4. Giới hạn của luận văn
3.1.7. Tình hình dân số và lao động
Bảng 3.5: Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 Tốc độ phát triển (%)
11/10 12/11 BQ
1. Tổng nhân khẩu Người 105.152 106,172 107.230 100,97 101,00 100,98 Nhân khẩu nông
nghiệp - 98.187 98.814 99.438 100,64 100,63 100,64 Nhân khẩu phi NN - 6.965 7.358 7.792 105,64 105,90 105,77 2. Tổng số hộ Hộ 23.253 24.319 26.852 103,29 104,25 103,77 Hộ nông nghiệp - 20.506 21.337 22.664 103,52 99,70 101,61 Hộ phi nông nghiệp - 2.747 2.982 4.188 101,64 138,83 120,23 3. Tổng số lao động LĐ 66.743 67.395 68.083 100,98 101,02 101,00 Lao động nông nghiệp - 61.882 62.531 63.086 101,05 100,89 100,97 Lao động phi nông
nghiệp - 4.861 4.864 4.997 100,06 102,73 101,40 4. BQ Khẩu/hộ NK/Hộ 4,52 4,37 3,99
5. LĐ NN BQ/Hộ NN LĐ/Hộ 3,02 2,93 2,76 6. BQ nhân khẩu
NN/Hộ NN NK/Hộ 4,79 4,63 4,33
Nguồn số liệu: Niên giám thống kê huyện Phú Lương năm 2012
Qua bảng 3.5 cho thấy, năm 2012 toàn huyện có 107.230 người, trong đó có tới 92,4% người dân sống ở khu vực nông thôn và hoạt động trong các ngành nghề thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp, dân số hoạt động ở lĩnh vực phi nông nghiệp chỉ chiếm có 7,6%. Số nhân khẩu hoạt động nông nghiệp và phi
nông nghiệp qua các năm đều tăng nhưng tốc độ tăng của nhân khẩu phi nông nghiệp cao hơn. Số nhân khẩu trong một hộ là trên 4 người, cao nhất vẫn là nhân khẩu trong hộ nông nghiệp (4,33 người/hộ).
Hình 3.3. Tình hình dân số và lao động huyện Phú Lương giai đoạn 2010 - 2012
Trong những năm qua, dân số vẫn không ngừng tăng lên (từ 105.152 người năm 2010, 106,172 người năm 2011 lên đến 107.230 người năm 2012). Tốc độ tăng dân số của năm sau cao hơn năm trước. Điều này đã đặt ra nhiều thách thức cho sự phát triển kinh tế của huyện. Cùng với sự gia tăng dân số, đó là nhu cầu về nhà ở, lương thực, giao thông, việc làm, y tế, giáo dục... cũng phải tăng theo, tình trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội ngày càng tăng, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường... đang là những thách thức lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.