- Tự do tín ngưỡng
1.2.2 Vai trò của nguồn lực con ngƣời trong phát triển và trong nền KTTT
KTTT
* Vai trò của nguồn lực con người trong phát triển
Trong thời đại ngày nay, thời đại có sự phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật công nghệ, thời đại nền kinh tế tri thức thì bất cứ quốc gia nào việc xác định đúng đắn, huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đều được coi có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển kinh tế xã hội.
Nguồn lực của kinh tế - xã hội là tổng thể các nguồn lực về vị trí địa lý, nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực về vốn, nguồn lực về các giá trị văn hoá, nguồn lực về con người. Các nguồn lực nói trên có mối quan hệ biện chứng với nhau, cùng tham gia vào quá trình phát triển kinh tế xã hội, nhưng mỗi nguồn lực có vai trò vị trí và mức độ tác động riêng. Trong số các nguồn lực đó thì nguồn lực con người đứng ở vị trí trung tâm, là nguồn lực cơ bản quan trọng nhất, là nguồn lực vô tận của sự phát triển. Theo các nhà kinh điển, con người là điểm khởi đầu và là điểm kết thúc của mọi quá trình biến đổi lịch sử; cách mạng - sự biến đổi xã hội tập trung và sâu sắc - là sự nghiệp của quần chúng lao động. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định: Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân.
Như vậy, con người thực sự là vốn quý nhất, là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000, Đảng ta đã xác định: nguồn lao động dồi dào, con người Việt Nam có truyền thống yêu nước, cần cù sáng tạo, có nền tảng văn hóa, giáo dục, có khả
năng nắm bắt nhanh khoa học - công nghệ đó là nguồn lực quan trọng nhất.
Xét riêng trong lĩnh vực kinh tế. Con người với bàn tay và khối óc của
mình là nhân tố thúc đẩy của sự phát triển LLSX. Con người là chủ thể của hoạt động sản xuất là yếu tố đầu đóng vai trò quyết định trong LLSX của xã hội. Trong bất cứ xã hội nào, người lao động cũng là yếu tố quan trọng nhất, động nhất, cách mạng nhất trong LLSX. VI. Lênin đã chỉ ra "LLSX hàng đầu
của toàn thế nhân loại là công nhân, là người lao động" 30, 430. Con ng-
ười khi được làm chủ tư liệu sản xuất, được đào tạo một cách chu đáo những kiến thức quản lý kinh tế sẽ có điều kiện khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, kết hợp được các yếu tố của quá trình sản xuất như huy động vốn, động viên khuyến khích người lao động làm việc, quản lý chặt chẽ nguyên liệu vật tư làm cho hiệu quả kinh doanh sản xuất cao hơn. Hiện nay vai trò của người quản lý trong sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên quan trọng, do vậy các quốc gia thường quan tâm tới đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này.
Xét vai trò nguồn lực con người trên phương diện chính trị. Khi là người
dân có tri thức, có hiểu biết, có năng lực sẽ thấy được trách nhiệm của mình đối với xã hội, sẽ có những thái độ hành vi tích cực để góp phần xây dựng nhà nước vững mạnh. Cán bộ nhà nước khi có hiểu biết lý luận, hiểu biết thực tiễn, có tri thức, có phẩm chất đạo tốt sẽ thấy được trách nhiệm của mình đối với nhân dân, thực sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân sẽ được dân quý mến, tin, yêu, ủng hộ và từ đó sẽ đấu tranh với hiện tượng tiêu cực và làm tăng sức mạnh của nhà nước. Nếu đặt trong hoàn cảnh của việc xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân, vì dân, thì nguồn lực con người là yếu tố quan trọng trong quá trình đấu tranh bảo vệ những thành quả cách mạng, bảo vệ XHCN, đấu tranh làm thất bại âm mưu phá hoại của kẻ thù.
Xét vai trò nguồn lực của con người trong lĩnh vực văn hoá. Con người
có hiểu biết, có tri thức, sẽ tham gia sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao và tạo những bộ phim hay, những tác phẩm hội hoạ, âm nhạc bất hủ, những điệu múa đẹp, những tác phẩm văn học có nội dung sâu sắc, những công trình, những tác phẩm văn học nghệ thuật như vậy rất dễ đi vào lòng
người, có tác dụng giáo dục đạo đức, góp phần hình thành nhân cách cho mỗi con người trong xã hội.
Khi con người có văn hoá, có hiểu biết là những người bảo tồn được di sản văn hoá của đất nước, của nhân loại và như vậy những giá trị văn hoá tinh thần, văn hoá vật chất của xã hội được bảo tồn, lưu giữ, nâng cao. Bên cạnh đó, trình độ tri thức của mỗi người sẽ là tiền đề cho họ tiếp nhận những giá trị tốt đẹp, tiên tiến của dân tộc khác, loại bỏ những yếu tố không phù hợp để làm giàu cho nền văn hóa dân tộc, làm phong phú đời sống tinh thần cá nhân và xã hội.
