KTTT phải chuẩn bị nguồn nhân lực rất chu đáo và đặc biệt là chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao, những nhân tài của xã hội.

Nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn nhân lực, đặc biệt vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các quốc gia trên thế giới đã và đang rất quan tâm tới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình, đặc biệt giai đoạn hiện nay khi khoa học - công nghệ ngày càng phát triển, tính chất xã hội hóa ngày càng cao của LLSX, dẫn tới sự ra đời của nền KTTT.

một trong những nước đi tiên phong trong việc nâng cao chất lượng nguồn lực con người. Là nước không có nhiều tài nguyên thiên nhiên, người Nhật Bản hiểu rất rõ về bất lợi của mình trong phát triển kinh tế. Vì vậy, ngay từ đầu thế kỷ XX, thời Nhật Hoàng Minh Trị, người Nhật đã tìm cách để khắc phục những bất lợi của mình bằng cách phát triển nguồn lực con người. Là nước thua trận trong chiến tranh thế giới lần II, đến những năm 70, nước Nhật đã trở thành cường quốc trên thế giới về kinh tế. Đạt được những thành tựu như vậy là do người Nhật đã tạo ra được nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Nếu nước Nhật cho chúng ta bài học về các phương thức giáo dục đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì Singapore lại cho ta bài học về chính sách sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao. Là nước đi sau song có chính sách sử dụng nguồn nhân lực đúng đắn, họ đã và đang có những bước đi vững chắc để tiến vào nền KTTT. Còn đối với các nước khác đội ngũ nhân lực có chất lượng cao của họ chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong dân cư.

Nƣớc Số cán bộ KHKT /1000 dân Mỹ 55 Đức 86 Pháp 83 Anh 90 Hà Lan 92 Bỉ 92 Italia 82 37, 57

Không nói đâu xa, Trung Quốc một quốc gia “hàng xóm" cũng luôn coi nguồn lực con người là yếu tố hàng đầu trong phát triển kinh tế. Với cách giáo dục đề cao tính tự lực, tự cường, tinh thần dân tộc, tôn trọng và phát triển các giá trị truyền thống văn hoá dân tộc, ý thức cộng đồng cao, họ đã tạo ra đội ngũ nhân lực có chất lượng, hùng hậu. Có được điều đó Trung Quốc đã phải sử dụng nhiều hình thức, nhiều luồng đào tạo cả trong nước và nước ngoài.

Từ những nét chấm phá về tình hình phát triển KTTT, sự chuẩn bị tiến Như vậy ở các nước phát triển yếu tố đóng vai trò quan trọng, quyết định sự phát triển chính là con người. Làm nên những thành tựu to lớn trong phát triển kỹ thuật là ở các nước đó đã tạo ra được một đội ngũ nhân lực có chất lượng cao.

tới nền KTTT ở một số nước cho thấy để tiếp cận hoặc tạo lập được nền KTTT, hầu hết các nước đều có nhiều chính sách, chiến lược và bước đi thích hợp tuỳ theo điều kiện cụ thể của mình, nhưng chung quy lại tất cả đều tìm cách tạo ra được những tiền đề cơ bản cho nền KTTT và một trong những tiền đề tối quan trọng đó là tiền đề con người, nguồn lực con người.

Đối với Việt Nam, nền KTTT phát triển trên thế giới đã tác động đến chúng ta thể hiện cả ở những thời cơ và thách thức đang đặt ra nhiều vấn đề buộc chúng ta phải vận động theo dòng chảy chung của nhân loại. Cùng với những thời cơ mang lại bởi nền KTTT như: Cơ hội thị trường với khả năng tạo bước phát triển nhảy vọt trong các ngành công nghiệp gắn với công nghệ thông tin. Cơ hội sử dụng công nghệ thông tin để nâng cấp nhanh chóng thực lực cạnh tranh, hiệu năng quản lý và quy mô thâm nhập thị trường. Thì chúng đang đứng trước thách thức rất lớn đó là: Cạnh tranh quốc tế đã trở nên vô cùng gay gắt trong khi vị thế cạnh tranh của nước ta còn thấp.

Một đặc điểm lớn là trong cuộc chạy đua này cả Trung Quốc (gần 1,3 tỷ dân) và Ấn Độ (1 tỷ dân) với chi phí lao động rất thấp, nguồn trí lực dồi dào, đã thực sự vào cuộc với quyết tâm rất cao giành vị thế xứng đáng trong nửa đầu của thế kỷ XXI. “Bên cạnh đó hầu hết các nước trong khu vực đều có chương trình đầu tư và phát triển ồ ạt trong công nghệ thông tin với tầm nhìn của thế kỷ XXI. Hàn Quốc với chương trình “CYBER KOREA 21” đầu tư vào mạng lưới xa lộ thông tin cáp quang cung cấp máy vi tính và Internet rộng khắp cho các trường phổ thông, xây dựng kho dữ liệu và tri thức điện tử”.27, 42

Rồi Đài Loan với kế hoạch “NII” nghĩa là hạ tầng thông tin, Philippin với chương trình “IT21” với mục tiêu trở thành một trung tâm tri thức của khu vực và đầu mối thu hút các tập đoàn đa quốc gia về công nghệ thông tin ở châu Á.

