Thời gian của sự cảm nhận nhân sinh (trong sự đối chiếu với thời gian tuần hoàn của vũ trụ)

Một phần của tài liệu ĐẶC SẮC THƠ THIỀN TUỆ TRUNG THƯỢNG sĩ (Trang 31 - 32)

Y cẩu phù vân biến thái đa

3.2.1.1. Thời gian của sự cảm nhận nhân sinh (trong sự đối chiếu với thời gian tuần hoàn của vũ trụ)

Trong việc ứng xử với thời gian, mặc dù Thiền đạt tới cảnh giới là phi thời gian nhưng không vì vậy nó phủ bỏ với thời gian hiện sinh. Với Tuệ Trung Thượng sĩ, ông quan niệm rằng đời sống sinh mệnh con người là hữu hạn, ngắn ngủi trong một trật tự không thể đảo ngược của trật tự thời gian.

“Tam sinh thúc hốt chân phong chúc, Cửu giới tuần hoàn thị nghĩ ma.”

(Đốn tỉnh)

(Ba sinh thấm thoắt thực như ngọn đuốc trong gió,

Chín cõi tuần hoàn, giống như cái kiến bò trên miệng cối xay bột.)

Dịch nghĩa: “tam sinh” tương ứng với ba đời: quá khứ, hiện tại và vị lai “cửu giới” gợi nhắc đến chín giới trong thập pháp giới, từ Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh đến Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát,... Tất cả đều hiện hữu một cách mong manh, chóng tàn như ngọn đuốc trước gió, hay bị cuốn theo khổ thú luân hồi không lối thoát. Thời gian sinh mệnh cá thể ở đó là vô thường, là hãn hữu, sinh diệt cùng vận động biến ảo, huyễn hiện của thế giới hiện tượng.

Hay một mũi tên bay, bóng ngựa bên cửa sô, dòng sông đang chảy,.. là những hình ảnh thường xuất hiện trong sáng tác của Tuệ Trung.

“Đốt đốt phù vân hề phú quý, Ha ha quá khích hề niên quang.”

(Phóng cuồng ngâm)

(Chà chà! Cảnh giàu sang như mây nổi,

Ôi chao! Thời gian thấm thoắt như bóng ngựa qua kẽ vách.) Hoặc:

“Công danh phú quý đẳng phù vân, Thân thế quang âm nhược phi tiễn.”

(Phàm thánh bất dị)

(Công danh và giàu sang đều như mây nổi, Thân thế và tháng năm tựa như mũi tên bay.)

Ta có thể thấy Tuệ Trung thể hiện thời gian thông qua vận dụng những hình ảnh mang tính biến động - điều này không chỉ ông mà các tác gia – Thiền sư khác cũng chịu ảnh hưởng, nó liên quan đến hai khái niệm “con người dịch chuyển” và “thời gian dịch chuyển”.

Và đối diện với sự hữu hạn của kiếp người, sự tàn phá của thời gian thì ông không hốt hoảng lo lắng mà lại có một thái độ chấp nhận nó và tìm kiếm thú vui ngay trong cái khoảnh khắc hiện tại của cuộc sống đang hiện hữu.

“Hồ hải sơ tâm vị thủy ma,

Quang âm như tiễn hựu như thoa. Thanh phong minh nguyệt sinh nhai túc,

Lục thủy thanh sơn hoạt kế đa. Hiểu quải cô phàm lăng hãn mạn, Vãn hoành đoản địch lộng yên ba.

Tạ Tam kim dĩ vô tiêu tức, Lưu đắc không thuyền các thiển sa.”

(Giang hồ tự thích)

(Tấm lòng hồ hải trước đây chưa từng tiêu mòn, Bóng quang âm vun vút như tên lại như thoi.

Gió mát trăng thanh, sinh nhai đủ, Non xanh nước biếc kế sống dồi dào.

Buổi sớm, kéo cánh buồm cô đơn băng mặt nước mênh mông, Chiều hôm, cầm ngang chiếc sáo ngắn, đùa với khói sóng.

Tạ Tam nay đã không còn tăm hơi gì nữa, Chỉ còn lưu lại chiếc thuyền không ghếch mình lên cát.)

Trong bài thơ, thời gian nhân sinh vẫn xuất hiện với cái đặc tính chóng vánh, vô thường (Quang âm như tiễn hựu như thoa) nhưng nó lại dường như bị thu hẹp phạm vi trước hình tượng chủ thể, cho dẫu hình tượng chỉ được khắc họa một cách gián tiếp qua các động từ chỉ hành động (lăng - băng, vượt; quải - kéo; hoành - cầm ngang). Hình thức sóng đôi “hiểu – vãn” cũng xuất hiện, nhưng không diễn đạt tâm trạng “hoảng hốt” mà trong chỉ cho thấy tâm thái bận rộn với “hồ hải sơ tâm” của người dật sĩ tiêu dao. Thời gian còn đó nhưng đã không còn dấu vết của tâm trạng. Bài thơ mở đầu bằng một cái có của tấm lòng hồ hải, nhưng

kết thúc bằng một chữ “không” của chiếc thuyền ghếch mình trên bãi cát đầy tính biểu tượng, dẫn dụ cho một tâm thế đạt ngộ của con người giải thoát.

Tuệ Trung cũng có xu hướng thể hiện đời sống hiện sinh trong sự đối chiếu với thời gian tuần hoàn, bất biến của vũ trụ. Điều này càng làm nổi bật lên tình trạng ngắn ngủi, vô thường, bấp bênh của thế giới nhân sinh cũng như tồn tại của con người.

Với Tuệ Trung, tâm thế của ông thiên về việc khuyên nhủ chúng sinh, hãy nhận rõ bản chất của các hiện t ượng thuộc chân lý tương đối, bao gồm cả thời gian:

“Tứ tự tuần hoàn xuân phục thâu (thu), Xâm xâm dĩ lão thiếu niên đầu. Vinh hoa khẳng cố nhất trường mộng,

Tuế nguyệt không hoài vạn hộc sầu. Khô thú luân hồi như chuyển cốc,

Ái hà xuất một đẳng phù âu. Phùng trường diệc bất mô lai tị, Vô hạn lương duyên chỉ má hưu.”

(Khuyến thế tiến đạo) (Bốn mùa tuần hoàn, hết xuân lại thu,

Nhanh sầm sập, chả mấy chốc đã già mái đầu con trẻ. Chẳng chịu ngoái nhìn vinh hoa như một giấc mộng,

Năm tháng luống mang vào lòng muôn hộc sầu. Nẻo “khổ” cứ luân hồi như trục bánh xe quay mãi,

Sông “ái” chìm nổi như bọt nước bập bềnh.

Nếu cứ buông trôi trong mọi thú vui mà không tìm ra điểm bắt đầu, Thì duyên lành vô hạn chỉ đến thế mà thôi.)

Có thể thấy rằng, đối mặt với sự ngắn ngủi của đời người, sự tàn phá của thời gian thay vì bộc lộ tâm trạng sợ hãi, bi quan thì Tuệ Trung lại bày tỏ tâm thế sẵn sàng và chấp nhận để từ đó đạt đến cảnh giới tinh thần tự tại, hoan hỉ.

Một phần của tài liệu ĐẶC SẮC THƠ THIỀN TUỆ TRUNG THƯỢNG sĩ (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w