Tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu sau 3 tháng điều trị

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng sử dụng thốc trên bệnh nhân tăng huyết áp mắc kèm đái tháo đường tại phòng khám ngoại trú bệnh viện y học cổ truyền (Trang 56 - 57)

Trong điều trị THA và ĐTĐ, phương pháp điều trị bằng chế độ ăn và luyện tập luôn được kết hợp với điều trị bằng thuốc. Vì vậy việc kiểm soát được BMI của bệnh nhân cũng là 1 mục tiêu cần hướng tới.

Các bệnh nhân ĐTĐ và THA thường hay có rối loạn lipid máu. Điều chỉnh rối loạn lipid máu cũng là mục tiêu cần thiết trong điều trị.

Chúng tôi ghi nhận chỉ số lipid máu, BMI của bệnh nhân sau 3 tháng điều trị từ đó đưa ra tỷ lệ bệnh nhân chưa kiểm soát được lipid máu và BMI đồng thời so sánh với chỉ số lipid máu, BMI của bệnh nhân trước đó.

Như vậy chúng tôi đưa ra 5 mục tiêu điều trị là huyết áp, nồng độ đường huyết, HbA1c, BMI và các chỉ số lipid máu. Kết quả phân loại bệnh nhân đạt mục tiêu điều trị được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 3.20. Tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu điều trị sau 3 tháng Mục tiêu T0 (n=176) T3 (n=176) P*** Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Huyết áp 53 33 92 52,3 0,000 FPG* 10 5,7 59 36 0,000 HbA1c* 76 43,2 84 51,2 0,138 BMI** 79 46,2 74 43,3 0,587 CholesterolTP 41 23,3 58 33 0,044 Triglycerid 54 30,7 40 22,7 0,092 LDL-C 41 23,3 64 36,4 0,007 HDL-C 82 46,6 74 42,0 0,391

*12BN không có kết quả xét nghiệm tại T3; **5 BN không tính được BMI do

thiếu thông tin cân nặng tại T0, T3; ***Kiểm định chi-square.

48

Sau 3 tháng điều trị, tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu điều trị đều tăng so với trước điều trị ngoại trừ 2 mục tiêu là triglycerid và HDL-C.

Trong đó khoảng ½ bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu sau 3 tháng điều trị. Với bệnh đái tháo đường có khoảng gần 40% bệnh nhân đạt mức đường huyết mục tiêu và hơn 50% bệnh nhân đạt chỉ số HbA1c mục tiêu.

Cụ thể tỷ lệ bệnh nhân đạt đích huyết áp và đích đường huyết sau điều trị tăng so với trước điều trị lần lượt là 1,5 và 6 lần, sự khác nhau có ý nghĩa thống kê với p < 0,001, còn tỷ lệ bệnh nhân đạt HbA1c khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Tuy nhiên có thể thấy còn một tỷ lệ khá lớn bệnh nhân chưa đạt mục tiêu điều trị: 47,7% với mục tiêu huyết áp; 64% với mục tiêu đường huyết và 48,8% với mục tiêu HbA1c.

Tại thời điểm ban đầu T0 và T3 có 5 bệnh nhân trong số 176 bệnh nhân không ghi nhận được đầy đủ về cân nặng và chiều cao. Tỷ lệ bệnh nhân đã kiểm soát được BMI trong mẫu nghiên cứu chiếm gần một nửa. Sau 3 tháng điều trị thì tỷ lệ bệnh nhân có BMI ở mức thừa cân và béo phì vẫn cao là 56,7% so với trước điều trị là 53,8%, tuy nhiên hai tỷ lệ này khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Với mục tiêu kiểm soát lipid máu, sau 3 tháng điều trị số bệnh nhân đạt mục tiêu về cholesterol TP và LDL-C tăng có ý nghĩa so với trước điều trị (p < 0,05). Tuy nhiên số bệnh nhân không đạt mục tiêu về triglycerid và HDL-C tăng so với trước khi điều trị, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng sử dụng thốc trên bệnh nhân tăng huyết áp mắc kèm đái tháo đường tại phòng khám ngoại trú bệnh viện y học cổ truyền (Trang 56 - 57)