1. Thực trạng sử dụng vốn lưu động của Công ty Cơ cấu vốn lưu động
1.4.3. Tình hình quản lí dự trữ
Trong quá trình luân chuyển của vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì việc tồn tại vật tư hàng hóa, dự trữ, tồn kho là những bước đệm cần thiết cho quá trình hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp thì nó rất quan trọng để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty. Do vậy, nếu doanh nghiệp dự trữ quá lớn sẽ tốn kém chi phí, ứ đọng vốn, còn nếu dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn
Bảng 22. Cơ cấu hàng tồn kho của công ty CP XNK Tạp phẩm năm 2008-2011
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
Giá trị (đồng) % Giá trị (đồng) % Giá trị (đồng) % Giá trị (đồng) % Giá gốc
hàng tồn kho 152.814.734.651 100 171.348.319.964 100 284.499.726.600 100 452.586.762.395 100 Hàng mua
đang đi trên đường 43.886.972.628 28,719 19.198.128.044 11,204 21.239.481.782 7,466 43.429.597.119 9,596 Công cụ,
dụng cụ 31.350.147 0,021 15.492.415 0,009 - - 88.019.915.005 19,448
CPSX,
kinh doanh dở dang 2.498.435.967 1,635 1.285.187.293 0,75 - - 45.588.818 0,01
Thành phẩm - - - - 15.551.461.606 5,466 46.991.765.385 10,383
Hàng hóa 106.397.975.909 69,625 150.849.512.212 88,037 247.708.783.212 87,068 273.659.461.081 60,466 Dự phòng
giảm giá hàng tồn kho (316.209.000) - 0,21 (316.209.000) -0,18 (316.209.000) -0,11 (316.209.000) -0,07 (Nguồn. Báo cáo tài chính năm 2008-2011 của công ty CP XNK Tạp phẩm)
Từ 2008-2011 lượng dự trữ hàng tồn kho tăng nhanh với giá trị tăng từ 152.814.734.651 đồng năm 2008 lên 452.586.762.395 đồng năm 2011, giá trị tăng gấp ba lần so với năm 2008. Cơ cấu trong hàng tồn kho biến động tăng giảm trong kết cấu hàng tồn kho và chiếm tỷ trọng chính là hàng hóa với tỷ trọng chiếm trên 60% từ năm 2008-2011. Các thành phần còn lại: hàng mua đi trên đường, công cụ dụng cụ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm chiểm tỷ trọng nhỏ với tổng tỷ trọng chưa đến 40% trong cơ cấu hàng tồn kho.
Cụ thể:
- Hàng mua đang đi trên đường tỷ trọng giảm dần trong cơ cấu từ năm 2008- 2011 với 28,719% năm 2008; 11,204% năm 2009; 7,466% năm 2010; 9,596% năm 2011. Tuy nhiên tỷ trọng trong cơ cấu giảm nhưng giá trị lại có xu hướng tăng mặc dù năm 2009 giá trị giảm từ 43.886.972.628 đồng năm 2008 xuống 19.198.128.044 đồng năm 2009, ngay sau đó giá trị lại tăng trở lại 21.239.481.782 đồng năm 2010; 43.429.597.119 đồng năm 2011.
- Công cụ, dụng cụ có sự thay đổi và biến động nhiều nhất. Năm 2008 và năm 2009, tỷ trọng công cụ dụng cụ trong cơ cấu hàng tồn kho chiếm tỷ trọng nhỏ chưa được 0,1% và giá trị ít chiếm dụng khoảng 30 triệu đồng, năm 2010 trong kết cấu hàng tồn kho không có công cụ dụng cụ, tuy nhiên đến năm 2011 giá trị hàng tồn kho tăng vượt mức lên 88.019.915.005 đồng chiếm 19,448% trong cơ cấu.
- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang công ty đã tiết giảm được khoản này với giá trị và tỷ trọng trong cơ cấu hàng tồn kho chưa đến 2%. Tỷ trọng của khoản này giảm dần trong các năm, duy chỉ có năm 2010 khoản này biến mất nhưng năm 2011 tăng trở lại nhưng không đáng kể và chiếm tỷ trọng 0,01%.
