Tình hình chung kinh tế hộ nông dân của huyện Phú Lương từ năm 2010-2012

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 64)

4. Giới hạn của luận văn

3.2.1. Tình hình chung kinh tế hộ nông dân của huyện Phú Lương từ năm 2010-2012

2010-2012

Thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm của huyện Phú Lương giai đoạn 2010-2015, kinh tế của huyện đã có những chuyển biến tích cực. Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo hướng từng bước nhanh chóng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của vùng. Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm mới thu hút lao động nông thôn. Áp dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ về giống, chăm sóc…vào trong sản xuất nông lâm nghiệp nâng giá trị thu nhập trên cùng đơn vị diện tích

Hình3.4: Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Phú Lương Giai đoạn 2010 – 2012 (theo giá cố định 1994)

Giá trị sản xuất nông nghiệp của các huyện không ngừng tăng qua các năm: Năm 2010 đạt 265.000 triệu đồng đến năm 2011 tăng 7,92% lên 286.000 triệu đồng và năm 2012 tăng 9,09% so với năm 2011 và 17,73% so với năm 2010 đạt 312.000 triệu đồng. Trong đó, lĩnh vực trồng trọt năm 2010 đạt 162.975 triệu đồng, năm 2012 đạt mức 179.400 triệu đồng tăng 6,14% so với năm 2011 và 10,08% so với năm 2010; ngành chăn nuôi tăng ổn định qua các năm, năm 2010 đạt 94.075 triệu đồng, năm 2011 tăng 14,00 % lên 107.250 triệu đồng, sang năm 2012 tăng lên 121,368 triệu đồng tăng 13,16% so với năm 2011 và 29,01% so với năm 2010; Ngành dịch vụ chế biến có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất năm 2010 đạt 9.950 triệu đồng sang năm 2011 tăng 22,31% đạt 9.724 triệu đồng, năm 2012 tăng lên 11.232 triệu đồng tăng 15,51% so với năm 2011 và tăng 41,28% so với năm 2010. Như vậy, sự tăng trưởng giữa các ngành như trên phù hợp định hướng phát triển của huyện, giá trị trồng trọt tăng chậm chủ yếu là nhờ việc ứng dụng các KHKT vào sản xuất, luân canh tăng vụ nâng cao giá trị trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác

còn diện tích đất trồng trọt ngày càng giảm do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa.... Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng nâng cao tỷ trọng ngành chăn nuôi thủy sản, dịch vụ chế biến giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt.

Bảng 3.8. Một số chỉ tiêu về kinh tế hộ nông dân của huyện qua 3 năm

ĐVT: triệu đồng (theo giá cố định năm 1994)

Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2010 2011 2012 11/10 12/11 12/10 1.Tổng Giá trị sản xuất NLN 265.000 286.000 312.000 107,92 109,09 117,74 - Trồng trọt 162.975 169.026 179.400 103,71 106,14 110,08 - Chăn nuôi 94.075 107.250 121.368 114,00 113,16 129,01 - Dịch vụ chế biến 7.950 9.724 11.232 122,31 115,51 141,28 2. Thu nhập bình quân/hộ nông nghiệp 12,92 13,40 13,77 103,72 102,70 106,53 3. Thu nhập bình quân/lao động nông nghiệp 4,28 4,57 4,95 106,80 108,13 115,49 4. Thu nhập bình

quân/khẩu nông nghiệp 2,70 2,89 3,14 107,24 108,41 116,25

(Nguồn: Niên giám thống kê Phú Lương năm 2012)

Theo giá cố định năm 1994 thu nhập bình quân trên 1 hộ nông nghiệp của huyện năm 2010 là 12,92 triệu đồng, năm 2011 là 13,40 triệu đồng tăng 3,72% so với 2010, năm 2012 đạt 13,77 triệu đồng tăng 2,70% so với năm 2011 và 6,53% so với 2010. Thu nhập bình quân trên 1 lao động năm 2010 là 4,28 triệu đồng, năm 2011 là 4,57 triệu đồng và năm 2012 là 4,95 triệu đồng tăng 8,13% so với 2011 và 15,49% so với 2010. Thu nhập bình quân trên 1 nhân khẩu năm 2010 là 2,70 triệu đồng đến năm 2012 tăng lên thành 3,14 triệu đồng tăng 8,41% so với 2011 và 16,25% so với 2010. Có được những kết quả trên là nhờ sự cố gắng to lớn của chính quyền và nhân dân huyện Phú Lương và 1 phần đóng góp không nhỏ của công tác phát triển nông thôn và khuyến nông như: Tổ chức tham quan các mô hình phát triển kinh tế hộ, tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng nhiều

mô hình điểm, các chương trình về trồng cây mây, trám ghép, keo lai, các cuộc hội thảo về giống mới đã góp phần tích cực chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w