Một số bài học kinh nghiệm và phƣơng hƣớng phát triển

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện phong châu vĩnh phú lãnh đạo phát triển kinh tế giai đoạn 1977 1998 (Trang 109 - 120)

- Về công nghiệp:

4.2Một số bài học kinh nghiệm và phƣơng hƣớng phát triển

Trải qua chặng đường xây dựng và phát triển từ năm 1977 đến năm 1998, Đảng bộ huyện Phong Châu đã lãnh đạo nhân dân đi theo con đường cách mạng mà Đảng ta đã lựa chọn và thực tế đã giành được nhiều thành tựu to lớn. Sở dĩ có được thắng lợi đó là vì Đảng bộ Phong Châu đã biết khơi dậy truyền thống quý báu của dân tộc và vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng vào điều kiện cụ thể của địa phương. Đặc biệt là đã biết phát huy sức mạnh đoàn kết, thống nhất các tầng lớp nhân dân cùng tham gia vào các phong trào cách mạng; huy động sức mạnh toàn quân, toàn dân cùng tham gia xây dựng kinh tế và bảo vệ tổ quốc.

Nhìn lại gần 22 năm xây dựng và phát triển của Đảng bộ và nhân dân huyện Phong Châu, qua thực tiễn chỉ đạo phong trào cách mạng, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:

Trước hết là, nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể ở địa phương.

Việc nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng để vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể ở địa phương là vấn đề vô cùng quan trọng, giúp cho Đảng bộ địa phương có định hướng đúng, để kịp thời lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.

Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn cách mạng, trong những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể, Đảng ta đã đề ra những Chỉ thị, Nghị quyết phù hợp, kịp thời chỉ đạo phong trào cách mạng chung cho cả nước. Điều hiển nhiên là, ở mỗi địa phương, mỗi Đảng bộ phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo đường lối chính sách của Đảng sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương tạo ra yếu tố cơ bản để giành được thắng lợi. Từ khi thành lập, Đảng bộ huyện Phong Châu đã nhận thức rõ được điều đó. Vì vậy, trải qua các giai đoạn cách mạng, Đảng bộ huyện đã vận dụng sáng tạo đường lối cách mạng của Đảng phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, nên đã huy động được sức mạnh đoàn kết toàn dân tham gia vào sự nghiệp cách mạng ở địa phương cũng như chung trên phạm vi cả nước.

Ngay sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng, hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh được sáp nhập thành huyện Phong Châu, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân trong huyện tiến hành khôi phục và cải tạo kinh tế, xây dựng quan hệ sản xuất mới, xây dựng đất nước và thực hiện sự nghiệp đổi mới của Đảng đề ra. Trước những khó khăn, khủng hoảng về kinh tế, xã hội, nhưng do nắm vững đường lối của Đảng, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn địa phương, Đảng bộ Phong Châu đã lãnh đạo nhân dân vượt qua khó khăn thử thách về kinh tế, xã hội, ổn định chính trị, cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng được niềm tin của nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp cách mạng dân tộc, thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới của Đảng.

Hai là, không ngừng nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng bộ, gắn với việc chăm lo xây dựng chính quyền địa phương, mặt trận và các đoàn thể quần chúng.

Thực hiện chức năng tổ chức và lãnh đạo, từ khi thành lập, Đảng bộ Phong Châu đã không ngừng chăm lo xây dựng công tác chính trị, tư tưởng

và tổ chức, trong đó Đảng bộ đã chú trọng việc xây dựng chính quyền địa phương, mặt trận và các đoàn thể quần chúng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác lãnh đạo của Đảng. Do nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt này, kể cả trong những thời kì khó khăn nhất, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo các cơ sở Đảng phải tập trung giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ đảng viên và nhân dân, tạo được niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, vào mục tiêu và con đường cách mạng mà Đảng đã lựa chọn.

