- Về công nghiệp:
3.4 Thực hiện kế hoạch Nhà nƣớc 5 năm (1991-1995) những thành tựu về kinh tế
về kinh tế
Vận dụng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc và Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú lần thứ 7 vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương, từ ngày 13 đến ngày
15/10/1991, Đảng bộ huyện Phong Châu tiến hành Đại hội lần thứ 6. Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ 5, Đại hội Đảng bộ lần thứ VI của huyện đã nêu lên phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội trong 5 năm 1991-1995, với mục tiêu là: “...ổn định và có bước phát triển về kinh tế – xã hội, đảm bảo nhu cầu lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân, tích cực khai thác các nguồn hàng xuất khẩu, tìm thêm việc làm và cải thiện một bước đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Quan tâm củng cố và từng bước phát triển sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hoá, làm tốt công tác quốc phòng và an ninh, bảo vệ trật tự an toàn xã hội. Tăng cường các biện pháp chống tham nhũng, giảm dần biểu hiện tiêu cực trong các lĩnh vực hoạt động, từng bước xây dựng nông thôn mới theo hướng xã hội chủ nghĩa...” [16].
Trong đó, các chỉ tiêu cụ thể về nông nghiệp bao gồm:
- Phấn đấu đến năm 1995 đạt tổng sản lượng lương thực quy thóc từ 46.000 - 48.000 tấn, bình quân 5 năm mỗi năm đạt từ 45.000 - 46.000 tấn lương thực, từ 900 đến 1.000 tấn lạc và đậu tương.
- Chăn nuôi đạt từ 20.000 - 22.000 con trâu bò, 48.000 -52.000 con lợn, khai thác từ 500-550 ha mặt nước lớn và mở rộng các hình thức chăn nuôi thả cá, phấn đấu đạt 500-600 tấn cá thịt mỗi năm.
- Trong 5 năm trồng mới 200 ha chè. Chỉ đạo trồng rừng tập trung vùng đồi và trồng rừng xã hội ở tất cả các vùng diện tích quy hoạch (1500ha); chú ý khâu bảo vệ khai thác và khai thác và khôi phục rừng tái sinh lần một (670 ha).
- Bảo đảm hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân. Mở rộng sản xuất chế biến, thu mua hàng xuất khẩu đạt bình quân từ 4-5đôla/người/năm.
- Giảm tỷ lệ phát triển dân số xuống dưới 1,8% năm 1995, giảm dần số hộ nghèo đói hàng năm...
Trong 5 năm (1991-1995), Đảng bộ và nhân dân huyện Phong Châu đã nỗ lực phấn đấu thực hiện những mục tiêu kinh tế-xã hội do Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VI đề ra. Trong điều kiện đất nước đang chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí điều hành của Nhà nước – một triển vọng mới đã mở ra , song bên cạnh đó cũng không ít những khó khăn, phức tạp đối với đời sống kinh tế –xã hội của huyện.
Bước vào thời kỳ đổi mới, bên cạnh những bài học bổ ích qua 5 năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới (1986-1990), Phong Châu là huyện có tiềm lực lao động khá dồi dào (80.000 lao động trong độ tuổi, trong đó có 60.000 lao động nông nghiệp) (1991); trên địa bàn huyện có nhiều xí nghiệp của tỉnh và Trung ương; tài nguyên đất của huyện khá phong phú (6.400 ha đất phù sa sông Hồng, 3.813 ha đất phù sa sông Lô, 19.666 ha đất đồi, trong đó cố 2.500 ha đất đồi chưa được sử dụng...) [1; 199]; cơ sở vật chất như hệ thống thuỷ lợi, lưới điện đã được trang bị khá đảm bảo phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp...
Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, khi bước vào giai đoạn mới, Đảng bộ và nhân dân Phong Châu gặp phải không ít khó khăn. Mặc dù cơ chế kinh tế đã đổi mới nhưng chính sách cụ thể thực hiện chưa đồng bộ, vẫn còn nhiều kẽ hở dẫn đến tiêu cực trong quản lí kinh tế và đời sống xã hội, giá cả không ổn định, hàng nông sản, vật tư nông nghiệp luôn biến động. Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp phát triển chậm, chưa có nền tảng vững chắc, còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp quốc doanh còn lúng túng, bế tắc, chưa có hình thức tổ chức phù hợp. Cơ sở vật chất, trường học, trạm xá, đường giao thông xuống cấp nhiều...
