Phương hướng phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Phú Lương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 88 - 91)

4. Giới hạn của luận văn

3.5.1. Phương hướng phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Phú Lương

Căn cứ vào thực tế phân tích thực trạng sự phát triển kinh tế hộ nông dân của huyện Phú Lương. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, đặc điểm Kinh tế - Xã hội của huyện đã nghiên cứu. Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế xã hội

của huyện đến năm 2020 được thể hiện trong các nghị quyết của Huyện ủy, UBND. Tôi xin đưa ra một số phương hướng phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương đến năm 2020 như sau:

- Cần nhanh chóng chuyển nền kinh tế tự túc sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần tham gia sử dụng có hiệu quả tiềm năng và lợi thế so sánh là những thế mạnh của vùng, mục tiêu về tăng trưởng kinh tế 13,13%/năm. Cơ cấu kinh tế năm 2020 nông lâm thuỷ sản giảm còn 16,4%, công nghiệp xây dựng 52,6%, thương mại dịch vụ 31,0%. Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 13.309 tỷ đồng.

- Phát triển kinh tế hộ nông dân phải gắn liền với giải quyết các vấn đề xã hội, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Coi phát triển con người là động lực để phát triển sản xuất, phát triển xã hội và tiến bộ xã hội thực hiện mục tiêu cơ bản mà Nhà nước đã đặt ra: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh”. Tỷ lệ tăng dân số ổn định ở mức 1,23%, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 10% vào năm 2015 và đến năm 2020 khoảng dưới 5%, tiếp tục nâng cao mức sống của các hộ đã thoát nghèo, tránh tái nghèo. An ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

- Phát triển kinh tế hộ nông dân phải phát huy năng lực nội sinh trong sự phát triển cộng đồng dân tộc và vai trò quyết định là Nhà nước.

- Phát triển kinh tế hộ nông dân, lấy hộ nông dân làm đơn vị kinh tế tự chủ trong nông thôn ở đồng bào dân tộc ở Thái Nguyên nói chung và Phú Lương nói riêng là hướng cơ bản và lâu dài, khuyến khích nông hộ làm giàu bằng đất đai, tiềm năng tại chỗ.

- Thực hiện đào tạo nghề cho các hộ nông dân theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/11/2009 V/v Phê duyệt Đề

án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” để nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn phát triển kinh tế hộ theo hướng bền vững.

- Việc thay đổi nếp sống tạm bợ, nếp làm ăn không có kế hoạch thì không ai khác mà phải là bản thân hộ nông dân tự chịu trách nhiệm và quyết tâm khắc phục sự bần cùng và nghèo đói.

- Bên cạnh đó đòi hỏi Nhà nước phải quan tâm hỗ trợ các mặt cho đồng bào bằng các chính sách khuyến khích nông dân làm giàu, điều đó rất quan trọng đối với đồng bào có dân tộc vì bước đi ban đầu lên sản xuất lớn là rất khó khăn, đồng thời đây cũng là vùng sinh thái quan trọng và là vùng có ảnh hưởng đến an ninh chính trị, liên quan đến sự phát triển cộng đồng các dân tộc trong tỉnh cũng như trong cả nước. Vì vậy, nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước thì chính hộ nông dân ở nơi này là đối tượng không được hưởng lợi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w