Trong mỗi thời kì cách mạng, yêu cầu nâng cao phẩm chất cách mạng, trình độ trí tuệ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mỗi tổ chức cơ sở Đảng, mỗi cán bộ đảng viên là nhiệm vụ quan trọng, nhất là trong bước chuyển từ cơ chế cũ sang cơ chế mới và trong tình hình phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại. Cũng do nhận thức đúng đắn nhiệm vụ cách mạng, cùng với sự đào tạo nhằm nâng cao trình độ mọi mặt, nên năng lực lãnh đạo, nhất là tư duy kinh tế của Đảng bộ được thể hiện rõ nét. Trong nền kinh tế thị trường, việc giữ vững phẩm chất cách mạng, phấn đấu vì mục tiêu lý tưởng của Đảng trong Đảng viên đã xây dựng được mối quan hệ hữu cơ giữa Đảng với quần chúng nhân dân, tạo dựng được niềm tin của nhân dân trong huyện vào sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện.

Xây dựng đảng vững mạnh từ cơ sở cũng chính là khâu then chốt trong nhiệm vụ xây dựng và phát triển của Đảng bộ huyện Phong Châu. Thực tế cho thấy, công tác xây dựng Đảng phải gắn liền với xây dựng và củng cố chính quyền, mặt trận tổ quốc và đoàn thể quần chúng các cấp ở địa phương. Mọi chủ trương của Đảng đều được cụ thể hóa bằng những chính sách cụ thể. Tổ chức và thực hiện là các cấp chính quyền. Vì vậy, Đảng bộ thường xuyên chăm lo xây dựng các cấp chính quyền vững mạnh chính là nhằm mục đích để tổ chức và xây dựng thực hiện mọi nhiệm vụ cách mạng đề ra. Thông qua các tổ chức chính trị, mọi chủ trương, chính sách của sẽ được tuyên truyền và

thực hiện triển khai sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Sự lãnh đạo của Đảng bộ cũng chính là nhân tố quan trọng tạo nên sự thống nhất và phối hợp nhịp nhàng giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị. Trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng, các cấp, các ngành, đoàn thể tiến hành xây dựng, thực hiện kế hoạch và đề ra chương trình hành động cụ thể. Trong quá trình triển khai nhiệm vụ, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể quần chúng không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế ở mỗi địa phương. Chủ trương của Đảng bộ sẽ được cụ thể hoá bằng những cuộc tuyên truyền vận động lớn trên các lĩnh vực, trong đó mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúng nhân dân đóng vai trò quan trọng tổ chức và thực hiện, tạo nên sự đồng thuận hoàn thành mọi nhiệm vụ của cách mạng.

Thực tiễn trong 22 năm xây dựng và phát triển, công tác xây dựng và củng cố Đảng gắn liền với xây dựng kiện toàn hệ thống chính trị là một bài học thành công của Đảng bộ huyện Phong Châu trong lãnh đạo xây dựng và phát triển kinh tế.

Ba là, gắn bó với nhân dân, thường xuyên chăm lo xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ và nhân dân

Xuất phát từ quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nên trong quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển kinh tế, Đảng bộ huyện Phong Châu luôn gắn bó và phát huy sức mạnh đoàn kết của nhân dân để hoàn thành mọi nhiệm vụ cách mạng.

Thực tế cho thấy, trong quá trình lãnh đạo, Đảng bộ Phong Châu luôn coi trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, nhưng đồng thời cũng thường xuyên lắng nghe ý kiến của nhân dân trong việc giải quyết và tập trung trí tuệ tháo gỡ những vấn đề quan trọng ở địa phương. Chính vì thế mà trong những hoàn cảnh khó khăn nhất của cách mạng cũng như của công cuộc xây dựng và phát

triển kinh tế của huyện, nhân dân vẫn luôn tin tưởng, ủng hộ và tận tình giúp đỡ cán bộ, đảng viên và các cơ sở Đảng vượt qua mọi khó khăn đưa nền kinh tế của huyện ngày càng phát triển và ổn định. Quần chúng nhân dân các địa phương trong huyện luôn sát cánh cùng các Đảng bộ thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách do Đảng đề ra. Điều đó cho thấy vai trò của quần chúng nhân dân của huyện Phong Châu trải qua hơn 22 năm trong xây dựng và phát triển huyện là rất to lớn.

