- Tự do tín ngưỡng
2.1.2 Khái quát về việc phát triển nguồn lực con ngƣời Việt Nam những năm qua
năm qua
Phát huy nguồn lực con người là quá trình đào tạo, bồi dưỡng làm phát triển nguồn lực con người về nhiều mặt: thể lực, trí tuệ, phẩm chất đạo đức, là quá trình chú ý quan tâm đến số lượng, chất lượng nguồn nhân lực, là quá trình khai thác có hiệu quả các yếu tố đó trong lao động, học tập, chiến đấu để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Tổ quốc.
Nhìn chung, nhiều năm qua Đảng và Nhà nước ta đã chăm lo tới việc bồi dưỡng nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho con người phát huy khả năng của mình đóng góp sức lực cho Tổ quốc. “ Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, những người dân Việt Nam đã từ địa vị những người bị mất nước, người dân nô lệ trở thành những người làm chủ đất nước. Mọi công dân Việt Nam không phân biệt giàu nghèo, trai gái, dân tộc, tôn giáo là công dân đều có quyền bầu cử, lựa chọn ra những vị đại biểu xứng đáng có tài có đức để tham gia công
việc Nhà nước. Ai muốn ra giúp nước đều có quyền ứng cử. Nhà nước của Việt Nam sau cách mạng tháng Tám là Nhà nước của dân, do dân, vì dân tạo điều kiện cho mọi người dân phát huy tài năng, trí tuệ đóng góp cho đất nước" 16, 269
Từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, 90% dân mù chữ, sau khi giành được chính quyền, Đảng và Bác Hồ đã đề ra quốc sách là diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Ba nhiệm vụ này liên quan chặt chẽ với nhau. Các lớp bình dân học vụ, các lớp bổ túc văn hoá lần lượt được mở và phổ cập trong dân, nâng cao trình độ dân trí nói chung, trình độ cán bộ công nhân lao động nói riêng. Ngay từ những năm 50 - 60 mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về cán bộ và cở sở vật chất, Đảng và Nhà nước đã chú trọng việc phát triển mạnh các trường trung học chuyên nghiệp, đại học, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp ra đời năm 1967 là biểu thị của sự quan tâm đó. Giai đoạn 1958 - 1975 thời kỳ xây dựng miền Bắc đấu tranh giải phóng miền Nam. Vận dụng kinh nghiệm các nước bạn xây dựng các văn bản pháp quy. Đây là thời kỳ bao cấp, các chính sách được áp dụng chủ yếu cho khu vực Nhà nước, khu vực quốc doanh. Tư tưởng chỉ đạo cho việc xây dựng đội ngũ công nhân lãnh đạo, cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam.
Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, ở miền Bắc, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị số 13/TTg - CN ngày 17/1/1966 "Về việc sử dụng lao động ở các xí nghiệp, công trường bị địch bắn phá tạm ngừng sản xuất kinh doanh" đã có chủ trương cố gắng sử dụng lực lượng lao động kỹ thuật đúng ngành nghề của họ. Đồng thời chú trọng việc lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn trong cán bộ, công nhân, nhân viên nói chung để đào tạo và bổ túc nghề nghiệp trong nước và nước ngoài (nếu có thể) nhằm đào tạo một đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề phục vụ cho yêu cầu nhiệm vụ sản xuất và xây dựng lâu dài. Yêu cầu về kiến thức, trình độ, chính sách hiện hành đã đặc biệt coi trọng trình độ chính
trị, kiến thức quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước đối với cán bộ làm công tác quản lý các cấp, các ngành.
Những năm gần đây, đất nước thực hiện công cuộc đổi mới, kinh tế - xã hội đã có những bước phát triển, năng suất lao động ngày càng nâng lên, tạo điều kiện cải thiện đáng kể đời sống nhân dân, giúp cho việc quan tâm chăm sóc con người ngày một tốt hơn. Nơi ăn, chốn ở, điều kiện đi lại, học hành của toàn thể nhân dân đã được cải thiện so với thời kỳ trước rất nhiều. Trên cơ sở đó đã khích lệ mọi người nâng cao trình độ tri thức, phẩm chất đạo đức cách mạng của nhân dân và đã động viên họ đóng góp tài năng, trí tuệ phục vụ công cuộc xây dựng đất nước.
Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng nhằm thực hiện quan điểm "Con người là vốn quý nhất, chăm lo cho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta", Việt Nam đã quan tâm tới lĩnh vực giáo dục đào tạo và đưa tỷ lệ biết chữ từ 5% trước kia đến nay đã gần 90% dân số biết chữ. Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục năm sau cao hơn năm trước, nhiều tỉnh đã xóa được nạn mù chữ, phổ cập tiểu học hay trung học phổ thông cơ sở. Giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo được quan tâm ngày một tốt hơn. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, tạo điều kiện thuận lợi để "cả nước trở thành một xã hội
học tập". Trong quá trình giảng dạy, học tập, đã tìm mọi biện pháp để thực
hiện "phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn là tay nghề" 12, 109.
