Sự cần thiết từng bƣớc xây dựng kinh tế tri thứ cở Việt Nam

Một phần của tài liệu Kinh tế tri thức và việc phát triển nguồn lực con người Việt Nam hiện nay (Trang 45 - 51)

- Tự do tín ngưỡng

2.1.1 Sự cần thiết từng bƣớc xây dựng kinh tế tri thứ cở Việt Nam

Sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ hiện đại đã làm biến đổi sâu sắc kinh tế thế giới, tạo ra một bước ngoặt mới trong lịch sử phát triển của loài người, hình thành nền KTTT. Sự xuất hiện vận động và phát triển của KTTT đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà lãnh đạo, các giới khoa học trên thế giới. Đối với Việt Nam vấn đề kinh tế tri thức đã được đặt ra chiến lược phát triển chung của đất nước. Ngày 19/5/2000 tại lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2000), Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã nêu rõ: "Trong thời đại cách mạng thông tin hiện nay, chúng ta không có sự lựa chọn nào khác là phải tiếp cận nhanh chóng với tri thức và công nghệ mới nhất của thời đại để hiện đại hoá nền kinh tế, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng từng bước hình thành nền KTTT, có năng lực cạnh tranh với giá trị gia tăng ngày càng cao". Tiếp đó, trong hai ngày 21 và

22/6/2000, lần đầu tiên trên quy mô toàn quốc, Ban khoa giáo Trung ương, Bộ Khoa học và công nghệ và môi trường đã phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức một cuộc hội thảo khoa học mang chủ đề "KTTT và những vấn đề đặt ra

với Việt Nam" với sự tham gia của lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo các bộ,

ngành và hơn 150 nhà khoa học trong nước.

Qua đó ta thấy, thực sự vấn đề KTTT là vấn đề mang tính thời sự, gắn liền với quá trình vận động, phát triển của nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. Xu thế chuyển sang và phát triển kinh tế tri thức những năm gần đây là khá phổ biến với nhiều nước trên thế giới không chỉ các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Anh, Liên minh châu Âu, Úc, Canađa, Nhật bản, Phần Lan, Airơlen, Xcôtlen..., các nước châu Á công nghiệp mới như Singapore, Hàn Quốc, Malaysia và có cả những nước đang ở trình độ kém phát triển như là Nigiêria, nước đang phát triển lạc hậu ở Châu phi với chỉ số tham nhũng tồi tệ nhất thế giới, cũng đã dự thảo chiến lược quốc gia nhằm phát triển nền kinh tế dựa trên tri thức. Như vậy Việt Nam chúng ta cũng không thể nằm ngoài xu thế chung đó. Thực sự việc từng bước tiến tới xây dựng nền KTTT là sự cần thiết ở Việt Nam - xuất phát từ những lý do sau:

* Đây là cách thức để phát triển nhanh và có hiệu quả kinh tế - xã hội của đất nước, khắc phục nguy cơ tụt hậu trong phát triển

Theo báo cáo Phát triển con người năm 1999 của UNDP, GDP ngang giá sức mua theo đầu người của Việt Nam đứng thứ 133 trong tổng số 174 nước, thuộc nhóm 50 nước nghèo nhất thế giới. Mặc dù đạt xấp xỉ 1/2 mức bình quân của tất cả các nước đang phát triển, nhưng so với các nước đang phát triển Đông Á (trừ Trung quốc) thì chênh lệch còn xa hơn nữa (tới 8,8 lần). Trong vòng 20 năm tới, dù có đạt được tốc độ tăng trưởng cao liên tục, thì Việt Nam cũng chỉ đạt mức GDP/đầu người (chưa xét ngang giá sức mua) bằng 1/2 mức của Thái Lan và 2/5 mức của Malaysia trong thời điểm hiện tại. "Như vậy nền kinh tế Việt đang ở 1 vị trí xuất phát rất thấp và còn một chặng

đường rất dài mới có thể bắt kịp các nền kinh tế tiên tến trong khu vực và thế giới".  51, 389

Để thoát khỏi tình trạng nước nghèo và chậm phát triển, nước ta đồng thời phải giải quyết nhiều nhiệm vụ khó khăn và phức tạp. Chúng ta phải tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản đang đặt ra cho nền kinh tế, như bảo đảm lương thực, thực phẩm, nhà ở nước sạch, trường học, đi lại cho người dân... Bên cạnh đó, phải nhanh chóng nắm bắt các xu thế phát triển hiện đại để chống tụt hậu, thu hẹp khoảng cách giữa nước ta với các nước phát triển. Khi các yếu tố cho phát triển không chỉ đơn thuần là vốn, lao động, tài nguyên, mà còn là tri thức với tư cách là một yếu tố trực tiếp và ngày càng đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển, thì việc không nhanh chóng nắm bắt và vận dụng được yếu tố tri thức sẽ gây nên sự tụt lùi so với các nước khác. Nhiều chuyên gia kinh tế của thế giới cũng như của Việt nam đều cho rằng: ngày nay tri thức trở thành yếu tố của LLSX trực tiếp và không thể thiếu được trong phát triển kinh tế.

