Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân và bền vững

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 107 - 109)

4. Giới hạn của luận văn

3.6.8. Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân và bền vững

Thực chất khủng hoảng môi trường hiện nay là khủng hoảng về mô hình phát triển. Do đó phải thay đổi mô hình phát triển từ trước đến nay dựa trên cơ sở lạm dụng tài nguyên thiên nhiên bằng kiểu phát triển bền vững, sao cho “sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm phương hại đến khả năng của các thế hệ tương lai, đáp ứng nhu cầu bản thân của họ”. Như vậy quan điểm tổng quát của phát triển bền vững phải làm sao xây dựng được mối quan hệ cộng sinh hài hòa lâu dài giữa con người và tự nhiên, nghĩa là làm sao nâng cao chất lượng sống của mỗi người thuộc các thế hệ trong khuyến nông chịu đựng của hệ sinh thái. Muốn vậy cần phải thực hiện những vấn đề

sau đây:

1. Cần giải quyết vấn đề suy thoái đất nông nghiệp và lâm nghiệp bằng việc phát triển nhiều mô hình kinh tế nông lâm kết hợp.

2. Tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái, mục tiêu phát triển của xã hội loại người mà nhiều nước đang hướng tới đó là sự phồn vinh về kinh tế, sự công bằng về xã hội và sự trong sạch của môi trường sinh thái. Điều này được ghi rõ trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ VIII: “Tăng cường kinh tế gắn liền với sự tiến bộ công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái”.

Tóm lại : Kinh tế hộ trong nông nghiệp nông thôn Việt Nam hiện nay

đã có những đóng góp xứng đáng làm thay đổi bộ mặt kinh tế nông nghiệp và nông thôn nước ta sau hơn 20 năm đổi mới. Song, chính nó đang ngày càng bộc lộ một cách rất đầy đủ và rõ ràng những hạn chế mà tự nó, riêng nó khó mà vượt qua được. Bởi thế, Đảng và Nhà nước cần sớm hoạch định những chủ trương mới, ban hành những chính sách mới với những giải pháp mạnh và đồng bộ tạo bước đột phá để đưa nông nghiệp sớm trở thành một nền kinh tế hàng hóa lớn và hiện đại.

Trên đây là giải pháp rút ra từ thực tế, tuy nhiên muốn nâng cao đời sống các nông hộ nói chung phải áp dụng các biện pháp vĩ mô và vi mô một cách đồng bộ. Tất cả các giải pháp nói trên đều là nóng bỏng, bức xúc, đã và đang được đặt ra trước tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (đặc biệt đối với các nông hộ đồng bào dân tộc) của huyện Phú Lương. Mong muốn các cấp, các ngành tiếp tục nghiên cứu mô hình phát triển hệ thông sản xuất nông nghiệp cho các nông hộ tại địa bàn huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa, như chủ trương Đảng và Nhà nước đã vạch ra, nhằm đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho các nông hộ của huyện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w