Với sự nỗ lực cố gắng đó mấy chục năm qua chúng ta đã đào tạo được một đội ngũ trí thức đông đảo, hơn mười nghìn người có trình độ trên đại học, hơn một triệu người có trình độ đại học đang công tác trong các lĩnh vực của đời sống, họ đã góp phần không nhỏ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước.
của Đảng và Nhà nước. Những cơ sở khám chữa bệnh được xây dựng tới tận các xã vùng sâu, vùng xa. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã phát triển lên nhiều so với trước, thể lực của con người Việt Nam cũng đã được cải thiện. Các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh được trang bị nhiều máy móc, phương tiện hiện đại.
Qua đó ta thấy: mặc dù việc nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động dẫu còn thấp hơn nhiều so với yêu cầu phát triển, song đã một phần nào đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của nhân dân, đã góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bồi dưỡng phát huy nguồn lực con người, phát triển con người Việt Nam toàn diện với tư cách là mục tiêu, động lực của sự phát triển, là nội lực cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
Bên cạnh những việc đã làm được, những thành tích, những bước tiến quan trọng cho việc phát triển nguồn lực con người, Việt Nam cũng còn những hạn chế trong việc phát triển nguồn lực con người.
Trong một thời gian dài nhiều khi chính sách của chúng ta đã tuyệt đối hóa yếu tố xã hội của con người nên dẫn đến việc coi nhẹ mặt tự nhiên, không quan tâm đúng mức tới nhu cầu vật chất, chưa thực sự chú ý tới lợi ích cá nhân người lao động, có lúc, có nơi đã đồng nhất lợi ích cá nhân với chủ nghĩa cá nhân. Vì thế nên trong những năm kháng chiến, nhất là trong kháng chiến chống Mỹ vì khi chúng ta cho rằng chỉ cần kích thích tính tích cực của người lao động bằng sự động viên tinh thần, bằng lời kêu gọi lòng yêu nước, yêu CNXH là đủ nên đã không phát huy mạnh mẽ được tính tích cực xã hội của người lao động. Vai trò của cá nhân bị lu mờ, tài năng cá nhân không đ- ược khuyến khích.
Thêm vào đó có những lúc chúng ta hiểu chưa thực sự đúng đắn chủ nghĩa Mác - Lênin đi đến đề cao quá mức tính giai cấp, coi nhẹ tính nhân loại, không chú ý kế thừa những giá trị truyền thống dân tộc, chưa làm đúng điều mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra: "CNXH là sự tiếp nối quá trình phát triển của nhân loại, phải biết tiếp thu những di sản của quá khứ một cách có chọn
lọc, nâng lên một tầm cao mới. Con người trong xã hội thuộc một giai cấp, một dân tộc nhất định, là cá nhân của một cộng đồng nhân loại, do vậy, nó mang dấu ấn của thời đại, những nét đặc trưng của dân tộc và mang bản chất một giai cấp nhất định. Con người muốn phát triển phải biết kết hợp một cách hài hòa tất cả các phẩm chất, không được quá nhấn mạnh yếu tố này đi đến phủ nhận những yếu tố khác" 16, 272.
Chúng ta nhiều khi suy nghĩ đơn giản "thời đại nào con người đó", chỉ chú trọng hình thành nên những đặc trưng của con người mới xã hội, tách rời con người đó với quy trình lịch sử cụ thể của xã hội, chưa quan tâm đúng mức việc nghiên cứu kế thừa nhiều yếu tố hợp lý của quá khứ những giá trị truyền thống của dân tộc.
Nhiều gia đình không chú ý đến việc giáo dục gia phong, gia lễ cho con cái. Đó là một trong những nguyên nhân tạo ra khiếm khuyết về nhân cách trong một bộ phận thanh niên hiện nay (không chịu khó quyết tâm học tập, rèn luyện, phấn đấu vươn lên lập thân lập nghiệp không ít thanh niên rơi vào những tệ nạn xã hội..).
Giáo dục đào tạo một ngành quan trọng để phát triển nguồn lực con người nhiều khi còn bất cập. Cơ cấu đào tạo chưa hợp lý (giữa các ngành, bậc học) dẫn tới tình trạng vừa thừa vừa thiếu cán bộ, chưa thực sự kích thích tính sáng tạo của người học, chưa thực sự gắn kết lý luận với thực tiễn cuộc sống, chạy theo thành tích... Không thể phủ nhận rằng nền giáo dục nước ta đang đứng trước những thách thức to lớn. Hiện nay, chất lượng giáo dục và đào tạo ở các cấp học yếu kém trên nhiều mặt. Điều đó có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nguồn nhân lực.
Trên đây là một vài đánh giá có tính khái quát về tình hình phát triển nguồn lực con người Việt Nam nhiều năm qua đã thể hiện cả mặt được cũng như chưa được và do đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng, số lượng nguồn lực con người, đến việc phát triển thể chất, tinh thần, phẩm chất đạo đức, trình độ tri thức của người Việt Nam nhiều năm qua.