Trong bức tranh tổng thể, vị thế cạnh tranh của nước ta còn rất yếu. Mức độ thâm nhập của Internet vào cuộc sống người dân nước ta còn quá thấp, chỉ xấp xỉ Mông Cổ hoặc Anggola (khoảng một người sử dụng Internet trong một nghìn dân) là mức thuộc loại thấp nhất thế giới.

Giáo dục có ý nghĩa cực kỳ then chốt trong sức bật của nền KTTT, tuy nhiên "tỷ lệ học sinh vào đại học so với cùng lứa tuổi của nước ta tăng từ 3% năm 1990 lên 6% năm 2000”. 27, 44. Như vậy tỷ lệ đó còn thấp so với hầu hết các nước trong cuộc đua. Một vấn đề nghiêm trọng hơn là chất lượng giáo dục Đại học của ta nói chung còn rất thấp, bằng cấp nhiều khi không còn phản ánh trung thực trình độ học vấn và khả năng làm việc. Điều đáng suy nghĩ là chúng ta không có trường đại học nào trong số 70 trường đại học tổng hợp và 39 trường đại học kỹ thuật hàng đầu ở châu Á năm 2000 (theo xếp hạng của tạp chí ASIA WEEK).

Trong cuộc đua tranh và phát triển hiện nay và các bước đi của ta còn chậm và kém quyết liệt. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế và đưa ra quyết sách chiến lược của ta còn chậm (so với Trung Quốc). “Mức tăng trưởng GDP hàng năm của Trung Quốc thường xuyên cao hơn ta từ 1,5 đến 2 %. Trung Quốc chỉ mất 9 đến 10 năm để tăng gấp đôi mức GDP bình quân đầu người, trong khi chúng ta theo nhịp độ tăng trưởng như hiện nay phải mất 12 -15 năm”.27, 45

Từ những vấn đề trên cho ta thấy để vượt lên bắt nhịp với nền KTTT chúng ta cần giải bài toán then chốt của công cuộc cải cách phát triển kinh tế. Điều đó đã được thế giới tổng kết một cách đơn giản thành 3 chữ C trong tiếng Anh: CONCEPT (hàm ý đổi mới tư duy); COMPETENCY (hàm ý nâng cao chất lượng nguồn nhân lực); CONNECTIVITY (hàm ý hiện đại hoá toàn bộ hạ tầng cơ sở nhằm thông suốt mọi hoạt động giao thông liên lạc trong nước và quốc tế). Trong 3 chữ C đó thì chữ C hàm ý nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là cực kỳ quan trọng bởi đây là nguồn vốn lớn nhất cho mọi sự phát triển nói chung và phát triển KTTT nói riêng.

Việt Nam hiện nay quan tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cũng có nghĩa là phải quan tâm phát triển trí tuệ, thể chất, lòng nhiệt tình, sự tích cực lao động của con người. Làm được điều đó chúng ta mới có thể giải thành công bài toán về phát triển KTTT

Tóm lại, loài người đang chứng kiến sự ra đời của một xã hội phát triển mới, phát triển KTTT. Trên thực tế, KTTT đang tự khẳng định mình ở nhiều

khía cạnh rất cơ bản và đã trở thành tiêu điểm chú ý không chỉ của các học giả mà còn của nhiều nhà hoạch địch chiến lược phát triển của các quốc gia. Việt Nam là nước đang phát triển nhưng không phải vì thế mà bỏ qua xu thế này, không thể không đáp ứng một cách chủ động, hoặc để hướng tới việc "từng bước

xây dựng nền KTTT" hoặc là để thích nghi với nền KTTT ở các nước khác nhau,

bởi chúng ta chủ trương mở cửa, hội nhập quốc tế, và trong mọi văn bản chiến l- ược, bối cảnh quốc tế luôn được coi là một chính sách quan trọng xác định quan điểm mục tiêu, giải pháp phát triển. Đồng nghĩa với điều đó chúng ta phải nhận thức đầy đủ hơn những đặc trưng của KTTT, chuẩn bị chu đáo với những tiền đề quan trọng cần thiết và đặc biệt là chú ý quan tâm phát triển nguồn lực con người.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Kinh tế tri thức và việc phát triển nguồn lực con người Việt Nam hiện nay (Trang 41 - 45)