Nhìn tổng quát, bước vào thời kỳ đổi mới 1991-1995, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Phong Châu, tình hình kinh tế được tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu sau:
- Về sản xuất nông nghiệp
Nhằm khắc phục tình trạng giảm sút lương thực, ngày 20 tháng 12 năm 1991, Huyện uỷ đã ra Nghị quyết số 04-NQ/HU về nhiệm vụ công tác năm 1992 nêu lên những nhiệm vụ cơ bản và những mục tiêu chủ yếu đối với việc phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Đối với sản xuất lương thực- thực phẩm, Huyện uỷ đề ra một số giải pháp cần thực hiện như: có chính sách đầu tư vốn để tập trung vào thâm canh, đặc biệt ở vùng trọng điểm lúa. Tích cực mở rộng diện tích lúa từ 1 vụ lên 2 vụ; hoàn thành trạm bơm tưới ở Bản Nguyên; mở rộng diện tích cây trồng vụ đông và vụ hè thu; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật…
Thực hiện chủ trương giao đất, giao rừng cho các hộ xã viên theo tinh thần Nghị quyết 04 NQ/TU ngày 28 tháng 4 năm 1992 của Tỉnh uỷ Vĩnh Phú, Huyện uỷ tiếp tục triển khai cấp giấy chứng nhận việc sử dụng ruộng đất cho người lao động, tạo điều kiện cho nông dân đầu tư sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Phong trào phát triển kinh tế trang trại, kinh tế vườn có sự chuyển biến rõ rệt. Nhiều hộ gia đình đã cải tạo quy hoạch lại vườn, trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.
Từ vụ mùa năm 1993, Phong Châu đã hoàn thành việc thực hiện Nghị quyết 5 của Ban chấp hành Trung ương, Nghị định 64 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phú về giao ruộng đất và tiến tới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ xã viên. Do vậy, đến hết năm 1993 trong toàn huyện có 95% ruộng đất đã được giao đến xã viên và hộ nông dân.
Về đổi mới quản lý hợp tác xã, thi hành chủ trương của Trung ương và Tỉnh uỷ, Ban thường vụ Huyện uỷ đã nghị quyết “Về việc tiếp tục đổi mới
quản lý hợp tác xã nông nghiệp theo Thông báo số 210 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ”.
Thực hiện công tác đổi mới quản lý hợp tác xã nông nghiệp, mặc dù kết quả còn hạn chế song hầu hết các Ban quản lý hợp tác xã đã thực hiện chức năng làm dịch vụ sản xuất gồm các khâu như giống, thuỷ lợi, bảo vệ thực vật ...Các tổ chức khuyến nông cơ sở ở trong địa bàn huyện tuy mới hình thành nhưng đã có những hoạt động khá tích cực. Nhiều cơ sở sản xuất đã áp dụng đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, mang lại những hiệu quả thiết thực trong sản xuất. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở cũng tập trung chỉ đạo xây dựng đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi, ngành nghề và dịch vụ bước đầu thu được kết quả nhất định như ở Bản Nguyên, Thạch Sơn,Tiên Phú...Tuy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện mới chỉ là bước đầu, kết quả còn hạn chế, song nó có ý nghĩa quan trọng giúp cho các cơ sở nhận thức đầy đủ về sự cần thiết phải phá vỡ thế sản xuất độc canh trong nông nghiệp, xoá bỏ tập quán sản xuất thuần nông, nhằm tạo ra tập quán mới có bước phát triển quan trọng trong kinh tế nông thôn.
Trong sản xuất, việc đưa tiến bộ kĩ thuật giống cây trồng đã trở nên phổ biến và tự giác ở mhiều hợp tác xã và các hộ nông dân. Nếu như năm 1991 toàn huyện mới chỉ có 15% diện tích lúa nguyên chủng và cấp I, thì đến năm 1995 diện tích đó đã lên 65-70%; ở vùng đồng bằng, tỷ lệ này đạt 75-80% [1; 200]. Các giống ngô, lạc, đậu, mía có năng suất cao cũng được đưa vào sản xuất.
Nhiều điển hình về sản xuất lúa giống cung cấp cho địa bàn tại chỗ đã có kết quả tốt, góp phần tích cực vào việc đưa năng suất lúa phát triển nhanh và ổn định như Bản Nguyên, Hợp Hải, Cao xá, Tiên Phú, Phú Hộ...
