Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 59)

4. Giới hạn của luận văn

3.1.9. Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện

Năm 2012 thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 3 HĐND huyện, trong bối cảnh chung của nền kinh tế bị suy giảm, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, tình hình thiên tai, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp; trước tình hình đó, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội, nội chính, đẩy mạnh cải cách hành chính, thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, xây dựng nông thôn mới; đặc biệt là việc bám sát sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh, của Huyện uỷ, HĐND huyện, quyết tâm thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra do vậy kinh tế tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân trong huyện được nâng lên thể hiện ở một số chỉ tiêu kinh tế xã hội bảng 3.6

Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh (%) 2010 2011 2012 11/10 12/11 1. Sản lượng lương thực Tấn 40.508 43.303 41.826 106,9 96,6 2. Diện tích trồng rừng mới ha 851 961,5 896 113,0 93,2 3. Diện tích trồng chè mới ha 200 200 200 100,0 100,0 4. Giá trị sản xuất CN -TTCN (Giá so sánh 1994) Tỷ đồng 91,91 110,3 43,8 120,0 39,7 5. Thu ngân sách Tr.đồn g 40.414 43.000 51.500 106,4 119,8 6. Giải quyết việc làm L.Động 1.985 1.300 2.300 65,5 176,9 7. GDP bình quân đầu người

(giá thị trường)

Tr.đồn

g 12,3 13,7 14,8 111,3 108,0 8. Tỷ lệ hộ nghèo % 20.74 17,3 13,9 83,4 80,3 9. Gia đình văn hóa % 73,3 75 75 102,3 100,0 10. Cơ quan văn hóa % 94,3 95 95 100,7 100,0 11. Làng, bản văn hóa % 57,2 60 60 104,9 100,0 12. Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 11,39 11,50 11,30 100,9 98,3

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lương năm 2012

Sản xuất nông nghiệp có những nét chính sau: Sản lượng lương thực năm 2010 là 40.508 tấn, năm 2011 là 43.303 tấn, năm 2012 là 41.826 tấn giảm 3,6% so với năm 2011 và tăng 3,3% so với năm 2010. Công tác khoanh nuôi, trồng mới và bảo vệ rừng cũng được quan tâm đúng mức, diện tích rừng trồng mới năm 2012 là 896 ha giảm 6,8% so với năm 2011 và tăng 5,3% so với năm 2010. Diện tích trồng chè mới ổn định ở mức 200 ha liên tục qua các năm.

Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN): do chịu tác động mạnh của suy giảm kinh tế, sức tiêu thụ của thị trường giảm nên một số doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn hoạt động cầm chừng hoặc ngừng sản xuất, sản phẩm tồn kho, khó tiêu thụ. UBND huyện đã triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 13/NQ-CP, ngày 10/5/2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Tăng

cường thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất vào địa phương, phát huy lợi thế, đặc biệt là phát triển các làng nghề, các sản phẩm may mặc, vật liệu xây dựng, khoáng sản, chế biến nông lâm sản; trong năm đã công nhận 02 làng nghề chè, nâng tổng số làng nghề toàn huyện lên 19 làng. Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN ước đạt 43,8 tỷ đồng (GCĐ 1994), bằng 33,69% KH tỉnh, = 32,93% KH huyện giảm 60,3% so với năm 2011 và 52,3% so với năm 2010; giá cố định 2010 ước đạt 254 tỷ đồng (chỉ tiêu đạt thấp do năm 2012, giá trị sản xuất CN - TTCN của huyện không tính lượng chè chế biến trong dân, khai thác, chế biến khoáng sản). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 326 tỷ đồng = 93% KH huyện, = 95% so cùng kỳ; cấp 450 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ cá thể, tổng số vốn đăng ký kinh doanh là 132.470 triệu đồng.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2012 đạt 51.500 triệu đồng, = 101% KH tỉnh, = 96,9% KH huyện, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2011. Tổng chi ngân sách nhà nước ước đạt 371.410 triệu đồng, trong đó chi cân đối và các chương trình mục tiêu ước đạt 361.915 triệu đồng = 167% KH tỉnh, = 146% KH huyện giao. Công tác quản lý thu, chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước đảm bảo đúng quy định, an toàn tuyệt đối, đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi, phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, ANQP của địa phương; kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, chương trình mục tiêu đến hết tháng 11/2012 đạt 48.413 triệu đồng = 71,3% kế hoạch.

