Chính sách kinh tế của Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tạp phẩm (Trang 25 - 26)

4. Nhân tố tác động ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty

4.1.1. Chính sách kinh tế của Nhà nước

Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng. Bởi bất kể công ty, tổ chức hay loại hình doanh nghiệp nào khi tham gia kinh doanh đều phải tuân thủ theo luật, quy định và chính sách mà nhà nuớc ban hành. Chính vì vậy mà bất kì động thái gì của nhà nuớc không kể là có lợi hay hại đều có sự ảnh huởng ít nhiều đến doanh nghiệp. Vì vậy khi tiến hành sản xuất kinh doanh bất cứ một doanh nghiệp nào cũng quan tâm và tuân thủ chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước.

Trong những năm gần đây, tình hình vĩ mô Việt Nam có nhiều biến động do kinh tế toàn cầu - diễn biến môi trường bên ngoài khá khó khăn; tình hình lạm phát trong nước từ cuối năm 2010 và 4 tháng đầu năm 2011 gia tăng; thâm hụt thương mại đi đôi với thâm hụt ngân sách; áp lực chi ngân sách và nợ công đang gia tăng đi đôi với lãi suất trái phiếu chính phủ khá cao; hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) đang chấp nhận rủi ro quá mức và tỏ ra mong manh về thanh khoản; mặt bằng lãi suất của nền kinh tế cao vượt quá khả năng chịu đựng của các doanh nghiệp… Thị trường chứng khoán cũng đang hết sức bấp bênh chứa đựng các yếu tố đầu cơ; và tình trạng tăng vốn ồ ạt nhưng quản lý, quản trị chưa theo kịp… Chính phủ Việt Nam gần đây đã có một loạt các giải pháp điều chỉnh khá mạnh, nhằm hướng tới mô hình tăng trưởng mới ít dựa vào vốn, tài nguyên thô hơn; chuyển từ quan điểm tăng trưởng bằng mọi giá sang tăng trưởng thận trọng hơn, thắt chặt chi tiêu chính phủ (giảm đầu tư công), thắt chặt tiền tệ hơn và định hướng lại dòng vốn vào khu vực sản xuất hơn là vào đầu cơ (nhà đất, vàng, chứng khoán…). Suy giảm

kinh tế đã được ngăn chặn. Hiệu quả các chính sách, giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế của chính phủ thể hiện ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế. Tốc độ tăng GDP quý I năm nay là 4,00%; quý II tăng 4,66%; quý III tăng 5,35%. Nhìn chung, mức tăng trưởng kinh tế những tháng đầu năm 2012 là hợp lý trong điều kiện cả nước tập trung thực hiện mục tiêu của năm 2012 là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Trong đấy chính sách đẩy mạnh xuất khẩu , thúc đẩy đầu tư và ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn ngừa nguy cơ lạm phát là tiền đề cho sự phát triển dài hạn của nền kinh tế. Trong khi đó Việt Nam là nước được đánh giá có nhiều triển vọng tăng trưởng kinh tế giai đoạn hậu khủng hoảng nhờ vào nhu cầu tiêu dùng trong nước cao và tiềm năng phát triển sẵn có. Tất cả những yếu tố trên chính là cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung đạt được sự tăng trưởng bền vững trong năm 2012.

Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến vốn lưu động của Công ty.

- Ảnh hưởng trực tiếp đến lượng hàng hóa trong kho của Công ty do hoạt động kinh doanh của Công ty có xu hướng gia tăng(nền kinh tế phát triển trở lại), tăng đầu tư cho các cơ sở sản xuất của Công ty do được chính sách của Nhà nước hỗ trợ trong thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Điều này dẫn đến hàng tồn kho của Công ty có thể tăng do các đơn hàng tăng và giảm hàng tồn kho ứ đọng do giải quyết và thanh lí được.

- Có thể giảm tỷ lệ nợ xấu do các khoản phải thu quá hạn được giải quyết. - Hợp lí hơn về tỷ lệ hàng tồn kho và các khoản phải thu trong cơ vốn lưu động. Do kinh tế phát triển sẽ giúp Công ty dễ dàng giải quyết được lượng hàng ứ đọng trong kho và giải quyết được các khoản phải thu quá hạn. Giảm chi phí sử dụng, tránh lãng phí vốn lưu động và gây ứ đọng.

-

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tạp phẩm (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w