Trình độ thâm canh ở nhiều xã cũng có những chuyển biến tích cực, toàn diện và đồng bộ, đặc biệt là ở các vùng có điều kiện thuận lợi về thủy lợi đã khuyến khích người nông dân đầu tư vào sản xuất nên năng suất cây trồng tăng lên rõ rệt.
Để tiến hành sản xuất được thuận lợi, Huyện uỷ cũng đặc biệt chú trọng phát triển xây dựng các công trình thuỷ lợi. Dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy, trong 5 năm, trên phạm vi toàn huyện đã xây dựng 122 hạng mục các công trình thuỷ lợi các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ đưa vào sử dụng phục vụ sản xuất có kết quả tốt. Do khai thác các trạm bơm có hiệu quả nên diện tích tưới của huyện tăng thêm 1.345 ha, đưa diện tích tưới chủ động lên 5.200 ha và tiêu 1.614 ha. Công tác kiểm tra quản lí, sử dụng các công trình thuỷ lợi cũng được đẩy mạnh. Tuy nhiên, việc khai thác các công trình thuỷ lợi, nhất là các hồ đập ở vùng đồi còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả phục vụ sản xuất còn thấp.
Trong quá trình sản xuất, sản xuất nông nghiệp vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của hạn hán, úng lụt, rét đậm kéo dài, sâu bệnh...gây trở ngại lớn cho quá trình sản xuất. Tuy vậy, để biến các nghị quyết của Đảng và Nhà nước thành thực tế, dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền huyện Phong Châu, Ban quản lí các hợp tác xã nông nghiệp và nhân dân đã chủ động bố trí thời vụ, cơ cấu cây trồng, đưa tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất nên sản lượng lương thực bình quân hàng năm của huyện đều tăng. Bình quân trong 3 năm 1991-1993 đạt 43.317,68 tấn (tăng so với năm 1988-1990 là 4,12%). Riêng năm 1993 đạt 49.544 tấn, đạt 103,2% kế hoạch Đại hội đề ra [17; 1].
Bảng 3.4: Tổng sản lượng lương thực quy thóc của Phong Châu từ 1991- 1995 TT Năm Tổng sản lƣợng quy thóc (Tấn) 1 1991 37.700 2 1992 40.865 3 1993 49.544 4 1994 48.400 5 1995 54.700
(Nguồn: Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phong Châu tỉnh Vĩnh Phú,
Lịch sử Đảng bộ huyện Phong Châu, tập 2, Xuất bản năm 1998, trang 201)
Nhìn chung trong giai đoạn 1991-1995, sản lượng lương thực bình quân đạt 46.200 tấn, nhịp độ tăng bình quân trong 5 năm đạt 8,1%. Năm 1995 đạt cao nhất là 54.700 tấn lương thực, bằng 113,8% mục tiêu Đại hội VI Đảng bộ huyện đề ra [1; 200].
Về chăn nuôi, các đàn ra súc, gia cầm bình quân hàng năm đều tăng. Đến năm 1993 tổng đàn trâu đạt 24.221 con (đạt 110% kế hoạch); tổng đàn lợn là 78.567 con (đạt 151,1% kế hoạch Đại hội). Đến năm 1995 tổng đàn lợn đạt 157% và tổng đàn trâu bò đạt 121% kế hoạch Đại hội VI [1; 201] . Tỷ lệ giống lợn lai ngày càng tăng so với tổng đàn lợn.
Nghề nuôi cá cũng có nhiều chuyển biến quan trọng. Do tận dụng được mặt nước để thả cá nên nghề nuôi cá giống được khuyến khích phát triển, hình thức nuôi thả cá lồng được nhân dân trong huyện hưởng ứng tích cực và nhiều xã đã đem lại hiệu quả thiết thực như Thạch Sơn, Bản Nguyên...
Về kinh tế lâm nghiệp, kinh tế trang trại, kinh tế vườn có nhiều tiến bộ rõ rệt. Đất rừng, đất đồi đã có chủ quản lí và ngày càng khai thác tốt tiềm năng đất đai; kinh tế vườn được chú ý và thu được những kết quả bước đầu. Nhiều vườn cây ăn quả có giá trị cao, tạo ra sản phẩm hàng hoá có giá trị và ngày càng được nhân rộng ra các xã, cây trồng chủ yếu là hồng, quýt, na, chanh…. Trong địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều hộ gia đình làm kinh tế vườn giỏi như Phú Hộ, Bản Nguyên, Tứ xã, An Đạo, Tiên Phú, Hy Cương..