Công tác tín dụng, ngân hàng được thực hiện có hiệu quả, các nguồn vốn cho vay đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là nguồn vốn vay đầu tư cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và các hộ nông dân trên địa bàn. Tổng nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hội ước đạt 223.840 triệu đồng; tổng dư nợ ước thực hiện 222.696 triệu đồng, đạt 99,8% kế hoạch, bằng 113,5% so cùng kỳ. Nguồn vốn huy động của ngân hàng Nông nghiệp & PTNT ước đạt 382.000 triệu đồng, tăng so với cùng kỳ 74.569 triệu đồng; dư nợ ước thực hiện là 340.000 triệu đồng; nợ xấu của

ngân hàng đảm bảo theo quy định.

Tổ chức 31 lớp đào tạo nghề với 930 học viên, tạo việc làm mới cho 2.300 lao động = 135% KH (trong đó xuất khẩu 110 lao động). Giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt 3,4%, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 13,9%. Quyết định đưa 83 người nghiện đi cai bắt buộc tại các trung tâm của tỉnh, huyện, tổ chức tốt việc cai nghiện tại Trung tâm GD & LĐXH huyện và quản lý người nghiện tại gia đình và cộng đồng; theo thống kê hiện nay trên địa bàn huyện 494 người nghiện. Triển khai dự án hỗ trợ điều trị người nghiện bằng thuốc thay thế Methadone tại Trung tâm y tế huyện.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa, thể dục - thể thao, bưu chính viễn thông trên địa bàn; tổ chức nhiều đợt kiểm tra các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa công cộng. Tập trung tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương; nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức để kỷ niệm các ngày lễ, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, rèn luyện sức khỏe cho nhân dân (tham gia và tổ chức 835 buổi biểu diễn văn nghệ quần chúng, 445 giải thể thao, giao hữu cấp tỉnh, huyện, cơ sở; treo 5.025 băng rôn, khẩu hiệu, áp phích). Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được tuyên truyền sâu rộng, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần nâng cao đời sống văn hóa ở các khu dân cư, ngăn chặn tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đến nay các đơn vị, địa phương đang tiến hành bình xét các danh hiệu gia đình, làng bản, cơ quan văn hóa năm 2012 theo kế hoạch. Đài Truyền thanh - Truyền hình đã không ngừng nâng cao chất lượng các tin bài, đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin của nhân dân; việc quản lý khai thác, phát huy hiệu quả các cụm loa truyền thanh ở cơ sở, đảm bảo tiếp âm, tiếp sóng tới tận cơ sở xóm (sản xuất được 293 chương trình phát thanh địa phương, 24 chương trình tiếng Tày – Nùng, xây dựng 44 chương trình truyền hình của huyện phát

trên sóng Đài PT- TH tỉnh; tiếp âm 719 buổi của Đài TNVN).

Như vậy trong những năm qua huyện cũng đã có nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, tăng truởng kinh tế trong những năm qua vẫn giữ mức ổn định. Thu nhập bình quân GDP đầu người năm 2012 đạt 14,8 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm đời sống nhân dân đã được cải thiện. Tuy nhiên bình quân thu nhập đầu người và bình quân lương thực trên đầu người còn thấp hơn nhiều so với của cả nước và của tỉnh Thái Nguyên.

Bảng 3.7. So sánh một số chỉ tiêu chung của huyện Phú Lương và tỉnh Thái Nguyên năm 2012

STT Hạng mục ĐVT Tỉnh Thái Nguyên Phú Lương

1 Tăng trưởng kinh tế % 11,47 11,30 2 Cơ cấu kinh tế % 100,0 100,0 - Công nghiệp - xây dựng % 41,77 29,27 - Thương mại - dịch vụ % 36,95 21,78 - Nông lâm thuỷ sản % 21,28 48,95 3 Dân số trung bình Người 1.150.000 107.230 4 GDP bình quân đầu người tr.đ 22,3 14,8 5 SL lương thực BQ/người kg/năm 433 370,1

6 Tỷ lệ hộ nghèo % 12,96 13,9

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, huyện Phú Lương năm 2012

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w