Trong quá trình hơn 20 năm xây dựng và phát triển, bài học thành công mà Đảng bộ Phong Châu đã rút ra kinh nghiệm từ thực tế đó là phải luôn biết dựa vào dân, chủ trương lấy dân làm gốc để thực hiện các nhiệm vụ cách mạng; đồng thời cũng chính việc thông qua các phong trào của quần chúng để không ngừng kiểm nghiệm, bổ sung và hoàn thiện các chủ trương, chính sách của Đảng. Thông qua đội ngũ cán bộ của mình, Đảng bộ cũng thường xuyên bám sát các cơ sở, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, kịp thời giải đáp những khó khăn, vướng mắc, đồng thời tiến hành dộng viên, khuyến khích tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân thông hiểu và thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đó chính là cơ sở quan trọng để tạo niềm tin và sự gắn bó của nhân dân đối với Đảng nói chung và Đảng bộ huyện Phong Châu nói riêng.

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”, ngay từ khi thành lập cũng như trong quá trình lãnh đạo nhân dân xây dựng và phát triển kinh tế, Đảng bộ huyện Phong Châu luôn nhận thức rõ vấn đề đoàn kết là sức mạnh tổng hợp, chí khóa của sự thắng lợi của cách mạng. Vì vậy, Đảng bộ các cấp trong huyện luôn coi trọng khối đoàn kết và sự thống nhất trong Đảng bộ, cũng như xây dựng khối đoàn kết giữa đảng viên với quần chúng nhân dân, coi sự đoàn kết trong Đảng bộ là hạt nhân để xây dựng khối đoàn kết toàn

dân. Qua thực tế các phong trào diễn ra ở địa phương cho thấy, khi nào và ở đâu tổ chức Đảng yếu kém, mất đoàn kết nội bộ, thì ở đó không hoàn thành nhiệm vụ, phong trào sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng bị yếu kém. Do vậy, cho dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bài học đoàn kết trong Đảng và việc xây dựng khối đoàn kết toàn dân xung quanh Đảng luôn luôn là nhân tố quan trọng giúp cách mạng vượt qua mọi khó khăn thử thách để giành thắng lợi.

Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, để kinh tế nông nghiệp của huyện phát triển một cách toàn diện và mang lại hiệu quả lớn, Đảng bộ và nhân dân Phong Châu cần phải tập trung giải quyết một số công việc chủ yếu sau:

Thứ nhất, cần rà soát và điều chỉnh lại quy hoạch đất đai để bố trí sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp toàn diện, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá. Trong đó luôn coi trọng sản xuất lương thực nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực trong địa bàn huyện. Ngoài ra, cần đảy mạnh phát triển công nghiệp, cây ăn quả có giá trị xuất khẩu cao như hồng, na, chanh, bưởi... Huyện nên có chính sách đầu tư và tăng cường chỉ đạo phát triển ngành chăn nuôi trở thành một ngành quan trọng trong nông nghiệp, tiếp tục nâng cao hiệu quả của ngành lâm nghiệp.

Thứ hai, tiếp tục phát triển và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất một cách sâu rộng hơn, đồng độ hơn. Thực hiện việc rà soát và đảy mạnh công tác xây dựng và cải tạo các công trình thủy lợi, coi thuỷ lợi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp. Tiếp tục đưa các giống mới vào sản xuất để nâng cao năng suất và sản lượng lương thực. Chú ý phát triển công nghiệp chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tăng sức cạnh tranh trên thị trường .

