Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 48)

4. Giới hạn của luận văn

3.1.5. Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất: Theo kết quả phúc tra bổ sung chỉnh lý bản đồ theo tỷ lệ 1/50.000 bằng phương pháp định lượng FAO/UNECO do viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp xây dựng. Toàn huyện có 4 nhóm đất chính: Đất phù sa, đất đen, đất xám bạc mầu, đất đỏ. Diện tích đất của huyện được phân cấp làm 5 mức như sau: - Từ 0 → 80 chiếm 7% tổng quỹ đất - Từ > 8 → 150chiếm 12% tổng quỹ đất - Từ >15 → 250chiếm 11% tổng quỹ đất - Từ > 250chiếm 50% tổng quỹ đất - Các loại đất khác chiếm 20%.

Phần lớn diện tích đất của huyện có tầng đất dày trung bình và tầng mỏng do đó phần nào ảnh hưởng tới phát triển kinh tế hộ nông dân của huyện.

Bảng 3.2. Phân loại độ dày tầng đất của huyện năm 2012

STT Độ dày tầng đất Tỷ lệ (%) Ghi chú

1 Tầng dày 9,5

2 Tầng dày trung bình 38,5

3 Tầng mỏng 52

Nguồn: Báo cáo tài nguyên và Môi trường huyện Phú Lương năm 2012

- Tài nguyên nước: Huyện có nguồn nước mặt tương đối phong phú, song sự phân bố không đồng đều. Nguồn nước ngập cũng tương đối phong phú, chất lượng nước nói chung là tốt đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của đồng bào trong huyện.

- Tài nguyên rừng: Phú Lương là một huyện vùng cao, khí hậu nhiệt đới nên thực vật ở đây phong phú và đa dạng, có nhiều gỗ quý. Song đến nay trữ lượng còn thấp, hiện đang có các chương trình phục vụ bền và phát triển rừng.

Năm 2012 tỷ lệ độ che phủ rừng ổn định ở mức 45% công tác quản lý, bảo vệ rừng được thực hiện tốt, phát huy được hiệu quả của kinh tế rừng, đặc biệt quan tâm đến công tác trồng rừng và làm giàu rừng; trong năm đã trồng mới là 896 ha đạt 119% kế hoạch; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 38.000 m3 = 233% kế hoạch; thực hiện tốt công tác tuyên truyền phòng chống cháy rừng, tuần tra, kiểm soát việc khai thác rừng, vận chuyển gỗ và động vật trái phép trên địa bàn phát hiện 41 vụ vi phạm hành chính, tịch thu 31,7 m3 gỗ các loại.

- Tài nguyên khoáng sản: Tuy có nhiều loại khoáng sản như Thiếc, Chì, Titan, Than có trữ lượng lớn như vậy nhưng Phú Lương khai thác chưa đáng kể tài nguyên khoáng sản còn nằm ở dạng tiềm năng là chính. Trong năm 2012, huyện đã tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường trên địa bàn; thực hiện các biện pháp ngăn chặn hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trái phép, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm; nhìn chung hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn cơ bản ổn định. Việc quản lý về môi trường được quan tâm thực hiện, tập trung kiểm tra, tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh và người dân thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hưởng ứng “ngày môi trường thế giới”; thẩm định và xác nhận cam kết bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp và hộ gia đình sản xuất kinh doanh, chăn nuôi trên địa bàn. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số đơn vị khai thác khoáng sản, các trang trại chăn nuôi vẫn còn và cần chấn chỉnh, quản lý triệt để trong thời gian tới.

- Về truyền thống: Nhân dân các dân tộc Phú Lương giàu lòng yêu nước, là một huyện có nhiều dân tộc sinh sống nên nhiều phong tục tập quán của từng dân tộc, nhưng nhìn chung huyện không có phong tục, lễ hội gì nổi bật ngoài hội đền Đuổm tổ chức vào ngày 6 tháng 1 âm lịch hàng năm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w