- Tự do tín ngưỡng
2.1.3 Thực trạng nguồn lực con ngƣời Việt Nam trƣớc yêu cầu của nền kinh tế tri thức
nền kinh tế tri thức
Việt Nam là một trong những nước đông dân ở trên thế giới. “Dân số trung bình năm 2004 ở nước ta ước tính khoảng 80,7 triệu người trong đó nữ chiếm 50,8%; dân số thành thị là 20,5 triệu người chiếm khoảng 25,4%” 35, 65. Người Việt Nam có truyền thống cần cù, thông minh, ham học hỏi, cầu tiến bộ có ý chí và tinh thần tự lực tự cường dân tộc, có những tố chất để tiếp thu nhanh những kiến thức khoa học - công nghệ hiện đại. Có thể nói đây là một trong các lợi thế so sánh của ta trong tiến trình hội nhập.
Ở nước ta do thực hiện tốt các chương trình giáo dục việc cơ cấu lại hệ thống giáo dục, đa dạng hoá các hình thức cung ứng dịch vụ giáo dục, xã hội hoá giáo dục đã đem lại những thành tựu đáng kể trong giáo dục. “ Tỷ lệ dân số đi học rất cao 10 - 14 tuổi là 85,4%; 5 -9 tuổi là 44,0% (1999). Dân số biết chữ ngày càng tăng lên, dân số từ 10 tuổi trở lên tỷ lệ biết chữ tăng từ 88,2% năm 1989 lên 91,1% năm 1999; số người mù chữ chỉ chiếm một tỷ lệ thấp (8,9%) trong số từ 6 tuổi trở lên tỷ lệ tốt nghịêp trung học cơ sở đạt 30% và tốt nghiệp phổ thông trung học 24,5% ” 45, 37. Những thành tựu này đã được thế giới biết đến và công nhận.
Trong nhiều năm qua, mặc dù đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng chúng ta đã có cố gắng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thể hiện ở trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn - kỹ thuật (CMKT) của dân số hoạt động kinh tế (những người 15 tuổi trở lên đang làm việc và thất nghiệp, đang tìm việc làm) không ngừng được nâng lên.
Đơn vị: % so tổng số dân số hoạt động kinh tế
Năm Trình độ
Cả nước Thành thị Nông thôn
1996 2002 1996 2002 1996 2002
Không biết chữ 5,7 3,7 2,2 1,0 6,6 4,6
Chưa tốt nghiêp tiểu học 20,7 15,8 13,6 8,3 22,6 18,2
Tốt nghiệp THCS 32,1 30,5 29,2 27,7 32,8 31,3 Tốt nghiệp PTTH 13,8 18,3 31,8 39,0 9,3 11,8 Không có CMKT 87,7 80,3 68,4 56,0 92,6 87,9 Sơ cấp học nghề trở lên 12,3 19,7 31,6 44,0 7,4 12,1 Trong đó CMKT có bằng trở lên 8,5 12,6 23,5 34,3 4,7 5,8 45, 37
Do có rất nhiều cố gắng lên một trong những thành công lớn của nước ta là chỉ số HDI gia tăng tương đối nhanh và liên tục. “Nếu năm 1995, Việt Nam mới chỉ đứng thứ 7/10 trong khu vực Đông Nam Á, 35/50 ở châu Á và 122/175 nước trên thế giới được xếp hạng theo chỉ số HDI, thì đến năm 2001 đã vượt lên thứ 6/7 ở khu vực Đông Nam Á, 28/36 ở châu Á và 109/130 trên thế giới. Nguyên nhân chính của sự cải thiện này là nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam liên tục tăng, nhất là năm 2003 đạt 7,24 %, được xếp vào danh sách 15 nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới” [35, 66]. Báo cáo Phát triển con người năm 2003 của chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) nhận đinh: “Việt Nam đã đạt được những tiến bộ vượt bậc về xoá đói giảm nghèo và phát triển con người trong thập kỷ vừa qua và phần lớn kết quả đạt đựoc bắt nguồn từ tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tăng khá cao. Báo cáo Phát triển con người Việt Nam (lần đầu tiên nước ta xây
dựng với sự hỗ trợ của UNDP) cũng cho biết: “Năm 2001 Việt Nam có 12 tỉnh có HDI cao (từ 0,700 đến 0,749, cao nhất là Bà Rịa - Vũng Tầu ); 41 tỉnh có HDI loại trung bình từ 0,612 đến 0,663 và 8 tỉnh có HDI vào loại thấp (từ 0,486 đến 0,541 trong đó tỉnh Lai Châu có HDI thấp nhất” 35, 66 .
Chỉ số phát triển con ngƣời của Việt Nam: Báo cáo phát triển con ngƣời.
Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000