Nhóm giải pháp về chính sách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 105 - 107)

4. Giới hạn của luận văn

3.6.7. Nhóm giải pháp về chính sách

- Nhà nước và Chính quyền các cấp có chính sách trợ giá đầu vào cho sản xuất. Cung cấp các giống mới, vật tư nông nghiệp với giá ưu tiên hoặc ủng hộ cho các hộ nghèo, hình thức này cần được khuyến khích duy trì để

thâm canh tăng năng suất đến chừng mực nào đó thì thôi trợ cấp, nông dân vẫn tiếp tục sử dụng để tăng sản lượng. Đây là mặt tích cực của chính sách hỗ trợ đầu vào, đặc biệt đối với kinh tế tiểu nông như hiện nay, tác động nhanh đến việc gia tăng sản lượng, giúp nông dân chuyển sang sản xuất hàng hóa thích ứng với thị trường.

- Có chính sách trợ giá đối với các sản phẩm do các nông hộ sản xuất ra như: Đảm bảo tiêu thụ sản phẩm với giá cả ổn định và đảm bảo có lợi cho họ, miễn thuế vài năm đầu cho các dịch vụ thương nghiệp nhằm tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp do nhân dân địa phương làm ra.

- Cần giải quyết tốt các chế độ chính sách ở vùng sâu, vùng xa, cấp phát đủ số lượng, đúng đối tượng trong các chương trình xoá đói giảm nghèo.

- Đối với hộ định canh định cư: Hiện nay ở huyện Phú Lương đã cơ bản định canh định cư, đối với các hộ này cần tập trung thu hút các dự án đầu tư như dự án nâng cao năng lực cộng đồng.

- Ở huyện Phú Lương hiện nay, hộ nghèo còn chiếm một phần khá lớn nguyên nhân cơ bản là do:

+ Thiếu vốn sản xuất, thiếu ruộng đất canh tác, đầu tư manh mún, hiệu quả kinh tế thấp, một số lao động không có việc làm.

+ Trình độ dân trí thấp, thiếu kinh nghiệm sản xuất, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật.

+ Do đông nhân khẩu vì sinh đẻ nhiều, sinh đẻ không có kế hoạch, năng suất lao động thấp.

+ Một số hộ do lười biếng, chi tiêu không có kế hoạch, phong tục tập quán lạc hậu.

Ngoài ra có nguyên nhân dẫn đến đói nghèo là do hai cuộc kháng chiến kéo dài đã làm ảnh hưởng về mọi mặt đời sống kinh tế, văn hoá - xã hội của đồng bào vùng sâu vùng xa, vùng căn cứ cách mạng mà Nhà nước chưa thật sự quan tâm một cách thỏa đáng để khắc phục, phương hướng sản xuất còn

lạc hậu, tâm lý thụ động trông chờ ỉ lại Nhà nước, cam chịu bằng lòng với cuộc sống đang còn nặng nề. Bên cạnh đó còn có các yếu tố tác động của thị trường, của cơ chế kinh tế nhiều thành phần tạo ra sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn. Do đó, về mặt chính sách cần có một giải pháp chính cho hộ đói nghèo, đặc biệt đối với xã Yên Ninh như sau:

- Tiếp tục triển khai chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý theo từng vùng chuyên canh. Phát triển chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm (trâu, bò, gia cầm, thuỷ sản...) và mở rộng mạng lưới dịch vụ hàng hóa.

- Tăng cường công tác dạy nghề và giải quyết việc làm. Phát triển tốt các nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ, đan lát, dệt thổ cẩm, mây tre đan của đồng bào.

- Tiếp tục vận động nhân dân và các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh tham gia đóng góp quỹ xoá đói giảm nghèo.

- Chuyển dịch cơ cấu lao động và hợp tác lao động trong và ngoài huyện. - Tiếp tục củng cố các tổ tương trợ hợp tác, hình thành các nhóm hộ giúp nhau, trao đổi học tập lẫn nhau trong sản xuất để tự vươn lên.

- Triển khai cuộc vận động xóa đói giảm nghèo gắn với thực hiện công trình dân số kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, xoá mù chữ và các chính sách xã hội khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w