Quá trình chỉ đạo phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ tỉnh

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh yên bái lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ 1996 den nam 2010 (Trang 55 - 91)

tỉnh Yên Bái từ năm 2001 đến năm 2005

2.1.2.1. Phát triển quy mô giáo dục và nâng cao chất lượng đào tạo

*Phát triển quy mô giáo dục

Thực hiện chủ trương và chỉ đạo của Tỉnh ủy “ở đâu có nhu cầu học

tập, ở đó phải có giáo viên và trường lớp”, phấn đấu tỉnh đạt PCGDTHCS

vào năm 2007 và thực hiện phổ cập THPT ở những nơi đã hoàn thành PCGDTHCS, quy mô giáo dục trong những năm 2001- 2005 được mở rộng và phát triển.

Tỉnh ủy đã chỉ đạo UBND tỉnh, chính quyền các cấp và ngành thực hiện tách các trường cấp 1-2 trong tỉnh thành trường tiểu học, THCS độc lập theo hướng chuẩn hóa của Bộ Giáo dục và Đào tạo; thành lập thêm 11 trường THCS, 12 trường tiểu học và 1 trường phổ thông.

Đối với học sinh tốt nghiệp THCS ở địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa, được sự quan tâm và chỉ đạo của Tỉnh ủy, Sở Giáo dục đã phối hợp với huyện thành lập các phân hiệu PTTH tạo điều kiện thuận lợi và thu hút học sinh là người dân tộc thuộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa đi học. Năm 2003, thành lập phân hiệu PTTH Dân tộc nội trú khu vực miền tây, đặt trong trường Trung học sư phạm 12+2 Nghĩa Lộ và phân hiệu PTTH Mai Sơn trực thuộc trường PTTH Hoàng Văn Thụ huyện Lục Yên. Năm 2004, thành lập 3 phân

hiệu PTTH: phân hiệu PTTH An Bình trực thuộc trường PTTH Chu Văn An huyện Lục Yên, phân hiệu PTTH Nghĩa Tâm trực thuộc trường PTTH Văn Chấn huyện Văn Chấn, phân hiệu PTTH Nậm Búng trực thuộc trường PTTH Sơn Thịnh huyện Văn Chấn. Đặc biệt, khi tìm hiểu không thấy có học sinh người H‟Mông theo học ở huyện Trạm Tấu, Tỉnh ủy đã chủ trương và chỉ đạo UBND tỉnh ban hành Quyết định số 228/QĐ-UB ngày 16/7/2004 hỗ trợ cho 40 em học sinh dân tộc H‟Mông mỗi em mỗi tháng 100.000 đồng trong cả khóa học, động viên và khuyến khích các em chuyên cần học tập [59, tr.221].

Nhờ đó, qua các năm hệ thống trường phổ thông được mở rộng, cơ bản đáp ứng yêu cầu học tập của nhân dân. Toàn tỉnh đảm bảo các xã, phường đều có trường tiểu học, trường, lớp THCS; về trường lớp THPT, mỗi huyện, thị, thành phố có từ 1 đến 4 trường; các huyện đều có trường dân tộc nội trú, nhiều xã vùng cao có lớp bán trú dân nuôi.

Biểu đồ dưới đây phản ánh rõ nét sự phát triển quy mô giáo dục phổ thông Yên Bái giai đoạn 2001- 2005:

308 313 318 339 349 349 355 366 379 0 50 100 150 200 250 300 350 400 96-97 97-98 98-99 99-00 00-01 01-02 02-03 03-04 04-05

Biểu đồ thể hiện sự phát triển quy mô giáo dục phổ thông Yên Bái giai đoạn 1996- 2005

Năm học 2004- 2005, toàn ngành giáo dục phổ thông có 379 trường (165 trường tiểu học, 118 trường THCS, 71 trường PTCS, 4 trường PTLC 2+3, 21 trường THPT), 5.922 lớp, 168.558 học sinh [58, tr.2]. So với năm học 1996- 1997, trường phổ thông các cấp tăng thêm 71 trường; học sinh các cấp tăng thêm 16.237, gấp 1,1 lần. Trong đó, học sinh tiểu học giảm 25,7%; học sinh THCS tăng gấp 1,61 lần nhằm phấn đấu toàn tỉnh đạt chuẩn quốc gia PCGD THCS trong thời gian tới; số học sinh THPT tăng 2,91 lần, chuẩn bị tiền đề cho triển khai thực hiện phổ cập THPT sau khi hoàn thành PCGD THCS.

