Theo dõi đến tháng thứ 6 chỉ còn 93 bệnh nhân tái khám đúng hẹn và chúng tôi đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc sau 6 tháng trên số BN này. Chỉ số huyết áp, nồng độ đường huyết lúc đói và mức HbA1c vẫn là các mục tiêu mà bác sĩ điều trị hướng đến.
3.2.2.1. Hiệu quả kiểm soát huyết áp
Chúng tôi thống kê mức huyết áp trung bình của các bệnh nhân từ thời điểm bắt đầu nghiên cứu đến khi kết thúc nghiên cứu, thu được kết quả như sau:
Bảng 3.21. Huyết áp tâm thu và tâm trương của bệnh nhân sau 6 tháng điều trị Thời
điểm N
Huyết áp tâm thu (mmHg) Huyết áp tâm trương (mmHg) Min Max TB ± SD Min Max TB ± SD
T0 93 100 180 137,9±14,7 60 100 85,3±7,2 T1 93 110 160 135,9±11,9 70 100 84,3±5,6 T2 93 100 160 132,6±10,8 70 110 82,8±6,4 T3 93 100 170 132,2±13,9 70 100 81,9±6,8 T4 93 110 160 131,8±10,3 60 100 81,8±7,9 T5 93 110 150 131,2±10,3 70 90 81,4±6,0 T6 93 100 150 134,1±10,8 60 95 83,4±7,8
49
Nhận xét:
Sau 6 tháng điều trị, huyết áp tâm thu và tâm trương của bệnh nhân giảm
được lần lượt là 3,8 mmHg và 1,9 mmHg so với trước điều trị. Sử dụng kiểm định
nội bộ các đối tượng (Tests of Within-Subjects Effects), cho kết quả p = 0,001 < 0,05 với huyết áp tâm thu, p = 0,000 < 0,001 với huyết áp tâm trương. Như vậy huyết áp tại 7 thời điểm khác nhau rõ rệt. Biểu diễn giá trị huyết áp tại 7 thời điểm trong hình 3.4 có thể thấy huyết áp của các bệnh nhân giảm dần sau mỗi tháng cho đến T5.
Hình 3.4. HATTh, HATTr tại các thời điểm sau 6 tháng điều trị
3.2.2.2. Hiệu quả kiểm soát đường huyết và HbA1c
Đây là hai chỉ số cơ bản và quan trọng để đánh giá mức độ bệnh của bệnh nhân. Thống kê nồng độ đường huyết trung bình của các bệnh nhân tại các thời điểm như sau:
Bảng 3.22. FPG tại các thời điểm sau 6 tháng điều trị Thời điểm N FPG (mmol/L)
Min Max TB ± SD T0 93 6,0 17,6 8,19 ± 1,95 T1 93 4,2 14,1 7,57 ± 1,99 T2 93 4,2 15,3 7,38 ± 1,94 T3 93 4,4 13,1 7,21 ± 1,85 T4 93 5,0 11,6 6,90 ± 1,32 T5 93 4,6 11,0 6,82 ± 1,16 T6* 70 4,5 11,0 7,20 ± 1,59
*Có 23 bệnh nhân không có xét nghiệm đường huyết
50
Sau 6 tháng điều trị, đường huyết lúc đói của bệnh nhân đã giảm được trung bình là 0,99 mmol/L. Có thể thấy đường huyết của bệnh nhân có xu hướng giảm dần sau mỗi tháng điều trị cho đến thời điểm T5. Sử dụng kiểm định nội bộ các đối tượng là nồng độ đường huyết trung bình tại các thời điểm (Tests of Within- Subjects Effects), cho kết quả p = 0,000 < 0,001. Như vậy đường huyết tại 7 thời điểm khác nhau rõ rệt. Biểu diễn giá trị đường huyết trung bình tại 7 thời điểm trong hình 3.5. Để cụ thể hóa hơn về kết quả điều trị sau 6 tháng, căn cứ vào Hướng dẫn của Bộ Y tế chúng tôi thống kê tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu điều trị tại 3 thời điểm (bắt đầu điều trị, sau điều trị 3 tháng và sau điều trị 6 tháng) như trong bảng