Tình hình quản lí khoản phải thu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tạp phẩm (Trang 46 - 50)

1. Thực trạng sử dụng vốn lưu động của Công ty Cơ cấu vốn lưu động

1.4.2. Tình hình quản lí khoản phải thu

Để xem xét tình quản lí khoản phải thu, cần phải theo dõi cơ cấu, tình hình sử dụng các khoản phải thu.

Bảng 20. Cơ cấu các khoản phải thu từ năm 2008-2011 của Cty CP XNK Tạp phẩm

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

Giá trị(đồng) % Giá trị(đồng) % Giá trị(đồng) % Giá trị(đồng) %

Các khoản phải thu ngắn hạn 204.654.537.080 100 442.118.194.398 100 556.519.231.567 100 401.912.015.948 100 Phải thu của khách hàng 92.284.698.111 45,09 306.381.331.196 69,3 394.145.766.243 70,82 299.099.167.458 74,42 Trả trước cho người bán 112.647.721.233 55,04 136.122.692.145 30,79 163.439.117.050 29,37 105.646.650.300 26,29

Các khoản phải thu khác 280.348.972 0,14 161.902.293 0,04 352.100.603 0,06 194.950.519 0,05

Thuế thu nhập cá nhân của CBCNV 164.598.367 137.789.215 325.482.248 161.193.736

Phải thu về BHXH, YT, TN - - - - 21.867.326 29.693.322

Phải thu khác 115.750.605 24.113.078 4.751.029 4.063.461

Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (558.231.236) -0,27 (547.731.236) -0,13 (1.417.752.329) -0,25 (3.028.752.329) -0,76

Cơ cấu các khoản phải thu của Công ty từ năm 2008-2011 bao gồm các khoản: phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, các khoản phải thu khác, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi. Trong đấy phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khoản phải thu và khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi âm từ năm 2008-2011.

Từ năm 2008-2010, các khoản phải thu tăng nhanh từ trên 200 tỷ đồng năm 2008 lên gần 600 tỷ đồng năm 2010 với tỷ trọng của khoản phải thu của khách hàng và trả trước cho người bán chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu. Trong đấy khoản phải thu khách hàng tăng nhanh từ trên 92 tỷ đồng năm 2008 chiếm tỷ trọng 45,09% lên gần 400 tỷ đồng năm 2010 chiếm 70,82%. Khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi âm và số âm này tăng dần.

Từ năm 2010-2011, các khoản phải thu giảm từ gần 600 tỷ đồng năm 2010 xuống trên 400 tỷ đồng năm 2011 do hai khoản phải thu khách hàng và trả trước người bán giảm dần từ năm 2010-2011.Tuy nhiên tỷ trọng của hai khoản này chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu. Tỷ trọng của khoản phải thu khách hàng tăng, trả trước người bán giảm. Khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi âm với mức âm tăng.

Như vậy, trong những năm qua khoản phải thu ngắn hạn tăng với tỷ trọng của khoản phải thu khách hàng và trả trước người bán chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu khoản phải thu. Với khoản phải thu khách hàng tăng nhanh mặc dù đến năm 2011 khoản này đã giảm tuy nhiên vẫn ở mức cao với tỷ trọng trong cơ cấu khoản phải thu lớn.

Bảng 21. Hiệu quả sử dụng hàng tồn kho của công ty CP XNK Tạp phẩm năm 2008-2011

Chỉ số 2008

(VNĐ) (VNĐ)2009 (VNĐ)2010 (VNĐ)2011 2009/2008 2010/2009 2011/2010

Giá trị tuyệt đối % Giá trị tuyệt đối % Giá trị tuyệt đối %

Doanh thu thuần 1.330.208.111.810 2.034.176.462.599 2.298.093.612.100 2.920.539.598.180 703.968.350.789 52,92 263.917.149.501 12,97 622.445.986.080 27,09 Các khoản phải thu bình quân 152.905.681.011 323.386.365.739 499.318.712.983 479.215.623.758 170.480.684.728 111,49 175.932.347.244 54,4 -20.103.089.225 4,03 Vòng quay khoản phải thu 8,7 6,29 4,6 6,09 -2,41 - -1,69 - 1,49 - Kì thu tiền trung bình 41,379 57,234 78,227 59,074 15,855 - 20,993 - -19,153 -

Xem xét các hệ số vòng quay khoản phải thu trong những năm gần đây 2008- 2011 ta có thể thấý các chỉ số đều tốt mặc dù có sự không ổn định qua các năm.

Cụ thể, vòng quay các khoản phải thu hệ số có sự biến động không đều và có sự sụt giảm qua các năm tuy nhiên chỉ số này được đánh giá là tốt do số vòng quay trên 1.

Năm 2009, 2010 hệ số có sự sụt giảm so với năm 2008, với năm 2008 là 8,7 lần thì ở năm 2009 giảm còn 6,29 lần, năm 2010 là 4,6. Năm 2011 hệ số vòng quay khoản phải thu tăng với con số 6,09 lần, chứng tỏ Công ty đã rất cố gắng trong việc áp dụng linh hoạt nhiều hình thức quản lí công nợ, giảm thiểu tối đa lượng vốn lưu động phải đầu tư thêm đặc biệt trong giai đoạn căng thẳng lãi suất như hiện nay. Sự biến động không đều này là do sự biến động không đều của doanh thu thuần hằng năm 2008- 2011 tăng và các khoản phải thu bình quân biến động không đều lúc tăng lúc giảm.

Sự biến động hằng năm 2008-2011 của vòng quay các khoản phải thu dẫn đến sự biến động của kì thu tiền trung bình. Do kì thu tiền bình quân được tính dựa trên kết quả của số ngày trong kì chia cho vòng quay các khoản phải thu. Vì vậy mà vòng quay hàng tồn kho có sự ảnh hưởng quyết định đến kì thu tiền này. Kì thu tiền trung bình tỷ lệ nghịch với vòng quay khoản phải thu. Nếu như ở vòng quay khoản phải thu giảm từ năm 2008-2010 sau đó tăng vào năm 2011 thì ở kì thu tiền trung bình tăng từ 2008-2010 và giảm ở năm 2011. Cụ thể là kì thu tiền trung bình năm 2008 là 41,39 ngày; 2010 là 57,234 ngày; 78,227 ngày năm 2010; 59,074 năm 2011.

Như vậy doanh thu tăng, hệ số vòng quay khoản phải thu biến động trong khi kì thu tiền bình quân của Công ty từ năm 2008-2010 tỷ lệ thuận với doanh thu đến năm 2011 kì thu tiền bình quân đã giảm xuống. Điều này chứng tỏ Công ty đã quan tâm đến việc quản lí khâu thanh toán giúp giảm việc ứ đọng vốn. Tuy nhiên khoản phải thu vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn lưu động.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tạp phẩm (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w