Được Tỉnh ủy, Đảng bộ chính quyền các cấp quan tâm chăm lo, mạng lưới trường lớp PTDTNT của tỉnh đã được quy hoạch, xây dựng phát triển ở cả hai cấp học THCS, THPT. Đến nay, hệ thống các trường PTDTNT toàn tỉnh có 8 trường, trong đó THCS có 7 trường PTDTNT (ở các huyện Văn Chấn, Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên). Trường PTTH Dân tộc nội trú tỉnh, trong đó có phân hiệu PTTH Dân tộc nội trú được giao cho trường THSP Nghĩa Lộ quản lý. Số học sinh các trường DTNT vùng cao có 1791 học sinh; trong đó học sinh THCS có 1.374, học sinh THPT có 417 [58, tr.2].

Nhìn chung, trong những năm 2001- 2005, quy mô giáo dục phổ thông phát triển phù hợp, cơ bản đáp ứng nhu cầu của người học. Đây là tiền đề quan trọng để tỉnh hoàn thành PCGD THCS vào năm 2007 và triển khai thực hiện phổ cập giáo dục trung học phổ thông. Tuy nhiên, hệ thống trường lớp còn chưa hoàn thiện, một số xã chưa có trường tiểu học, THCS độc lập theo hướng chuẩn hóa của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

*Nâng cao chất lượng đào tạo

Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đảng tỉnh Yên Bái lần thứ XVI. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, ngành Giáo dục và Đào tạo đã nỗ lực, quyết tâm nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông trong những năm 2001- 2005. Để đạt được mục tiêu đó, ngành đã đặt ra những nhiệm vụ cụ thể và biện pháp thực hiện như sau:

Đẩy mạnh đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục trong nhà trường. Tăng cường sử dụng thiết bị dạy học gắn với việc đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy, coi đó là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá chất lượng dạy học của giáo viên và nhà trường cũng như chất lượng chỉ đạo của cơ quan quản lý.

Chú trọng việc bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên; phối hợp với Ban Tuyên giáo tỉnh, Ban tuyên giáo các huyện, thị xã, thành phố trong việc tổ chức bồi dưỡng tư tưởng, chính trị và đạo đức nhà giáo. Tổ chức hội giảng chọn giáo viên dạy giỏi cấp THPT, hội thi viết chữ đẹp cấp tiểu học.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục mũi nhọn. Thực hiện tốt việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, tổ chức thi chọn học sinh giỏi các cấp. Tham mưu với UBND tỉnh để có quy định về chế độ khen thưởng đối với học sinh giỏi đạt giải trong các kỳ thi tuyển chọn học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia.

Tập trung thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, dạy đủ các môn học và đẩy mạnh tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo quy định của chương trình, tăng cường công tác giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, phòng chống các tệ nạn xã hội, giáo dục pháp luật,..

Với việc triển khai và thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng bộ Yên Bái, các nhiệm vụ ngành giáo dục đề ra, chất lượng giáo dục phổ thông đã đạt được những kết quả:

Giữ vững và không ngừng nâng cao chất lượng PCGDTH đúng độ tuổi. Tại thời điểm đầu năm học 2000- 2001 chưa có đơn vị xã, phường đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi; đến năm 2005 toàn tỉnh có 2 huyện, thị và 98 xã, phường đạt chuẩn [59, tr.179]. PCGDTHCS được đẩy mạnh trên cơ sở thành tựu của PCGDTH đúng độ tuổi, năm 2005 có thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên và 161 xã phường đạt chuẩn PCGDTHCS [59, tr.189].

Chất lượng giáo dục đại trà được nâng lên so với giai đoạn trước. Ở bậc tiểu học, tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi môn Toán đạt 17,8%, môn Tiếng Việt đạt

9,32% (so với năm 1999- 2000 môn Toán tăng 4,2%, môn Tiếng Việt tăng 1,98%) [58, tr.7]. Các trường tiểu học vùng cao đã bắt đầu chú ý dạy tiếng Việt cho trẻ 5- 6 tuổi trước khi vào lớp 1 và dạy tiếng Việt thông qua các môn học lớp 1, lớp 2; chất lượng học sinh học 2 buổi/ngày khả quan hơn hẳn so với học sinh học 1 buổi. Ở bậc THCS và THPT, tỷ lệ học sinh yếu kém về học lực cũng như đạo đức đều giảm. Năm học 2004- 2005, tỷ lệ hạnh kiểm khá, tốt ở bậc THCS là 91,2% (tăng 2,1% so với năm học 1999- 2000), ở bậc THPT là 89% (tăng 6%); tỷ lệ học sinh có học lực khá giỏi lần lượt là 21% và 17,2% ở bậc THCS và THPT [58, tr.7].

Trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, học sinh Yên Bái đạt nhiều giải, trong đó có nhiều giải nhất, nhì. Năm 2003- 2004 đạt 21 giải, có 1 giải nhất môn Văn, 20 giải ba [57, tr.9]; đặc biệt năm 2004- 2005 có tới 57 giải, trong đó 4 giải nhất, 8 giải nhì, 17 giải ba và 28 giải khuyến khích [58, tr.8]…Trong các cuộc thi khác, học sinh của tỉnh cũng tham gia và đạt những kết quả tốt như: thi giải toán trên máy tính Casio bỏ túi, thi Đường lên đỉnh Olympia, văn nghệ, thể thao…

Các hoạt động Đoàn, Đội, hoạt động ngoại khóa được tăng cường, có tác dụng tích cực trong giáo dục đạo đức cho học sinh. Các mục tiêu giáo dục toàn diện được coi trọng thông qua việc tổ chức dạy học và các hình thức sinh hoạt tập thể. Các nhà trường làm tốt công tác phòng chống ma túy, các tệ nạn xã hội; chú trọng phối kết hợp với cha mẹ học sinh, đẩy mạnh thông tin giáo dục hai chiều giữa nhà trường và gia đình.

Giáo dục hướng nghiệp được quan tâm. Việc dạy- học nghề tại các Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp- Hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh được tổ chức, quản lý chặt chẽ hơn. Giữa trung tâm và nhà trường có sự phối kết hợp chặt chẽ trong quản lý và giáo dục hướng nghiêp. Kết quả thi nghề THPT đạt ở mức cao với trên 90% đạt yêu cầu.

Những kết quả đạt được nêu trên cho thấy về cơ bản đã thực hiện được mục tiêu mà Đảng bộ tỉnh đề ra trong việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông giai đoạn 2001- 2005.

2.1.2.2. Tăng cường đội ngũ giáo viên và phát triển cơ sở vật chất

* Tăng cường đội ngũ giáo viên:

Trên cơ sở đường lối, chủ trương phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy Yên Bái đã chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo từ năm 2001 đến năm 2005 phải chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cho các bậc học, ngành học thực hiện yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục theo yêu cầu của Nghị quyết 40/QH-10 của Quốc hội về đổi mới nội dung, chương trình nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.

Giai đoạn này có một khó khăn thực tế là số học sinh tiểu học giảm do kết quả nâng cao chất lượng PCGD đúng độ tuổi, số học sinh THCS tăng, dẫn tới đội ngũ giáo viên tiểu học lại thừa và thiếu giáo viên bậc THCS; cơ cấu giáo viên nhóm 2 gồm có giáo viên thể chất, nhạc họa, kỹ thuật công nông nghiệp thiếu; giáo viên ở các xã vùng cao, vùng sâu chưa đủ; đội ngũ giáo viên đã được đào tạo qua các thời kỳ theo hệ 5+3, THSP 9+3, 7+2, 7+3, 10+3 chưa được chuẩn hóa. Do đó xây dựng, sắp xếp lại và nâng cao chất lượng giáo viên giai đoạn 2001- 2005 là một yêu cầu cấp thiết.

Trước tình hình trên, Sở Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng và trình UBND tỉnh “Đề án chuẩn hóa, sắp xếp, sử dụng đội ngũ nhà giáo giai đoạn 2001- 2005”. Đề án này đã được UBND tỉnh xem xét và thông qua. Theo đó:

- Giải quyết triệt để yêu cầu số lượng giáo viên ở các địa bàn vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn theo hướng tuyển học sinh vào đào tạo giáo viên cao đẳng sư phạm cho riêng hai huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải và các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

- Đào tạo lại nâng cấp lên dạy bậc THCS đối với số giáo viên bậc tiểu học dôi dư.

- Nâng chuẩn cho giáo viên hệ 5+3, THSP 9+3, 7+2, 7+3, 10+3.

- Huy động các trường chuyên nghiệp liên kết trong công tác đào tạo giáo viên nhóm 2: trường Trung học nông lâm nghiệp tham gia đào tạo giáo viên kỹ thuật nông nghiệp, trường Trung học Văn hóa Nghệ thuật tham gia đào tạo giáo viên nhạc học.

- Liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng trung ương đào tạo chính quy tập trung giáo viên các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Ngoại ngữ, Thể dục, Kỹ thuật công nghiệp…Tập trung bồi dưỡng nâng chuẩn cho giáo viên bằng các hình thức học tập trung chính quy, tại chức, từ xa.