Bằng sử dụng tri thức mới (tri thức công nghệ, tri thức tổ chức quản lý...) có thể dịch chuyển nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển nhanh các ngành có giá trị gia tăng cao, nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng dài hạn, đảm bảo sự phát triển bền vững. Cũng bằng việc sử dụng tri thức mới để tạo những việc làm, xoá đói nghèo, giải quyết những nhu cầu cơ bản và bức xúc của dân, để CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn, để nâng cao sức khoẻ người dân.

Trước tình thế đó nước ta không thể chần chừ bỏ lỡ cơ hội, mà phải chuẩn bị các điều kiện để từng bước phát triển KTTT ngay trong quá trình CNH - HĐH. Đó là cách thức quan trọng để rút ngắn, thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển.

* Là cách thức để phát triển kinh tế - xã hội trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế

"Nếu trong nền kinh tế tự nhiên và phần nào đó của nền kinh tế thị trường, phân công và trao đổi còn bị giới hạn bởi tính vùng địa phương và quốc gia, thì trong nền KTTT, phân công lao động và trao đổi hàng hoá, dịch vụ được thực hiện thông qua mạng liên kết toàn cầu. Xu thế này tất yếu làm cho các nước xích lại gần nhau hơn trong hoạt động đầu tư và thương mại".

 53,34

Hiện nay, phần lớn các sản phẩm công nghiệp được sản xuất ra đã vượt ra khỏi phạm vi biên giới của một quốc gia cụ thể. Nói cách khác, có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp thuộc các quốc gia khác nhau để chế tạo một sản phẩm cụ thể: Sự giao lưu về công nghệ sản xuất, trao đổi bộ phận, chi tiết sản phẩm, ứng dụng những thành tựu mới của khoa học giữa các doanh nghiệp thuộc các quốc gia khác nhau để cùng sản xuất và tổ hợp thành một sản phẩm hoàn chỉnh trở thành khá phổ biến. Tri thức, đặc biệt là công nghệ thông tin, kinh tế mạng, là những yếu tố quan trọng kết dính các doanh nghiệp và các quốc gia khác nhau. Do vậy, quốc tế hoá làm cho hệ thống thông tin (môi trường, thị trường, khoa học, công nghiệp, kinh tế...) không còn là của riêng từng quốc gia, mà là của chung của nhiều quốc gia trên thế giới.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, về mặt thời đại, xu hướng chủ đạo là tiến lên KTTT, bị chi phối bởi KTTT như là một lực lượng quyết định sự phát triển. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới, tất yếu nhanh chóng đi vào KTTT và coi tri thức như là một đòn bẩy để phát triển.

* Vừa là con đường để phát triển kinh tế, vừa là mục tiêu CNH- HĐH mà nước ta đã chọn.

Đại hội lần thứ IX Đảng ta đã nhấn mạnh việc đẩy nhanh, CNH, HĐH để đến năm 2020 biến nước ta trở thành một nước công nghiệp là định hướng cơ bản trong phát triển kinh tế - xã hội. CNH trong thời đại KTTT đã có nhiều thay đổi so với quan niệm trước đây, bởi vậy chúng ta không thể rập khuôn

theo các mô hình công nghiệp hoá của các nước đã thực hiện trước đây. Theo tác giả Đặng Hữu: Không nên hiểu CNH chủ yếu là xây dựng công nghiệp, mà phải hiểu đây là sự chuyển nền kinh tế từ tình trạng lạc hậu, năng suất chất lượng hiệu quả thấp, dựa vào phương pháp sản xuất nông nghiệp, lao động thủ công là chính sang nền kinh tế có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, theo phương pháp sản xuất công nghiệp, dựa vào tiến bộ khoa học và công nghệ mới nhất, vì vậy CNH đi đôi với HĐH.

Ở nước ta, vấn đề cốt lõi ở đây là cần xem xét mối quan hệ hai chiều giữa CNH-HĐH nền kinh tế quốc dân với phát triển KTTT. Có mạnh dạn từng bước phát triển KTTT ngay trong quá trình CNH-HĐH mới có khả năng thay đổi phương thức và đẩy nhanh tốc độ CNH-HĐH, thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020. Ngược lại, việc thực hiện các bước đi và mục tiêu của quá trình CNH- HĐH sẽ tạo ra cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho phát triển KTTT, mới có điều kiện để phát triển KTTT có hiệu quả.