Thứ ba, vận dụng nhiều hình thức tổ chức sản xuất đa dạng và đan xen nhau, khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế nhằm hỗ trợ thúc đẩy sản xuất, khuyến khích kinh tế hộ, xây dựng kinh tế hợp tác, kinh tế nhà nước,

và kinh tế tư nhân, trong đó kinh tế nhà nước tiếp tục giữ vai trò chủ đạo. Trong đó, kinh tế các hộ phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Nhiệm vụ trước mắt của kinh tế hợp tác nên tập trung vào các lĩnh vực như phát triển thuỷ lợi và cơ sở hạ tầng nông thôn, liên kết các thành phần kinh tế khác phục vụ sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia bỏ vốn đầu tư phát triển nông – lâm nghiệp để khai thác, sử dụng có hiệu quả các loại đất trống đồi núi trọc, đất hoang và phát triển công nghiệp chế biến .

Thứ tư, Huyện uỷ và Ủy ban nhân dân huyện cần đẩy nhanh tiến độ giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất ổn định lâu dài để nông dân yên tâm sản xuất. Tổ chức rà soát lại tình hình phân cấp ruộng đất và đồng thời nên sớm có chủ trương hợp lý hóa tạo ra sự ổn định ruộng đất cho nông dân, giảm sự manh mún, phân tán để tổ chức sản xuất có hiệu quả hơn, Huyện uỷ phải có những chính sách cụ thể cho khuyến khích và phát triển kinh tế trang trại gia đình.

Ngoài những nội dung nêu trên, Đảng bộ và chính quyền huyện cần phát động phong trào thực hành tiết kiệm trong nhân dân, mở rộng các nguồn vốn tín dụng cho các hộ nông dân trực tiếp vay cả vốn dài, trung hạn và ngắn hạn, áp dụng chính sách thuế phù hợp ...

Như vậy, trong bối cảnh chung của cả nước trên con đường thực hiện thành công sự nghiệp đổ mới, từng bước Phong Châu trở thành huyện có nền kinh tế-xã hội phát triển, bước sang thế kỷ XXI, huyện Phong Châu (sau đó là hai huyện Phù Ninh và Lâm Thao) cần đẩy mạnh sản xuất hơn nữa, phát huy các nguồn lực của từng địa phương, khai thác tiềm năng của mỗi vùng, đưa nhanh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi thích hợp với đặc

điểm từng vùng để phát huy có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.

Để thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế – xã hội của huyện, ổn định đời sống nhân dân, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bên cạnh việc phát triển có hiệu quả về kinh tế nông nghiệp, nhiệm vụ quan trọng hành đầu là Đảng bộ huyện phải thường xuyên củng cố chính quyền, xây dựng khối đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trên các lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa.

Những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân Phong Châu đạt được đánh dấu mốc son quan trọng trong quá trình lãnh đạo và thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, không chỉ tạo ra sự ổn định và phát triển kinh tế – xã hội của huyện, mà còn góp phần khẳng định đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong nhiều năm qua.

Qua hơn hai mươi năm xây dựng và phát triển (1977-1998) Đảng bộ và nhân dân huyện Phong Châu không chỉ tự hào về những thành tựu đã đạt được, mà còn để lại những bài học kinh nghiệm bổ ích có giá trị, là tiền đề quan trọng đưa phong trào của huyện phát triển trong các giai đoạn sau.

Với truyền thống lịch sử lâu đời, Đảng bộ và nhân dân Phong Châu tiếp tục vượt qua những khó khăn, thử thách, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, xứng danh là người dân vùng Đất Tổ Vua Hùng – cái nôi của dân tộc Việt Nam.

KẾT LUẬN

Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ (1975), trước bối cảnh mới, năm 1977 hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh đã hợp nhất thành huyện Phong Châu.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện phong châu vĩnh phú lãnh đạo phát triển kinh tế giai đoạn 1977 1998 (Trang 109 - 120)