Con người có tri thức khoa học, có năng lực sẽ tạo ra được những công trình nghiên cứu khoa học có giá trị, đóng góp xứng đáng cho sự phát triển khoa học của Tổ quốc.
Như vậy con người không chỉ là chủ thể của họat động vật chất, mà còn là chủ thể của quá trình sản xuất tinh thần là chủ thể của đời sống. Thông qua hoạt động sản xuất vật chất con người đã cải tạo tự nhiên, biến đổi xã hội, bắt thiên nhiên phục vụ con người, sáng tạo ra lịch sử của con người, sáng tạo ra lịch sử. Kết quả là xã hội loài người đã từng bước đi từ thời đại văn minh này sang thời đại văn minh khác cao hơn trong quá trình lịch sử tự nhiên.
Với tư cách là khách thể, nguồn lực con người trở thành đối tượng của sự khai thác sử dụng và đầu tư, phát triển. Khi nói đến vai trò của nguồn lực con người với tư cách là đối tượng của sự khai thác, sử dụng người ta thường nói đến tính chất không bị cạn kiệt của nguồn lực con người. Cho tới vài thập kỷ gần đây các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách, chiến lược của tất cả các quốc gia trên thế giới đều nhận ra rằng, nguồn lực tự nhiên dù có phong phú và giàu có đến thế nào cũng sẽ bị vơi cạn trước sự khai thác của con người và chỉ có nguồn lực con người mới là nguồn tài nguyên vô tận và khai thác không bao giờ hết.
* Vai trò của nguồn lực con người trong nền KTTT
Hiện nay, quá trình phát triển của nhân loại đang xuất hiện một trào lưu mới nó là nền KTTT. Cuối thế kỷ XX (1/4 cuối thế kỷ XX ), với những thành
tựu đột phá của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, LLSX của xã hội loài người đang phát triển nhảy vọt lên một bậc thang mới từ kinh tế công nghiệp lên kinh tế dựa vào tri thức. Nền kinh tế này đã dựa vào năng lực trí tuệ của con người hơn là tài nguyên, vốn. Tri thức trở thành yếu tố quyết định nhất đối với tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Từ xã hội công nghiệp tiến lên xã hội KTTT, con người luôn với tư cách là trung tâm của các hoạt động xã hội và từ chỗ là con người kinh tế chuyển thành con người trí tuệ. Con người vừa là sản phẩm của xã hội vừa là chủ thể để xây dựng xã hội. Con người là hạt nhân và mục đích của hoạt động tri thức, kinh tế. Con người là môi giới trung gian của kinh tế hoá tri thức, đồng thời con người lại là thực thể của tri thức, kinh tế là người sáng tạo trực tiếp của kinh tế hóa tri thức.
Trong nền KTTT, con người vừa chuyển tải những giá trị văn hóa, sáng tạo tri thức khoa học kỹ thuật, tin tức vừa trực tiếp cấu thành nguồn tài nguyên quý giá nhất, của cải quý báu nhất, động lực kinh tế có giá trị nhất cho nền văn minh hiện đại. Con người là sự thống nhất của khoa học - kỹ thuật, văn hóa, nguồn tài nguyên, cũng là môi giới trung gian của tri thức, kinh tế và là sự ngưng tụ, hợp thành của KTTT. Như vậy chính bản thân con người đã là thể thống nhất của văn minh vật chất và văn minh tinh thần. Là nhân tố sáng tạo văn minh vật chất, văn minh tinh thần, con người là động lực tạo nên sự phát triển với tốc độ cao của KTTT, đóng vai trò là gia tốc, động lực đối với KTTT.
Kinh tế thế giới ngày càng dựa vào động lực nhân tài, là kết quả tất nhiên của kinh tế tri thức phát triển chiều sâu, và càng tỏ rõ con người đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển KTTT. Kinh tế thời kỳ hiện đại, sự phát triển, tăng trưởng hầu như phải dựa 80% vào sự phát triển tri thức, tiến bộ khoa học - kỹ thuật và cũng chính là chủ yếu dựa vào nhân tố con người. Hiện nay, văn minh vật chất - và văn minh tinh thần của xã hội loài ng- ười phát triển với tốc độ cao, ở một số phương diện đã xuất hiện sự phát triển, tăng trưởng, mở rộng có tính chất bùng nổ, còn việc khai thác, phát huy trí
năng, sức sáng tạo của con người đã đi vào thời đại đạt tới trình độ cao.
Thông qua những điều chúng ta đã đề cập ở trên có thể khẳng định con người luôn chiếm vị trí hạt nhân, phát huy vai trò trung tâm vô cùng quan trọng trong KTTT. Trên thực tế, con người không chỉ là người tiếp nhận kinh tế mà quan trọng hơn là sự ngưng tụ của KTTT, là động lực vô cùng vô tận để phát triển KTTT. Trong nền KTTT con người không chỉ sáng tạo nên văn minh vật chất, văn minh tinh thần mà còn nhanh chóng sáng tạo bản thân. Khai thác phát triển ngành trí năng, ngành sáng tạo tri thức, làm cho chúng ta đi vào thời đại KTTT.