Giọng trào lộng hóm hỉnh, ý nhị

Một phần của tài liệu ĐẶC SẮC THƠ THIỀN TUỆ TRUNG THƯỢNG sĩ (Trang 29 - 30)

Y cẩu phù vân biến thái đa

3.1.2.3. Giọng trào lộng hóm hỉnh, ý nhị

Với cái nhìn vượt thoát mọi khuôn sáo ràng buộc của Thiền tông, Trần Tung đã không ngần ngại thể hiện giọng điệu

trào lộng hóm hỉnh, ý nhị trong thơ của mình. Chất trào lộng trong giọng điệu, ngôn ngữ thơ Thượng sĩ chỉ là một cách thức để

bộc lộ chỗ thấy nhìn, quan niệm của Trần Tung về Thiền học và cuộc đời đồng thời cũng để thức tỉnh người học đạo vốn dễ mê chấp vào giáo điều, kinh điển. Giọng trào lộng trong thơ Tuệ Trung luôn ẩn chứa đằng sau đó nụ cười hóm hỉnh, ý nhị. Khi đề cập đến cách sống tùy duyên nhập thế, Thượng sĩ đưa ra những hình ảnh hết sức tự nhiên, độc đáo:

“Kim xuyên thốc ẩu vi huyền dặc Minh kính manh nhân tác cái chi Ngọc tháo nhập cầm ngưu bất thính Hoa trang anh lạc tượng hà tri”

(Chiếc thoa vàng đối với bà già đầu hói chỉ là chiếc móc để treo Tấm gương sáng với người mù chỉ là cái nắp đậy chén

Dẫu tiếng ngọc nhập vào đàn cầm thì trâu cũng chẳng thèm nghe Bông hoa có trang sức thêm chuỗi ngọc thì voi cũng không biết đến)

(Vật bất năng dung)

Bằng những hình ảnh đời thường cùng cách nói trào lộng, bông đùa, Tuệ Trung đã chỉ cho người đọc thấy những sai lầm trong cách hành xử một cách sâu sắc, giàu sức thuyết phục. Để nhắc nhở người học về tinh thần tự tin, tự lực trên con đường tìm về chân như của chính mình, Trần Tung nhẹ nhàng nhưng quả quyết từ lời nói đến hành động:

“Đắc kỵ hô đầu Bất loát hô tu”

(Được cưỡi đầu hổ Chớ vuốt râu hùm)

(Tụng cổ)

Trả lời về vấn đề “thế nào là tâm của cổ Phật?”, Tuệ Trung có cái nhìn đầy thi vị qua những hình ảnh độc đáo:

“Tận đạo mãn thành vô quốc diễm Bất tri chu hộ hữu thuyền quyên”

(Đều bảo khắp thành không quốc sắc Hay đâu cửa tía có thuyền quyên)

(Đối cơ)

Nói về “gia phong” của chính mình, Thượng sĩ thản nhiên mà dí dỏm:

“Nhàn phao nham quả hô viên tiếp Lãn điếu khê ngư dẫn hạc tranh”

(Nhàn, kêu vượn đón quả rừng Lười, câu cá suối kêu hạc cùng tranh)

(Đối cơ)

Qua những ví dụ trên, có thể thấy, giọng trào lộng trong thơ Thiền Tuệ Trung thường được tạo nên từ điểm nhìn đơn giản hóa, bình thường hóa những điều vốn mang nặng tính triết thuyết trong Thiền học của tác giả. Có thể thấy, khó tìm được một giọng điệu trào lộng có thể xếp ngang tầm với Tuệ Trung Thượng sĩ. Tuệ Trung là một trong số ít các nhà thơ bằng “chất giọng” trào lộng, hài hước nhưng chuẩn mực, thơ Thiền Tuệ Trung đã mang lại một tiếng nói thấm đẫm tinh thần nhân văn về con người trên hành trình tìm về với chân nguyên giá trị của chính mình.

Tóm lại, Thơ Thiền Tuệ Trung sử dụng đa dạng, phong phú các kiểu ngôn ngữ: ngôn ngữ biểu cảm, ngôn ngữ tượng trưng ẩn dụ, ngôn ngữ phi logic. Biểu cảm là một trong những yếu tố làm nên nét đặc sắc của thơ Thiền Tuệ Trung so với các tác giả khác cùng thời. Ngôn ngữ tượng trưng, ẩn dụ trong thơ Thiền Tuệ Trung có thể chia thành 3 loại: Ẩn dụ bằng hình ảnh, ẩn dụ bằng âm thanh

và ẩn dụ bằng điển cố. Trong đó, được vận dụng nhiều nhất và thành công nhất là ẩn dụ bằng điển cố. Ngôn ngữ phi logic trong

thơ Thiền Tuệ Trung thường được biểu hiện dưới dạng những hình ảnh khác lạ, hầu như không thấy ở cuộc đời thực. Những hình ảnh này thường được Thượng sĩ sử dụng trong hai trường hợp: Một để trình bày sở đắc và “thiền phong” của bản thân hay ca

ngợi những bậc thượng thủ trong nhà Thiền; Hai là để khai ngộ cho hành giả đến học hỏi đạo lý Thiền tông. Giọng điệu là một

trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công của thơ Thiền Tuệ Trung. Giọng điệu trong thơ Thiền Tuệ Trung rất phong phú, đa dạng, linh hoạt. Tuệ Trung Thượng sĩ thường sử dụng giọng thuyết giảng hùng biện, sắc sảo, giọng tự tình trong thơ Thiền Tuệ Trung là tiếng nói của cái tôi trữ tình trước con người và cuộc đời và là lời xác chứng đầy tự tin, tự hào về sở đắc Thiền học của một bậc xuất trần thượng sĩ. Ngoài ra, giọng trào lộng hóm hỉnh, ý nhị ở thơ Thiền Tuệ Trung đã mang lại một tiếng nói thấm đẫm tinh thần nhân văn về con người và cuộc đời bằng một ngữ điệu lạc quan, đầy yêu thương và tin tưởng.

Một phần của tài liệu ĐẶC SẮC THƠ THIỀN TUỆ TRUNG THƯỢNG sĩ (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w