Bước vào thời kỳ đổi mới, nền kinh tế trang trại trong huyện đã phát triển theo mô hình nông- lâm kết hợp. Theo điều tra ban đầu, đến năm 1995 toàn huyện có trên 50 trang trại ở 11 xã, thị trấn với diện tích 243,67 ha, trong đó có 5 trang trại diện tích trên 10 ha [1; 203]. Số trang trại còn lại ở quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu là các trang trại trồng cây ăn quả như hồng, na, quýt, có trang trại trồng chè phục vụ cho xuất khẩu và nhiều trang trại khác đã trồng cây nông nghiệp làm nguyên liệu cho nhà máy Giấy Bãi Bằng... Nhìn chung kinh tế trang trại, kinh tế đồi, vườn, kinh tế hộ gia đình được phát triển đúng hướng, bước đầu có hiệu quả, góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân nhiều địa phương trong huyện.
Trong 5 năm (1990-1995), toàn huyện đã trồng mới, chăm sóc rừng tái sinh được hơn 1.000 ha, trồng hơn 3 triệu cây phân tán và hơn 23 vạn cây ăn quả, vượt chỉ tiêu của Đại hội VI đề ra.
Có thể thấy, thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân huyện Phong Châu đạt được trong giai đoạn 1991-1995 là đáng khích lệ, tạo nên một không khí mới trong sản xuất nông nghiệp. Đây là thời kì sản xuất phát triển tương đối ổn định ở Phong Châu. Bình quân trong 5 năm (1991-1995) diện tích cấy trong toàn huyện đã đạt 98%, đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật, thay đổi các loại giống có năng suất cao vào đồng ruộng, cấy các giống cấp II, bỏ các loại giống cấp III nên năng suất bình quân đạt 150kg/ sào/vụ, lương thực bình quân đầu
người tăng lên là 400- 410 kg/người/ năm [1; 204]. Trong đó, xã Tứ Xã đạt cao nhất là 430 -450 kg/ người/năm [2; 50].
-Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Ngoài việc đẩy mạnh kinh tế nông nghiệp, một số mô hình sản xuất mới đã hình thành và từng bước phát triển trên địa bàn huyện Phong Châu. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã ra đời và chủ động đầu tư vốn mở rộng sản xuất, thay đổi dây chuyền sản xuất, tạo ra nhiều mặt hàng có giá trị như: phèn chua, sản xuất giấy mỏng, xén kẻ giấy... hoặc những mặt hàng có giá trị như vật liệu xây dựng, sản phẩm từ nguyên liệu hoá chất, cơ khí nhỏ, chế biến nông sản thực phẩm...
Thực hiện nghị quyết Trung ương VIII, huyện đã mở rộng quan hệ tranh thủ sự giúp đỡ của các xí nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn để làm vệ tinh sản xuất, một số mặt hàng cung cấp nguyên liệu cho các xí nghiệp Trung ương bước đầu đạt kết quả.
Do chú trọng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và tạo ra nhiều sản phẩm nên tổng giá trị sản lượng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 7,9 tỷ đồng (giá trị cố định năm 1989), đạt 225,7% chỉ tiêu của Đại hội VI đề ra.
Tuy sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã đạt những thành tựu quan trọng, nhưng tốc độ phát triển vẫn còn chậm và chưa mang tính đồng bộ. Cơ cấu ngành hàng không ổn định, sản phẩm hàng hoá chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường, sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong nông nghiệp còn bị buông lỏng, thiếu sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành. Sản xuất chủ yếu là tự phát, sản phẩm của các nghề truyền thống chậm đổi mới và phát triển kém; công tác quản lý của Nhà nước đối với sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn bị buông lỏng...
Trong 5 năm (1991-1995), công tác xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của huyện có bước phát triển đáng kể. Nhiều công trình trọng điểm đã được Huyện tập trung chú trọng đầu tư như hoàn thành đường điện phía Nam và một phần đường điện phía Bắc, xây dựng cơ sở vật chất trường học, trạm xá, nâng cấp đường giao thông ...
Nhờ có chính sách đúng đắn và sự chỉ đạo kịp thời của Huyện ủy và Ủy