* KTTT ảnh hưởng nhanh chóng và sâu rộng đến sản xuất và đời sống

Ở Việt Nam hiện nay, xét trên cả phương diện lý luận và thực tế nhiều người còn xa lạ với phạm trù kinh tế tri thức. Song trong cuộc sống thực tại, họ lại rất gần gũi với các sản phẩm hoặc công nghệ mà nhờ tri thức hiện đại mang lại. KTTT tác động đến con người qua những phương tiện: (truyền hình, máy vi tính, Intenet, công cụ sản xuất hoặc sản phẩm giải trí...). Những thành tựu của khoa học và tri thức hiện đại được ứng dụng nhanh chóng trong các trường học, viện nghiên cứu và được lớp trẻ tiếp cận tức thời. KTTT và các sản phẩm của nó được nhanh chóng thâm nhập vào đời sống thông qua việc đầu tư cho học tập, cho các phương tiện thông tin (điện thoại di động, Internet, truyền hình CVAD, truyền hình số...). Điều đó còn được thể hiện cả trong tiêu dùng bởi giá trị của kiến thức được coi trọng, những người được đào tạo có hệ thống, có kỹ năng làm việc, có kinh nghiệm, thường được hưởng thù lao cao hơn và có cuộc sống tốt hơn (xu thế đó trái ngược so với thời kỳ bao cấp trước

đây).

KTTT cũng tác động mạnh đến hệ thống các cơ quan công quyền, các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội... Hiện nay, nhiều chương trình ứng dụng công nghệ thông tin và triển khai áp dụng công nghệ mới như: Chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, công viên phần mềm, khu công nghệ cao; thông tin trực tuyến và hội nhập với kinh tế mạng toàn cầu.v.v...

Có thể kể đến rất nhiều điều về sự ảnh hưởng, tác động của KTTT đối với đời sống, sản xuất làm cho bộ mặt diện mạo của thế giới có những bước thay đổi đến kinh ngạc.

* KTTT trở thành nhu cầu của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân

Hiện nay các tổ chức và cá nhân đã hướng vào việc khai thác các sản phẩm của công nghệ tri thức - do xuất phát từ tính tích cực của công nghệ thông tin nói riêng, KTTT nói chung. Điều đó đã thể hiện nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm của KTTT. Chẳng hạn việc nghiên cứu, tìm tòi con đường cải cách nền hành chính quốc gia, việc nghe và áp dụng các phương thức và các công cụ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Cũng tương tự như vậy, người tiêu dùng nắm bắt thông tin trên thị trường và sản phẩm; thông tin hội nhập để có sự lựa chọn thông minh và tiết kiệm thời gian, quãng đường do phải lãng phí các yếu tố không cần thiết.

Tóm lại, đại hội IX của Đảng khẳng định nước ta cần thiết và có thể rút ngắn quá trình CNH - HĐH. KTTT là cơ hội lớn để rút ngắn quá trình đó. Mục tiêu nước ta đặt ra đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chữ "hiện đại'' ở đây có thể hiểu là không chỉ quan tâm phát triển các công nghiệp cổ truyền mà ngày nay các nước phát triển đã đi qua mà phải là công nghiệp hiện đại, dựa vào các tri thức mới nhất của thời đại, phải theo kịp trình độ chung của thế giới.

Theo đà phát triển như hiện nay thì khoảng năm 2010 các nước phát triển nhất (các nước OECD) và là những nền KTTT, đến năm 2020 các nước

đang phát triển có năng lực cao, kể cả các quanh ta như Malaysia, Thái lan... cũng sẽ hình thành nền KTTT. Nếu ta không đẩy nhanh công cuộc CNH- HĐH theo hướng KTTT thì lúc bấy giờ nước ta sẽ bị bỏ lại sau rất xa và sẽ không trở thành nước công nghiệp hoá hiện đại được.

Nước ta không thể bỏ lỡ cơ hội như ta đã có nhiều lần bỏ lỡ (thế kỷ 18 đã bỏ lỡ cuộc cách mạng công nghiệp). Bỏ lỡ lần này sẽ tụt hậu rất xa và sẽ rất nguy hiểm.

Ở nước ta phải thực hiện đồng thời hai quá trình từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp và từ kinh tế công nghiệp lên KTTT không thể chở CNH rồi mới lên KTTT. Hai quá trình đó lồng ghép vào nhau làm một, đó là CNH dựa vào tri thức. Đây là sự kết hợp sức mạnh của dân tộc. "Ở nước ta, phát triển KTTT là để đẩy nhanh, rút ngắn quá trình CNH-HĐH theo hướng đi, đường lối đổi mới đã chọn, để xây dựng một xã hội công bằng dân chủ, văn minh, để nhanh chóng có chủ nghĩa xã hội".  26,78 

Một phần của tài liệu Kinh tế tri thức và việc phát triển nguồn lực con người Việt Nam hiện nay (Trang 45 - 51)