- Thành phẩm là một trong những phần của kết cấu hàng tồn kho từ năm 2010- 2011. Tuy nhiên giá trị có xu hướng tăng nhanh cả về tỷ trọng và giá trị với tỷ trọng tăng từ 5,466% năm 2010 lên 10,383% năm 2011. Giá trị tăng gấp ba lần so với năm 2010 từ 15.551.461.606 đồng năm 2010 lên 46.991.765.385 đồng năm 2011.
- Hàng hóa có xu hướng giảm về tỷ trọng trong cơ cấu hàng tồn kho mặc dù giá trị tăng liên tục từ năm 2008-2011. Tỷ trọng năm 2009 tăng lên so với năm 2008 sau đó giảm dần; tỷ trọng năm 2008 là 69,625%; năm 2009 là 88,037%; năm 2010
là 87,068%; năm 2011 là 60,466%. Giá trị từ năm 2008-2011 tăng gần gấp ba lần, từ 100 tỷ đồng lên gần 300 tỷ đồng.
Như vậy từ 2008-2011, cơ cấu hàng tồn kho có nhiều biến động cả về giá trị, tỷ trọng và thành phần trong kết cấu hàng tồn kho. Mặc dù có sự tăng giảm về tỷ trọng cũng như giá trị nhưng thành phần chiếm dụng lớn nhất trong hàng tồn kho là thành phần hàng hóa với tỷ trọng chiếm trên 60% từ năm 2008-2011.
Bảng 23. Hệ số chỉ tiêu hàng tồn kho năm 2008-2011 của công ty CP XNK Tạp phẩm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2009/2008 2010/2009 2011/2010 VNĐ % VNĐ % VNĐ % Giá vốn hàng bán 1.278.445.948.87 9 1.968.243.692.96 4 2.195.885.656.203 2.766.855.521.009 689.797.744.08 5 53,96 227.641.964.239 11,57 570.969.864.80 6 26 Hàng tồn kho bình quân 195.501.887.382 161.765.318.308 227.607.814.282 368.227.035.498 -33.736.569.074 -17,26 65.842.495.974 40,7 140.619.221.216 61,78 Vòng quay hàng tồn kho 6,54 12,17 9,65 7,51 5,63 - -2,52 - -2,14 - Kì thu luân chuyển hàng tồn kho 55,05 29,58 6,22 47,94 -25,47 - -23,36 - 41,72 -
Hàng tồn kho có nhiều biến động trong những năm 2008-2011
- Hệ số vòng quay hàng tồn kho có nhiều biến động có xu hướng giảm từ năm 2008-2011, mặc dù giá trị của hàng tồn kho và hàng tồn kho đều tăng hằng năm, tuy nhiên giá trị tăng không đều nhau qua từng năm và mức tăng của giá vốn hàng bán giảm trong khi giá trị của hàng tồn kho tăng nhanh nên đã dẫn đến sự biến động này.
Năm 2009 giá vốn hàng bán tăng nhanh với mức tăng 53,96% so với năm 2008 trong khi hàng tồn kho giảm 17,26% so với năm 2008 dẫn đến hệ số vòng quay hàng tồn kho tăng gấp đôi từ 6,54 năm 2008 lên 12,17 năm 2009.
Năm 2010 mức tăng của giá vốn hàng bán giảm và chỉ tăng so với năm 2009 11,57% trong khi hàng tồn kho tăng 40,7% so với năm 2009 dẫn đến hệ số vòng quay hàng tồn kho giảm từ 12,17 năm 2009 xuống 9,65 năm 2010.
Năm 2011 mức tăng của giá vốn hàng bán tăng 26%, hàng tồn kho tăng 61,78%, mặc dù cả hai giá trị này đều tăng nhưng mức tăng của giá vốn hàng bán nhỏ hơn mức tăng của hàng tồn kho dẫn đến hệ số vòng quay hàng tồn kho giảm từ 9,65 năm 2010 xuống 5,63 năm 2011.
- Vì kì luân chuyển hàng tồn kho tỷ lệ nghịch với hệ số vòng quay hàng tồn kho nên trái với sự biến động của vòng quay hàng tồn kho, kì luân chuyển giảm từ 55,05 năm 2008 xuống 6,22 năm 2009 sau đó tăng vọt lên 47,94 năm 2011 do lượng hàng tồn kho tăng quá nhanh.
Như vậy, công tác quản lí hàng tồn kho cần phải lưu ý do lượng hàng tồn kho tăng nhanh, sự luân chuyển hàng tồn kho giảm và chậm gây ứ đọng vốn trong hoạt động kinh doanh.