- Đẩy mạnh phong trào xây dựng mỗi trường học là một trung tâm bồi dưỡng giáo viên, khuyến khích tinh thần tự học, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ…

Bằng những giải pháp cụ thể nêu trên, công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của tỉnh đạt được những kết quả nhất định nhằm phục vụ nâng cao chất lượng dạy, học và đảm bảo yêu cầu giáo dục toàn diện. Năm 2003, Sở Giáo dục và Sở Nội vụ được UBND tỉnh phê duyệt đã tuyển dụng biên chế, điều động toàn bộ gần 200 giáo viên tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm tháng 6/2003 tăng cường cho huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải đẩy mạnh thực hiện PCGD THCS [59, tr.187]. Đây là đợt điều chuyển giáo viên mang tính chiến lược, có ý nghĩa lớn mang tính xã hội khắc phục tình trạng thiếu giáo viên ở vùng cao, đảm bảo công bằng giáo dục.

Sở đã đào tạo lại cho 93 giáo viên tiểu học lên dạy THCS, nâng chuẩn cho hơn 1.800 giáo viên hệ 5+3, 7+2, 7+3, 10+3; đào tạo trên chuẩn hơn 700 giáo viên; liên kết đào tạo mới 2 lớp cao đẳng nhạc họa với 60 giáo sinh, 1 lớp TDTT 45 giáo sinh, 1 kỹ thuật công nghiệp 40 giáo sinh [59, tr.212].

Đến đầu năm học 2005- 2006, về cơ bản đã đảm bảo đủ giáo viên cho các cấp học thuộc ngành học phổ thông. Toàn tỉnh có 9.339 giáo viên, trong đó tiểu học 4.228 giáo viên, THCS 3.842, THPT 1.249 (so với đầu năm học 2000- 2001, tổng số giáo viên bậc học phổ thông của toàn tỉnh tăng 1,1 lần, trong đó giáo viên tiểu học tăng 1,0 lần, THCS là 1,3 lần và THPT là 1,7 lần) [58, tr.11]. Chất lượng đội ngũ giáo viên được cải thiện với 87% giáo viên tiểu học đạt chuẩn, giáo viên THCS đạt chuẩn 91% và giáo viên THPT đạt chuẩn 97%. Tỷ lệ giáo viên trên chuẩn ở cả ba cấp học đạt 18,3% [58, tr.11].

Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý tiếp tục được tăng cường. Đặc biệt, Sở đã trình tỉnh quyết định đẩy mạnh đào tạo cán bộ quản lý để đạt

trình độ thạc sỹ, tiến sỹ. Đến năm 2005, có 2 tiến sỹ và 44 thạc sỹ. So với năm 2000, số lượng thạc sỹ tăng 27 người; đó là nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và ngành nhằm nâng cao năng lực quản lý giáo dục phổ thông [59, tr.212].

Với kết quả đạt được, đội ngũ giáo viên cơ bản đảm bảo đủ về số lượng, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên ở vùng cao. Chất lượng của đội ngũ nhà giáo chuyển biến đã tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng mất cân đối về giáo viên giữa các vùng, miền; về cơ cấu ở một số môn tự nhiên và xã hội. Đội ngũ giáo viên, nhân viên phụ trách các hoạt động Đoàn, Đội, thư viện, thí nghiệm còn thiếu. Một bộ phận giáo viên có biểu hiện suy thoái về đạo đức, một bộ phận chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục và phương pháp dạy học.

*Phát triển cơ sở vật chất:

Cơ sở vật chất trường học toàn ngành Giáo dục và Đào tạo Yên Bái nói chung và của bậc học phổ thông nói riêng đã có sự đầu tư, xây dựng và cải tạo sửa chữa. Tuy nhiên, cơ sở vật chất phần lớn là nhà tạm, phòng học xây lợp ngói ít, trang bị nhà trường sơ sài lạc hậu. Những hạn chế trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động dạy, học và chất lượng giáo dục; ảnh hưởng đến môi trường sư phạm và sức khỏe học sinh.

Bước sang thế kỷ XXI, trong Nghị quyết số 20-Ctr/TU ngày 18/10/2002, Tỉnh ủy Yên Bái chủ trương “tăng cường đầu tư cho giáo dục và đào tạo” [73, tr.7], trong đó vẫn tập trung vào giáo dục phổ thông. Tỉnh ủy

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh yên bái lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ 1996 den nam 2010 (Trang 55 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)